Mã thầy (củ năng) và 13 bài thuốc trị trĩ, ho, tiêu thũng, băng huyết, tiểu ra máu, mụn nước, sởi hiệu quả

Mã thầy còn được gọi với nhiều tên khác như củ năng, bột tề, thông thiện thảo,… Đây là vị thuốc được sử dụng phổ biến với công dụng thanh nhiệt, tiêu tích, giải độc, mát gan, dạ dày. Ngoài ra, củ Mã thầy cũng được sử dụng để nấu chè, hầm dạ dày lợn hoặc dùng ăn như món tráng miệng.

Thông tin, mô tả dược cây mã thầy
Thông tin, mô tả dược cây mã thầy

Tên gọi khác: Củ năn (miền Bắc), Củ năng (miền Nam), Bột tề, Thông thiện thảo, Địa lê, Ô vu, Thủy vu, Hắc sơn lang, Hồng từ cô, Địa lật

Tên khoa học: Heleocharis plantaginea R. Br

Họ: Cói (Cyperaceae)

Thông tin, mô tả dược cây mã thầy

1. Đặc điểm thực vật

Mã thầy thân thảo, tròn dài, cao khoảng 15 – 60 cm, đường kính thân khoảng 1.5 – 3 mm và chia thành nhiều đốt. Ngoài thân cây có nhiều khía dọc, trong có nhiều vách ngang và không có lá. Lá cây được thay thế bởi những bẹ nhỏ hình trụ. Bề mặt thân khô, màu xanh xám, nhẵn và không có lông.

Cụm hoa thường chỉ có một hoa nhỏ màu vàng nâu ở ngọn mỗi cây.

Dưới gốc rễ của cây là củ to, mọc chìm bên dưới nước. Củ to màu tím đen, thịt củ bên trong màu trắng, vị ngọt, giòn. Củ có hình hạt dẻ, hơi dẹt hoặc hình trứng thuôn hơi dẹt, to bằng củ hành tây cùng ở đỉnh đầu (nơi tiếp xúc với rễ). Phần đỉnh củ có điểm màu nâu nhạt hoặc vàng, giữa củ có đường gân bao quanh.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Củ được tìm thấy vùng trũng thấp như ao hồ và các bãi bồi ở các nước Đông Nam Á, châu Mỹ, châu Âu, châu Đại Dương. Ở Trung Quốc, cây được trồng từ thời Tây Hán, phân bố khắp cả nước, đặc biệt được tìm thấy nhiều ở lưu vực sông Dương Tử và phía Nam Trung Quốc.

Tại Việt Nam, Mã thầy được trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc để làm thực phẩm. Mã thầy được tìm thấy nhiều nhất ở các vùng núi cao thuốc biên giới tiếp giáp với Trung Quốc. Ở miền Nam, củ Mã thầy được tìm thấy ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long với tên gọi là Củ năng.

Bộ phận dùng: Phần củ được ứng dụng để làm thức ăn và dược liệu.

Thu hái: Mã thầy được trồng trong một năm sau đó thu hoạch củ. Do đó, mỗi năm chỉ có một mùa Mã thầy, thường thu hái vào tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Thời điểm thu hoặc Mã thầy thích hợp là khi mặt đất phía dưới gốc cây chuyển sang màu vàng, điều này chứng tỏ củ Mã thầy đã trưởng thành và sẵn sàng để thu hoạch.

Chế biến: Củ Mã thầy thường được sử dụng tươi, không cần qua công đoạn chế biến và bảo quản. Tuy nhiên, củ sau khi thu hái nên lưu trữ ở nơi khô ráo, tránh ẩm ướt sẽ gây hư hỏng.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Mã thầy tính hàn, vị ngọt nhẹ.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Trong 100 g củ Mã thầy chứa 84 g nước (68.52%). Do đó, củ thường được sử dụng để làm thức uống. Ở một số nơi, có thể hòa nước ép Mã thầy với mật ong để uống, có tác dụng làm ẩm phổi.

Ngoài ra, trong của Mã thầy cũng chứa một số thành phần như: Carbohydrate, Protein, Chất béo, Chất xơ thô, Canxi, Photphor, Sắt, Carotene, Đạm, Vitamin và khoáng chất, Đường tự nhiên

Tác dụng dược lý của mã thầy

Theo y học hiện đại:

  • Ổn định đường huyết, điều trị tiểu đường.
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng vàng da do suy giảm chức năng gan.
  • Tăng cường tổng hợp các chất béo và protein.
  • Kháng khuẩn, tiêu viêm.
  • Nhuận tràng, điều trị táo bón.
  • Hỗ trợ phòng ngừa, ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

Theo y học cổ truyền:

  • Ích khí
  • An trung
  • Tiết thực
  • Khai vị
  • Chữa bệnh do nhiệt, vàng da do gan
  • Cải thiện tình trạng tỳ vị hư hàn

Các bài thuốc chữa bệnh từ mã thầy

Mã thầy trị trĩ, ho, tiêu thũng, băng huyết, tiểu ra máu, mụn nước, sởi
Mã thầy trị trĩ, ho, tiêu thũng, băng huyết, tiểu ra máu, mụn nước, sởi

1. Chữa bệnh trĩ từ mã thầy

Sử dụng 500 g Mã thầy (gọt vỏ, rửa sạch, giã nhuyễn), Địa du 30 g sắc nhỏ lửa cùng với 150 g đường đỏ, lấy nước dùng uống mỗi ngày hai lần. Cần sử dụng liên tục trong 3 ngày để thấy hiệu quả điều trị.

2. Củ năng trị băng huyết ở phụ nữ sau sinh

Sử dụng một Củ năng tồn tính, tán thành bột, dùng uống với rượu nhẹ (dưới 20 độ).

3. Chữa đái ra máu từ củ năn

Dùng 150 g Củ năng, Râu ngô, Rau câu, mỗi vị 30 g, sắc thành thuốc, dùng uống nhiều lần trong ngày.

4. Bộ tề trị tiêu thũng, thanh nhiệt cơ thể

Dùng 500 g củ Mã thầy, 500 g thịt vịt nước, 30 g đường phèn, ninh nhỏ lửa, dùng ăn.

Ngoài ra, có thể dùng Mã thầy 60 g, cá Diếc 300 g nấu cùng hành, dấm, 20 g đường cát, dùng ăn trong ngày.

5. Trị chứng ho gà từ mã thầy

Dùng Củ năng 500 g (ép lấy nước, bỏ bã), 50 g Mật ong, 10 g màng trong mề gà (sao vàng, tán thành bột mịn), 10 tỏi (ép lấy nước). Đun sôi các vị thuốc với một lượng nước vừa đủ, chia thành 2 lần uống. Mỗi lần uống 2 thìa cà phê.

6. Hỗ trợ bổ phế, ích thận từ mã thầy

Sử dụng 100 g Củ năng, 1 đôi bầu dục lợn, 30 g đường phèn dập nát, nấu cùng 2 lít nước. Đun nhỏ lửa trong 25 phút dùng ăn khi còn nóng.

7. Mã thầy giúp hạ huyết áp, tiêu thũng, thanh nhiệt cơ thể

Dùng 100 g Củ năng, 300 g thịt lợn nạc, 200 g Rau cần xào chín. Nêm thêm đường, muối, hành dùng ăn khi còn nóng.

8. Mã thầy chữa chứng nổi nhiều mụn nước

Dùng 6 Củ năng rửa sạch, cạo vỏ, giã nát, trộn với lòng trắng 1 quả trứng gà. Rửa sạch vùng da bệnh, để khô tự nhiên sau đó bôi hỗn hợp lên vùng da mụn nước.

9. Lợi thủy, thanh nhiệt cơ thể từ thông thiện thảo

Dùng 60 g Củ năng, 150 g Củ cải trắng rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó nấu cùng 200 g gạo trắng thành cháo, dùng ăn khi còn nóng.

10. Điện lê trị chứng phù nề toàn thân, khát nước, táo bón, tiểu tiện khó

Dùng 20 g củ Mã thầy,30 g Lô căn (rễ Lau tươi) sắc thành nước, chia thành 2 – 3 lần dùng uống trong ngày.

11. Chữa sởi, ban trái ở trẻ em từ mã thầy

Ngày đầu tiên, ép nước Củ năng sau đó cho trẻ uống. Khi sởi chuẩn bị mọc (hoặc khi đã mọc) dùng Củ năng nấu với cà rốt và hạt mùi dùng ăn cho đến khi sởi bay. Sau đó vài ngày vẫn tiếp tục uống nước Củ năng để tẩy độc, thanh nhiệt và giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

12. Hỗ trợ tiêu hóa, sinh tân dịch, chống táo bón, cầm máu, lợi tiểu, giải độc rượu

Ăn Củ năng tươi hàng ngày hoặc ép lấy nước, phối hợp với ngó sen và Rễ cỏ tranh sắc thành nước, dùng uống hàng ngày.

13. Mã thầy gỗ trợ làm mát gan, dạ dày, ruột

Dùng 1 – 2 Củ năng, loại của mềm, giòn, nhiều nước, vị ngọt, cạo vỏ, rửa sạch, thái nhỏ nấu với bột đậu xanh thành chè hoặc tào phớ.

Ngoài ra, có thể hầm Củ năng với dạ dày lợn để thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể, tiêu tích, thải bỏ độc tố.

Lưu ý khi dùng mã thầy chữa bệnh

  • Mã thầy là dược liệu dạng củ, phát triển dưới đất và bùn lây do đó có nhiều côn trùng và ký sinh trùng bám vào. Vì vậy cần chú ý rửa sạch, gọt vỏ để tránh nhiễm vi trùng.
  • Đối với bệnh nhân thiếu lá lách hoặc đau dạ dày, không nên sử dụng quá nhiều Củ năng dưới dạng củ thô, chưa chế biến.
  • Phụ nữ mang thai không nên dùng củ Mã thầy. Phụ nữ đang có con bú tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi sử dụng.
  • Khi dùng Mã thầy để điều trị, phòng ngừa ung thư nên ép nước tươi, không nên đun sôi. Bởi vì đun nóng có thể làm bay hơi các hoạt chất hỗ trợ điều trị ung thư, do đó làm giảm hiệu quả điều trị.

Mã thầy là thực phẩm được sử dụng phổ biến như món tráng miệng thanh nhiệt, tương đối lành tính và không chứa độc. Tuy nhiên, nên sử dụng Mã thầy với liều lượng thích hợp hoặc trao đổi với thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.

Xem thêm: Khế rừng (dây quai xanh) và 3 bài thuốc chữa tiểu tiện khó, kém ăn, đắp vết thương hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây hương bài

Cây hương bài và các bài thuốc chữa mụn nhọt, lở ngứa, bệnh tiêu hóa, cảm sốt

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược cây mã thầy1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược cây mã thầy1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây hoàng nàn

Cây hoàng nàn và 4 bài thuốc chữa xương khớp, lở loét, sốt rét, ho hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược cây mã thầy1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây mồng tơi

Cây mồng tơi và 13 bài thuốc chữa xương khớp, táo bón, trĩ, yếu sinh lý, mụn nhọt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược cây mã thầy1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả dược cây mã thầy1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng