Địa du và 15 bài thuốc chữa chàm, nôn ra máu, rong kinh, lỵ, rắn cắn, nhọt hiệu quả
Nội dung chính
Địa du hay còn gọi Ngọc xị, Toan giả, Tạc Táo, Ngọc trác, Ngọc cổ, Qua thái, Vô danh ấn,… Đây là vị thuốc quý trong Đông y được dùng làm thuốc chữa bệnh. Từ lâu, cây được dùng chữa chàm, nôn ra máu, rong kinh, lỵ, rắn cắn, nhọt hiệu quả.
Tên gọi khác: Ngọc xị, Toan giả (Biệt Lục), Tạc Táo (Bản Thảo Cương Mục), Ngọc trác, Ngọc cổ, Qua thái, Vô danh ấn, Đồn du hệ (Hòa Hán Dược Khảo), Địa du thán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Sanguisorba offcinalis L. (Sanguisorba offcinalis lin, Carnea Rege).
Họ: Hoa hồng (Rosaceae)
Thông tin, mô tả cây địa du
1. Đặc điểm thực vật
Cây thảo, đa niên mọc hoang ở rừng núi, cao chừng 0,5-1m. Lá có cuống dài, búp lông chim, có từ 3-14 đôi lá chét hình trứng tròn, hoặc hình bầu dục dài, đầu tù. Mép lá có răng cưa thưa. Cụm hoa hình bông, mọc ở ngọn. Hoa màu hồng tím. Quả có lông hình cầu. Sinh ở trong bụi cây nơi sườn núi chỗ ẩm thấp. Việt Nam mới di thực cây này về trồng chưa phổ biến lắm.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phần dùng làm thuốc: Gốc, rễ (Sangui – Sorbae Radix)
Thu hái: Vào mùa hè thu
Chế biến: rửa sạch phơi khô cất dùng.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị đắng, tính hơi lạnh
Quy kinh: Vào 4 kinh Can, Thận, Đại trường, Vị
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
Tác dụng dược lý của cây địa du
Lương huyết, cầm huyết, đồng thời có tác dụng cầm bạch đới.
Chủ trị: Trị tiêu ra máu, Kiết lỵ ra máu, Rong kinh do huyết nhiệt, Trĩ ra máu, bỏng do nóng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ địa du
1. Bài thuốc chữa trẻ con bị chàm
Lấy Địa du sắc lấy nước rửa ngày 2 lần (Thiên Kim Phương).
2. Chữa chứng nôn ra máu
Dùng Địa du 3 lương, Dấm gạo 1 thăng sắc, bỏ bã, uống nóng 1 chén trước khi ăn (Thánh Huệ Phương).
3. Cây địa du chữa rong kinh của phụ nữ, xích bạch đới không dứt, làm cho gầy gò da vàng khè
Dùng Địa du 3 lượng, dấm gạo 1 cân, nấu thật sôi, bỏ bã, uống lúc nóng trước khi ăn lần 1 chén (Thánh Huệ Phương).
4. Bài thuốc trị tiêu ra máu lâu năm không dứt
dùng Địa du, Thử vĩ thảo, mỗi thứ 2 lượng, 2 thăng nước sắc còn 1 thăng uống nếu không hết uống tiếp (Trửu Hậu Phương).
5. Chữa chứng trẻ con kiết lỵ ra máu từ cây địa du
ắc lấy nước đặc như kẹo Mạch nha uống (Trửu Hậu Phương).
6. Bài thuốc chữa rắn độc cắn
Lấy rễ Địa du còn tươi giã lấy nước uống, còn bã đắp nơi cắn (Trửu Hậu Phương).
7. Chữa kiết lỵ ra huyết, gầy ốm
Địa du 1 cân, 3 thăng nước sắc còn 1 thăng rưỡi bỏ bã, lại sắc tiếp cô lại như kẹo Mạch nha, uống khi đói ngày 3 chén (Hải Thượng Phương).
8. Trị bệnh lâu ngày đi cầu ra máu gây ngứa không dứt
Địa du 5 chỉ, Thương truật 1 lượng, 2 chén nước sắc còn 1 chén uống lúc đói, ngày 1 lần (Hoạt Pháp Cơ Yếu).
9. Bài thuốc chữa trẻ con lở mặt, sưng nóng đỏ đau
Dùng Địa du 8 lượng, 1 đấu nước sắc còn 5 thăng rửa lúc còn ấm (Vệ Sinh Tổng Vi Phương).
10. Địa du trị Kiết lỵ ra huyết
Dùng Địa du dùng với Kim ngân hoa, hai vị bằng nhau, thêm Thược dược, Cam thảo, Chỉ xác, Hoàng liên, Ô mai, nếu nhiệt ở tâm kinh, Kiết lỵ ra toàn máu tươi thì thêm nước mài Tê giác chừng 15 muỗng, uống có hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
11. Nhọt mọc ở háng, bẹn, không thu miệng được
Dùng Địa du 4 lượng làm quân, thêm Kim ngân hoa hơn 1 lạng, vẩy Lăng lý 3 cái sao đất vàng, tán bột, nước và rượu sắc đặc uống nóng lúc đói, dù nặng nhưng chỉ uống 4 lần là tiêu, nếu đã thành mủ, thỉ thì bỏ vẩy Lăng lý đi mà gia Ngưu tất, Mộc qua, Cương tàm, Hoàng bá trị bệnh hột xoài hoặc ngứa ngáy bộ phận sinh dục nữ rất hiệu quả (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
12. Trị Kiết lỵ do thấp nhiệt
Địa du 3 chỉ, rễ Thuyên thảo 3 chỉ, Hoàng cầm 2 chỉ, Hoàng liên 1 chỉ 5, Phục linh 4 chỉ, Sơn chi 2 chỉ. Sắc uống hoặc làm tễ (Địa Du Tán – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
13. Trị tiêu ra máu từ địa du
Địa du 5 chỉ, Cam thảo 1 chỉ 5. Sắc uống(Địa Du Cam Thảo Thang – Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
14. Bài thuốc trị Rong kinh
Địa du (đốt cháy) 8 chỉ, Hạn liên thảo 1 lượng. Sắc uống (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Học).
15. Trị xích bạch đới hạ do thấp nhiệt
Sắc đặc Địa du như Mạch nha, lần uống 1-2 muỗng, ngày 2 lần sáng tối Địa du cao
Trên đây là các bài thuốc chữa bệnh từ địa du. Có thể nói, cây thuốc này mang đến công dụng khá hiệu quả. Tuy nhiên, cần nhớ rằng, những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo. Không nên lạm dụng vào chúng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!