27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

Bồ công anh là loài cây khá gần gũi, phổ biến ở Việt Nam. Thông thường, người ta trồng bồ công anh để lấy rau ăn hoặc làm cây cảnh. Tuy nhiên, ít ai biết rằng bồ công anh còn có thể dùng để chữa bệnh.

Thông tin, hình ảnh cây bồ công anh
Thông tin, hình ảnh cây bồ công anh
  • Tên khác: rau bồ cóc, diếp dại, diếp hoang, mũi mác, mót mét, diếp trời, rau mũi cày.
  • Tên khoa học: Lactuca indica L.
  • Tên tiếng anh: Dandelion.
  • Họ: thuộc họ Cúc (Compositae).

Đặc điểm nhận dạng của cây Bồ công anh

1. Mô tả cây bồ công anh:

Bồ công anh là cây thân thảo, nhẵn, mọc đứng, có tuổi thọ chừng 1 – 2 năm. Đây là loại cây không cành hoặc có rất ít cành, có màu đốm tía. Thân cây cao tầm 0.6 – 1m, tuy nhiên, cũng có những cây cao đến 3m.

Lá bồ công anh mọc so le với nhiều hình dạng khác nhau, lá dài khoảng 30cm và rộng khoảng 5 – 6cm. Lá bồ công anh không cuống, hoặc cuống rất ngắn với nhiều thùy, mép có răng cưa thô. Những lá ở phía trên ngọn không có thùy, ngắn, mép có răng cưa nhưng thưa. Cả thân và lá bồ công anh đều chứa nhũ dịch màu trắng như sữa.

Hoa bồ công anh nở thành từng cụm ở ngọn thân hay kẽ lá, với chùy dài 20 – 40cm. Hoa phân nhánh, mỗi nhánh có 2 – 5 đầu, bao hình trụ với 8 – 10 hoa màu vàng nhạt ở mỗi đầu. Các tràng hoa dài, ống mảnh, ở vòi nhụy có gai, tai hình dùi. Hoa thường nở vào tầm tháng 6 – 7 hàng năm.

Quả bồ công anh thuộc dạng quả bế, có lông, màu trắng mịn. Khi bấm vào quả sẽ thấy nhựa chảy ra. Quả thường kết vào tầm tháng 8 – 9 hàng năm.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bồ công anh được tìm thấy ở nhiều nước như Nhật Bản, Trung Quốc, Ấn Độ, Philippine, Indonesia, Lào, Campuchia, Việt Nam. Ở nước ta, bồ công anh là cây mọc hoang ở các vùng trung du và đồng bằng bắc bộ. Cây thường mọc ở vùng có độ cao khoảng 1500m so với mực nước biển.

Bồ công anh thường dùng để chế biến món ăn hoặc dùng làm thuốc. Bộ phận dùng là cả cây, lá và rễ.

Bồ công anh thường được trồng vào khoảng tháng 3 – 4 hoặc tháng 9 – 10 hàng năm. Chỉ sau 4 tháng là chúng có thể thu hoạch được. Tuy nhiên, cây thường thu hái vào thời điểm chưa ra hoa. Bồ công anh được thu hái cả thân, lá, rễ về dùng chế biến nguyên liệu làm thuốc.

Sau khi bồ công anh thu hái về sẽ rửa sạch, cắt thành từng đoạn ngắn rồi phơi khô sau đó bảo quản. Hoặc đem bồ công anh nấu thành cao đặc, đúc bảo túi bóng hoặc hộp thủy tinh dùng dần.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Bồ công anh có vị ngọt, hơi đắng, tính hàn đi vào kinh Can, Vị.

Sau khi chế biến xong, bồ công anh sẽ được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát. Với bồ công anh khô, thỉnh thoảng cần mang ra phơi lại dưới nắng để tránh ẩm mốc.

4. Thành phần hoá học

Nghiên cứu y học hiện đại cho biết, trong bồ công anh chứa nhiều thành phần hóa học như: nước, Protid, chất xơ, Glucid, tro, Carotene và vitamin C. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu thì thân cây bồ công anh còn chứa lactuxerin – một ete axetic của rượu nhị no Lactuxerola α và Lactuxerola β. Trong bồ công anh cũng có chất khác như: acid Lacturic, Lactucopicrin và Lactuxin (là este P.hydroxy phenylaxetic Lactuxin); β Amyrin, Germanicol, Taraxasterol.

