Cây duyên hồ sách (nguyên hồ) và 8 bài thuốc chữa bệnh phụ nữ (đau bụng kinh, u xơ tuyến vú, viêm phần phụ); ho, dạ dày, chảy máu cam

Cây duyên hồ sách là cây thuốc thường được dùng trong y học cổ truyền. Với vị cay, đắng, tính ôn, không có độc, nguyên hồ đi vào kinh Can và tỳ có tác dụng tán ứ, giảm đau, hoạt huyết. Cây này thường được dùng làm vị thuốc trong các bài thuốc trị đau bụng kinh.

Hạt của cây duyên hồ sách
Hạt của cây duyên hồ sách
  • Tên thường gọi: Duyên hồ sách Còn gọi là Hồ sách, Nguyên hồ
  • Tên khoa học: Corydalis ambigua Ch. Et Schl.
  • Họ khoa học: Thuốc phiện (Papaveraceae)

Thông tin về cây duyên hồ sách

1. Mô tả cây

Đông bắc duyên hồ sách cũng như sơn nguyên hồ sách là những loại cỏ sống lâu năm, thân nhỏ, chỉ cao 20cm, lá kép sẻ lông chim, hoa nở tháng 5, màu tím.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Vị thuốc còn hoàn toàn phải nhập. Duyên hồ sách tốt nhất là thu hoạch ở tỉnh Triết Giang. Rễ củ thu hái về rửa sạch, phơi hay sấy khô. Trước khi dùng phải sao tẩm. muốn có tác dụng hành huyết thì chế với rượu, muốn có tác dụng cầm máu thì tẩm dấm trước khi sao, muốn có tác dụng diều huyết thì sao không, muốn có tác dụng phá huyết thì dùng sống.

Bộ phận dùng: Bộ phận được sử dụng làm thuốc của cây đó là rễ và củ.

Thu hái, chế biến: Để cho ra thuốc tốt, cây duyên hồ sách phải được từ 4 năm tuổi trở lên mới bắt đầu thu hoạch lấy rễ. Sau khi được đào, phần rễ củ sẽ được rửa sạch, phơi khô. Tùy vào mục đích sử dụng mà dạng thức sơ chế, sao tẩm của duyên hồ sách cũng khác nhau.

3. Tính vị quy kinh, bảo quản

Tính vị, quy kinh: Tính ôn vị cay đắng. Qui kinh Tâm Can Tỳ. Có tính chất hoạt huyết, tán ứ, lợi khí, giảm đau. Dùng trong những trường hợp đau bụng, khí hư, ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc hay thuốc bột, thuốc viên.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học của hồ sách

Duyên hồ sách chứa ancaloit như corydalin, dehydrocorydalin, protopin, corybulbin.

Tác dụng dược lý của duyên hồ sách

Duyên hồ sách có thể dụng chữa chảy máu cam
Duyên hồ sách có thể dụng chữa chảy máu cam

Theo Y học cổ truyền:

Diên hồ sách có tác dụng hoạt huyết, hành khí, chỉ thống. Chủ trị các chứng đau ngực và tay chân.

Trích đọan y văn cổ:

  • Sách Lôi công bào chích luận ghi: ” Tâm đau muốn chết, mau dùng Diên hồ sách”.
  • Sách Bản thảo cương mục, tập 13 về Diên hồ sách viết: ” thuốc trị khí trệ trong huyết, huyết trệ trong khí, do vậy là thuốc thần diệu trị đau toàn thân”.
  • Sách Bản thảo cầu chân: ” Bất luận khí hoặc huyết tích mà không tán, uống thuốc này đều thông đạt, nhờ tính ôn của thuốc mà khí huyết thông đạt. Vị cay của thuốc làm cho khí huyết phát tán, vì vậy mà trị được các chứng đau toàn thân”.
  • Sách Khai bảo bản thảo đời Tống nhấn mạnh về tác dụng phá huyết khu ứ của thuốc, cho đến sách Bản thảo cương mục đời Minh thì chỉ rõ thuốc có tác dụng giảm đau tốt.
  • Theo kinh nghiệm sử dụng trên lâm sàng thì thuốc có tác dụng giảm đau tốt hơn Nhũ hương, Một dược, Ngũ linh chi, trong tất cả các trường hợp đau như đau ngực, đau bụng, đau chân tay đều dùng được.
  • Có tác giả dùng Diên hồ sách phối hợp với thuốc hoạt huyết hành khí chỉ thống như Đan sâm, Hồng hoa, Xuyên khung trị bệnh mạch vành có thể làm giảm cơn đau thắt ngực, phối hợp với Đan sâm, Ngọc trúc, Sơn tra sống trị loạn nhịp tim có kết quả.

Theo kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại:

Thuốc có tác dụng giảm đau, trấn kinh an thần, giúp ngủ tốt. Thuốc làm tăng lưu lượng máu động mạch vành của tim thỏ cô lập. Thuốc có tác dụng làm hạ mỡ nhẹ đối với mô hình gây xơ mỡ động mạch chuột trắng lớn.

Trên thực nghiệm còn cho thấy thuốc có tác dụng ức chế gây loét lúc thắt môn vị của chuột, ức chế loét do acid acetic hoặc loét do histamin. Thuốc còn có tác dụng tăng tiết nội tiết tố vỏ tuyến thượng thận.

Duyên hồ sách chữa bệnh phụ nữ

1.Trị đau bụng kinh

Diên hồ sách thang: Diên hồ sách, Đương quy, Thược dược, Hậu phác mỗi thứ 10g, Tam lăng, Nga truật, Mộc hương mỗi thứ 5g, sắc nước uống trị đau bụng kinh.

