Cây lấu (lấu đỏ) và 11 bài thuốc chữa tiêu chảy, mụn nhọt, bạch hầu, thương hàn, băng huyết… hiệu quả.
Nội dung chính
Cây lấu còn được gọi với nhiều tên khác như Lấu đỏ, Men sứa, Lấu bà, Bầu giác, Bồ giác, Cây chạo. Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ. Cây có thể dùng chữa tiêu chảy, mụn nhọt, bạch hầu, thương hàn, băng huyết.
Tên gọi khác: Lấu đỏ, Men sứa, Lấu bà, Bầu giác, Bồ giác, Cây chạo, Lá tản
Tên khoa học: Psychotria rubra (Lour.) Poir (P. reevesii Wall)
Họ: Cà phê (Rubiaceae)
Thông tin, mô tả cây Lấu
1. Đặc điểm thực vật
Cây nhỡ hay cây gỗ nhỏ 1-9m, hoàn toàn nhẵn. Lá hình bầu dục thuôn, rộng nhiều hay ít, thon hẹp dài dài về phía gốc, nhọn mũi, dài 8-20cm, rộng 2-7,5cm, màu lục hay nâu lục, có khi nâu đỏ ở mặt trên, sáng màu hơn ở dưới, dạng màng. Hoa màu trắng nhạt, thành xim phân nhánh ở ngọn. Quả hạch bầu dục, có khi gần hình cầu, mang đài hoa tồn tại, dài 5-7mm, màu đỏ có 2 hạch phẳng-lồi, với 5 cạnh và rãnh lưng. Hạt 1 trong mỗi ô, màu đen. Ra hoa vào tháng 5-7.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Nơi sống: Loài phân bố ở Ấn Ðộ, Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam. Rất phổ biến khắp nước ta, trong các rừng thưa, các savan cây bụi từ Vĩnh Phú, Hoà Bình, Lạng Sơn, Bắc Thái.
Bộ phận dùng: Rễ, lá – Radix et Folium Psychotriae Rubrae.
Thu hái: Rễ thu hái quanh năm.
Chế biến: Rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Lá thường dùng tươi.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong trừ thấp, tiếp cốt sinh cơ.
Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Chưa có nghiên cứu
Tác dụng dược lý của cây lấu
Cây lấu có tác dụng chữa:
Cảm mạo, bạch hầu, viêm amygdal, viêm họng;
Kiết lỵ, sốt thương hàn;
Thấp khớp đau nhức xương, Đau lưng.
Lá dùng ngoài trị đòn ngã tổn thương, vết thương chảy máu, rắn cắn, viêm mủ da, đụng giập. Dùng rễ 15-30g sắc nước uống hoặc dùng lá tươi 30-90g. Lá có thể dùng nấu nước rửa hoặc giã làm thuốc đắp. Cũng có thể dùng cành lá nấu nước ngâm chữa sâu răng, đau tai. Còn dùng để khử mùi tanh và giải độc thức ăn (ví dụ nấu nước để ngâm rửa).
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây lấu
1. Lấu đỏ chữa ỉa chảy
Dùng lá lấu, Củ nâu hay lá Sim, mỗi thứ một nắm sắc uống.
2. Chữa sau khi đẻ đi lỵ và đau bụng từ lẩu
Dùng vỏ cây lấu, vỏ cây vải, mỗi thứ một nắm sắc uống.
3. Chữa mụn lở chảy nước từ men sứa
Dùng lá lấu nấu nước rửa và rắc bột lá lấu khô thì ráo mủ gom miệng.
4. Lấu chữa bạch hầu
Lá Lấu tươi tuỳ theo tuổi mà sử dụng, sắc nước chia làm 4 lần uống, dưới 1 tuổi 35g, 1-3 tuổi 70g; 4-5 tuổi 90g; 6-10 tuổi 150g.
5. Chữa thương hàn từ lấu
Dùng rễ khô và lá tán bột, người lớn 2-3g, trẻ em 0,5g ngày uống 3 lần.
6. Chữa vết thương chảy máu
Rễ lấu đỏ phối hợp với rễ sâm đại hành, vỏ cây me (liều lượng bằng nhau) phơi thật khô, tán nhỏ, rây thành bột mịn, rắc hằng ngày vào vết thương.
7. Lấu chữa băng huyết, bạch đới
Lá lấu đỏ để tươi 20g, lá tiết dê 16g, lá huyết dụ 16g, giã nát, thêm nước, gạn uống.
8. Chữa tiêu chảy (do lạnh bụng) từ lấu đỏ
Lá lấu đỏ 20g, lá củ nâu hay lá sim 30g, sắc uống.
9. Lấu đỏ chữa tiểu ra máu
Lá lấu đỏ 16g, rễ cây ráng 12g, lá huyết dụ 12g, lá tiết dê 10g, ngũ bội tử 4g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước gạn uống, làm một lần trong ngày.
10. Bài thuốc chữa sốt rét từ cây lấu
Lá lấu đỏ 40g, lá na 40g, vỏ cây gòn 30g, lá thường sơn 20g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, hạ thổ. Sắc uống làm 2 lần trong ngày.
11. Chữa đau răng, sâu răng
Vỏ lá lấu đỏ 50g, sắc đặc lấy nước ngậm.
Xem thêm: Cây ngọt nghẹo và 4 bài thuốc chữa lậu, tẩy giun sán cho gia súc, chữa rắn cắn, côn trùng cắn…
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!