Tác dụng dược lý

1. Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Theo Trung dược học: Thuốc sắc bồ công anh có thể ức chế các loại vi khuẩn như: tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu, não mô cầu, trực khuẩn lị Flexener, Leptospira hebdomadia, trực khuẩn mủ xanh. Ngoài ra, nước sắc bồ công anh cũng có tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, lợi tiểu.

Theo Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược: Nước sắc bồ công anh có tác dụng nhuận trường.

2. Theo Y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho biết, bồ công anh có tác dụng tiêu ung, giải độc, tán sưng, thông lâm, lợi thấp từ đó có thể trị các chứng như: sang lở, ung nhọt, nhũ ung, trường ung, đau họng, mắt đỏ, thấp nhiệt, nhiệt lâm.

3. Đối tượng sử dụng

  • Phụ nữ bị sản hậu, vú sưng, tuyến sữa viêm, thiếu sữa.
  • Người đau xương khớp, đau răng, muốn bồi bổ sức khỏe.
  • Người bị lở loét, ong châm, rắn cắn, bọ cạp cắn.
  • Người bị ung độc, lở loét ngoài da, đinh nhọt, đau mắt do phong hỏa.
  • Người bị viêm đường tiểu, viêm bàng quang, đau dạ dày, tiêu hóa kém, viêm kết mạc cấp tính, viêm mí mắt, mắt bị lẹo.
  • Trẻ em bị tróc lở da, dị ứng.

Cách phân biệt cây Bồ công anh

1. Cây bồ công anh Việt Nam

Cây bồ công anh ở Việt Nam có tên khoa học là Lactuca indica L, thuộc học Cúc, chi rau diếp. Cây được gọi với nhiều cái tên khác nhau như: diếp hoang, diếp dại, diếp trời, múi mác, cây rau bồ cóc,  rau mũi cày…

Bồ công anh ở Việt Nam là câu mọc hoang, cao từ 60 – 100cm. Lá có hình mũi mác, mỏng, nhăn, không cuống. Mặt trên của lá có màu nâu sẫm, mặt dưới nâu nhạt, ở mép có răng cưa nhưng thưa. Thân cây thẳng đứng, có đường kính 0.2cm, trên thân có các mấu, ở đó có lá. Bồ công anh Việt Nam thường được thu hoạch vào tháng 5 – 7 hàng năm. Bộ phận dùng chủ yếu là lá, cành.

2. Cây bồ công anh Trung Quốc

Bồ công anh Trung Quốc có tên khoa học là Taraxacum officinale F. H. Wigg họ Cúc chi Chi Taraxacum G. H. Weber ex Wigg, thuộc loại cây lùn. Cây mọc hoang ở nhiều vùng, và được sử dụng phổ biến ở nước ta.

Bồ công anh Trung Quốc có thân ngắn (40 – 60cm), lá cây thuộc lá đơn, mọc chụm từ rễ, hình hoa thị. Lá bồ công anh lùn có màu xanh lục, mặt dưới nhạt hơn mặt trên. Lá mọc ở giữa thì thẳng, còn lá mọc ở ngoài thì cong xuống. Lá bồ công anh dài 15 – 30cm và rộng 4 – 6cm. Cuống lá dẹt, phẳng.

Rễ bồ công anh Trung Quốc đâm thẳng xuống đất, có hình trụ. Hoa màu vàng mọc ở trên ngọn. Quả có màu đen nâu hình bầu dục thuôn hẹp.

3. Cây chỉ thiên

Một loại cây cũng được gọi là bồ công anh nhưng không có tác dụng trị bệnh. Cây có tên khoa học là Elephantopus scarber L họ Cúc, thường được gọi với cái tên khác như: cây thổi lửa, cỏ lưỡi mèo, cây cỏ lưỡi chó, co tát nai (người Thái), nhả đản (người Tày), thiền hồ nam (các thầy lang gọi), cây thiên giới tháu, suy hỏa căn hoặc khổ địa đàm (sách Trung Quốc)…  Cây chỉ thiên thường mọc nhiều ở các tỉnh phía Nam.

Bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hoá

Công dụng bồ công anh chữa bệnh đường tiêu hóa
Công dụng bồ công anh chữa bệnh đường tiêu hóa

1. Chữa bệnh đau, viêm dạ dày

Bài thuốc ghi trong Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Đỗ Tất Lợi.