Diên hồ sách (sao rượu) 80g, Hương phụ (sao giấm) 20g, tán bột mịn trộn đều, mỗi lần uống 6g với rượu ấm.

2. Hồ sách chữa viêm phần phụ

Duyên hồ sách (8g), ý dĩ (bo bo), kê huyết đằng (cây huyết rồng, cây bổ máu) (mỗi vị 16g), xuyên khung (10g), kim ngân hoa, bồ công anh (mỗi vị 12g), cam thảo, nhũ hương (địa nhũ hương) và mộc dược (một dược) (mỗi vị 4g), mỗi ngày dùng một thang.

3. Nguyên hồ chữa u xơ tuyến vú

Huyền hồ, xích thược, đương quy, xuyên luyện tử (hay còn gọi là khổ luyện tử, tức quả cây xoan), hương phụ chế, sài hồ, lá quất (miền Bắc gọi là lá tắc, miền Nam gọi là lá hạnh), hồng hoa, đào nhân (mỗi vị 12g) và đan sâm (16g), mỗi ngày dùng 1 thang.

Tác dụng chữa bệnh khác từ duyên hồ sách

1. Trị các chứng đau dạ dày (loét dạ dày tá tràng, đau viêm dạ dày, đau dạ dày cơ năng)

Chữa đau dạ dày nhờ cây duyên hồ sách
Chữa đau dạ dày nhờ cây duyên hồ sách

Diên hồ sách 9 phần, Thiên tiên tử 1 phần tán bột mịn, mỗi lần uống 10g, ngày uống 2 – 3 lần.

2. Trị đau thần kinh tam thoa

Diên hồ sách, Xuyên khung, Bạch chỉ mỗi thứ 15g, Thương nhĩ tử 10g, sắc nước uống.

3. Trị các chứng đau

Phối hợp với Đương quy, Xuyên khung, Hương phụ trị chứng đau kinh, phối hợp với Qua lâu, Phỉ bạch, Uất kim trị đau ngực sườn, cùng với Đương quy, Quế chi, Xích thược trị đau mình mẩy và chân tay do phong hàn, cùng dùng với Tiểu hồi, Ô dược trị đau do sán khí (đau do sa ruột ) cùng dùng với Ngân hoa, Liên kiều, Mộc hương có tác dụng thanh nhiệt giải độc trị chứng viêm ruột đau bụng, phối hợp với Đương quy, Nhũ hương, Một dược trị chứng đau do té ngã.

4. Chữa già trẻ bị ho có đờm

Duyên hồ sách 40g, khô phàn 10g. Hai vị tán nhỏ, viên thành viên. Ngày ngậm 4-8g viên thuốc này.

5. Duyên hồ sách chữa chảy máu cam

Duyên hồ sách tán nhỏ, bọc lụa nhét vào lỗ mũi. Máu ra mũi phải, nhét mũi trái, ra bên trái, nhét bên phải.

Lưu ý khi dùng duyên hồ sách làm thuốc chữa bệnh

Đối tượng cần tránh: Vì duyên hồ sách có tính phá huyết, hành huyết, điều huyết nên phụ nữ có thai không nên dùng (để tránh sẩy thai). Bên cạnh đó, người sắp đến kỳ kinh nguyệt, kinh nguyệt ít, sản hậu huyết hư, bị huyết trắng, bệnh do huyết nhiệt (máu nóng) hay huyết hư mà không có ứ trệ cũng không được dùng duyên hồ sách.

Liều lượng và tác dụng phụ: Một số tác dụng phụ thường thấy khi dùng duyên hồ sách là hoa mắt, chóng mặt, thiếu sức, trướng bụng, đau bụng, nổi sởi… Đặc biệt, cần chú ý về liều lượng thuốc bởi nếu dùng quá liều sẽ gây ức chế hô hấp, trúng độc, đầu óc mê man, sắc mặt xanh xao nhợt nhạt, tay chân bất lực, toàn thân rã rời, tụt huyết áp, mạch nhỏ yếu, tim đập chậm, suy kiệt tuần hoàn, hô hấp, tê liệt và thậm chí tử vong.

Kiêng kỵ: Duyên hồ sách không hợp với cà phê, nếu dùng chung thì dược tính sẽ bị hạ thấp. Vì vậy, các bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, tránh quá liều, tương tác thuốc cùng những tác dụng phụ không mong muốn.

Trên đây là những thông tin về cây duyên hồ sách. Có thể nói, cây mang đến nhiều tác dụng nhưng nếu không sử dụng đúng liều lượng, mục đích thì nó gây ra nhiều tác dụng phụ. Cho nên, cần sử dụng theo đúng chỉ định để đạt kết quả tốt nhất.

Xem thêm: Cây Tam Thất với 22 bài thuốc chữa bệnh phụ khoa (rong kinh, đau bụng kinh), giúp cầm máu, trị đau dạ dày, tiểu đường, huyết áp, tim mạch

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhThông tin về cây duyên hồ sách1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị quy kinh,...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin về cây duyên hồ sách1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị quy kinh,...

Cây dành dành

Cây dành dành (thủy hoàng chi) và 6 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin về cây duyên hồ sách1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị quy kinh,...

Long đởm thảo

Long đởm thảo và 6 bài thuốc chữa lở miệng, cốc đản, dạ dày, khó tiêu, đau mắt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin về cây duyên hồ sách1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị quy kinh,...

cây trạch tả

Cây trạch tả (thủy tả) và 13 bài thuốc chữa đầy bụng, tiêu chảy, thận, dạ dày, lipid máu… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin về cây duyên hồ sách1. Mô tả cây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị quy kinh,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng