Cây lim – Loài cây mang nhiều độc tố
Nội dung chính
Cây lim là một loài thực vật mọc phổ biến ở Việt Nam nhất là tại những khu rừng miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Ngoài, ra, cây lim còn thấy ở Lào, miền nam Trung Quốc.
Tên gọi khác: Xích diệp mộc, cách mộc
Tên khoa học: Erythrophloeum fordii Oliv
Họ: Vang (Caesalpiniaece)
Thông tin, mô tả cây lim
1. Đặc điểm thực vật
Lim là một loại cây to, có thể cao hơn 10m hoặc hơn nữa. Lá ha lần kép lông chim với 3 đôi lá chép cấp 3, lá chét 9-15, mọc so le, nhọn, nhẵn, bóng ở mặt trên, dài 5-7cm, rộng 25-30mm. Hoa màu trắng mọc thành chùy đơn độc hay tập chung ở nách lá. Quả thuôn dài 20cm, rộng 35-40mm, hạt màu nâu, hơi hình trứng, dẹt và hơi có dìa ở đỉnh, xung quanh có rãnh.
2. Phân bố, thu hái và chế biến
Lim là một cây mọc phổ biến ở nước ta nhất là tại những khu rừng miền Bắc và miền Trung nước ta. Còn thấy ở Lào, miền nam Trung Quốc. Thường người ta chỉ khai thác gỗ làm nhà, làm đồ dùng. Không thấy dùng làm thuốc, chỉ nói mạt cưa gỗ lim, nấm lim là có độc.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị, quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hoá học
Cây lim của ta chưa thầy có tài liệu nghiên cứu, nhưng nhiều loài khác chứa trong vỏ những ancaloit rất độc.
Công dụng của cây lim
Như trên đã nói vỏ lim hiện chưa được dùng làm thuốc thường chỉ là nguyên nhân của một số trường hợp ngộ độc, nhưng nấm mọc trên cây lim được sử dụng chữa nhiều bệnh.
Xem thêm: Cây Cổ Giải tác dụng diệt ruồi hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!