Nguyên liệu: Bồ công anh (20gr); khôi tía (15gr); khổ sâm (10gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu đun với 1 lít nước, đến khi nước cạn còn khoảng 400ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc làm 2 – 3 lần uống trong ngày, thực hiện liên tục trong khoảng 10 ngày, nghỉ 3 ngày rồi lại tiếp tục uống.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng búp ổi chỉ sau 1 tuần

2. Chữa chứng táo bón, nhuận tràng kém

Lấy 15gr lá bồ công anh tươi rửa sạch, đun với 1 lít nước, đến khi nước cạn còn 400ml thì tắt bếp, chia nước thuốc làm 2 lần uống trong ngày.

3. Điều trị bệnh rối loạn gan mật

Nguyên liệu: Lá bồ công anh, xà lách tươi

Thực hiện: Cả hai nguyên liệu rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn, lấy nước ép uống hàng ngày.

4. Điều trị bệnh viêm gan cấp tính

Nguyên liệu: Bồ công anh, nhân trần, bạch mao, thổ phục linh (mỗi loại 20gr)

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, chia làm 2 lần uống trong ngày.

5. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lấy 20gr lá bồ công anh khô sắc với 1.5 lít nước, đun đến khi chỉ còn 1 lít thì tắt bếp, dùng nước uống trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường bằng cây mật gấu

Bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu

Công dụng bồ công anh chữa viêm đường tiết niệu
Công dụng bồ công anh chữa viêm đường tiết niệu

1. Chống nhiễm trùng đường tiết niệu

Lấy lá bồ công anh khô cho vào ấm hãm, uống nước bồ công anh thay trà hàng ngày.

2. Bài thuốc với tác dụng lợi tiểu

Nước rễ bồ công anh có thể giúp giảm giảm axit uric, thải độc gan, sản xuất nước tiểu, ngăn ngừa nhiễm khuẩn đường tiêu hóa. Vì thế, hãy uống nước rễ bồ công anh mỗi ngày.

3. Chữa viêm bàng quang

Nguyên liệu: Bồ công anh (40gr); quất bì (24gr), sa nhân (12gr)

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào sắc nước uống, mỗi ngày uống 2 – 3 lần.

Bài thuốc trị bệnh da liễu (trị mụn nhọt và các bệnh viêm da)

Công dụng bồ công anh chữa các bệnh da liễu
Công dụng bồ công anh chữa các bệnh da liễu

1. Giảm mụn nhọt

Nguyên liệu: Bồ công anh, không đầu ngựa, vòi voi, liên kiều (mỗi loại 12gr); kim ngân hoa, kinh giới, hạ thảo, cỏ mần trầu (mỗi loại 10gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô sắc với 400ml nước, khi nào chỉ còn 100m thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống trong ngày.

2. Điều trị mụn đinh nhọt

Lấy một nắm lá bồ công anh rửa sạch, cho vào cối giã nát, vắt lấy nước, trộn với rượu rồi uống.

3. Điều trị mụn cóc

Lấy nhựa bồ công anh bôi lên chỗ mụn, ngày thực hiện 3 lần.

4. Tẩy nốt ruồi ở da

Lấy 1 vài lá bồ công anh, rửa sạch, giã nát, đắp lên chỗ nốt ruồi.

5. Chữa chứng lở loét lâu ngày

Lấy 1 nắm lá bồ công anh, rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da bằng lá bàng

6. Chữa bệnh bỏng nhiễm trùng da

Nguyên liệu: Bồ công anh tươi, cồn 75 độ

Thực hiện: Giã nát bồ công anh đã rửa sạch rồi trộn với cồn, sau đó đắp lên vết bỏng.

7. Chữa dị ứng ở trẻ em, tróc lở toàn thân

Nguyên liệu: Bồ công anh, cỏ mần trầu,  thương nhĩ tử (mỗi loại 10gr); sài đất (300gr); cam thảo (6gr); kim ngân hoa (20gr); thổ phục linh (2gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào đun với 300ml nước đến bao giờ thanh cao lỏng. Mỗi ngày cho trẻ em uống 3 lần, mỗi lần từ 10 – 30ml (có thể pha loãng với nước).

Bài thuốc chữa một số bệnh khác

1. Điều trị sản hậu không cho con bú, bị căng sưng vú do tích sữa

Lấy bồ công anh tươi, rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vú, ngày thực hiện 3 – 4 lần.

2. Chữa viêm kết mạc cấp tính

Nguyên liệu: Bồ công anh tươi (80gr); trái chi tử

Thực hiện: Cho hai nguyên liệu vào sắc nước uống, ngày uống 2 lần.

3. Chữa viêm ruột thừa

Nguyên liệu: Bồ công anh (40gr); xuyên luyện tử, đại hoàng, kim ngân hoa (mỗi loại 20gr); xích thược (16gr); đào nhân, sinh cam thảo (mỗi loại 12gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, ngày 2 lần.

4. Chữa bệnh quai bị

Nguyên liệu: Bồ công anh tươi (30gr), đường phèn, lòng trắng trứng gà (1 quả).

Thực hiện: Giã nát bồ công anh với đường phèn rồi trộn với lòng trắng trứng, bọc vải đắp lên chỗ bị quai bị.

5. Chống loãng xương, bảo vệ xương

Nguyên liệu: Bồ công anh tươi (100gr), cà rốt hoặc củ cải (1 củ)

Thực hiện: Nguyên liệu làm sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn, vắt lấy nước uống hàng ngày.

6. Tăng cường sức khỏe, chữa chứng suy nhược cơ thể

Lấy 1 nắm lá bồ công anh rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn, ép lấy nước uống, mỗi ngày 1 cốc.

7. Phòng ngừa các bệnh do thiếu Vitamin K

Bồ công anh cung cấp đến 500% giá trị vitamin K cho cơ thể mỗi ngày, vì thế cần bổ sung rau bồ công anh vào các bữa ăn hàng ngày cho người thiếu vitamin K.

8. Chống oxy hoá

Các nhà nghiên cứu cho biết, trong bồ công anh có chất chống oxy hóa, vì thế nếu thường xuyên sử dụng rễ loại cây này sẽ giúp chống oxy hóa rất tốt.

9. Chữa viêm phổi, phế quản

Nguyên liệu: Bồ công anh (40gr); kim ngân hoa, vỏ rễ dâu (mỗi loại 20gr);  cam thảo (10gr)

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước, mỗi ngày uống 1 lần.

10. Điều trị viêm họng

Nguyên liệu: Bồ công anh (40gr); kim ngân hoa, vỏ rễ dâu (mỗi loại 20gr);  cam thảo (10gr)

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước, mỗi ngày uống 1 lần.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc điều trị viêm họng bằng cây long não

11. Giải độc rắn, bọ cạp cắn

Lấy 1 nắm lá bồ công anh tươi, giã nát sau đó đắp lên chỗ bị rắn cắn, bọ cạp cắn.

12. Hỗ trợ điều trị ung thư

Nguyên liệu: Rễ bồ công anh, lá bồ công anh (mỗi loại 20gr); cây xạ đen (40gr).

Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào ấm sắc với 1 lít nước, đến khi nào nước cạn còn 400ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc thành 2 lần uống trong ngày.

Những lưu ý khi sử dụng cây bồ anh trong việc điều trị bệnh

  • Mỗi ngày chỉ nên sử dụng từ 8 – 30gr bồ công anh, với các bài thuốc đắp ngoài thì cần hạn chế.
  • Không dùng bồ công anh cho người bị thấp nhiệt ung độc, người ung thư thuộc hư hàn cũng không dùng.
  • Người đi ngoài phân lỏng, người tì vị hư hàn cũng không dùng.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây Bồ Công Anh trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Bồ Công Anh? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây thông thảo

Cây thông thảo và 2 bài thuốc chữa phù, viêm tiết niệu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Bồ công anh1. Mô tả cây bồ công anh:2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế...

Cây dành dành

Cây dành dành (thủy hoàng chi) và 6 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Bồ công anh1. Mô tả cây bồ công anh:2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Bồ công anh1. Mô tả cây bồ công anh:2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Bồ công anh1. Mô tả cây bồ công anh:2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế...

Long đởm thảo

Long đởm thảo và 6 bài thuốc chữa lở miệng, cốc đản, dạ dày, khó tiêu, đau mắt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Bồ công anh1. Mô tả cây bồ công anh:2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp