Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà

Bình bát được biết đến là cây ăn quả với khả năng kháng khuẩn, chống viêm rất tốt. Dân gian thường sử dụng cây này để trừ lị, tẩy giun. Tuy nhiên, ngày nay, loại thảo dược này còn được sử dụng trong các bài thuốc chữa lao phổi, tiểu đường, xương khớp.

Thông tin, hình ảnh cây bình bát
Thông tin, hình ảnh cây bình bát
  • Tên gọi khác: Cây nê, đào tiên, Na xiêm, Na vàng, Na dại
  • Tên khoa hoc: Annona reticulata L
  • Tên tiếng anh: Annona reticulata L
  • Họ: Na (Annonaceae)

Đặc điểm nhận dạng của cây Bình bát

1. Mô tả cây Bình bát

Bình bát là cây hoang mọc dại ven đường có thân nhỏ, cao từ 5 – 7m. Cây có nhiều cành, trong đó cành già nhẵn, cành non có nhiều lông. Lá bình bát hình mác thuôn, mọc so le với nhau, dài từ 12 – 15cm, tròn ở gốc lá và nhọn ở đầu, mặt trên của lá nhẵn bóng, mặt dưới có lông tơ và có gân nổi rõ. Ở cuống lá có lông.

Hoa bình bát màu vàng, mọc ở kẽ lá, mọc thành từng chùm 2 – 4 hoa. Đài hoa gồm 3 phiến hình mặt tam giác có lông ở bên ngoài, tràng hoa có 2 vòng. Cánh hoa hẹp có lông, ba cánh ở ngoài to hơn, ba cánh trong nhỏ hơn. Hoa bình bát có nhị kéo dài, bầu gồm noãn, có lông. Hoa thường nở vào tháng 5 – 6.

Quả cây bình bát thuộc dạng quả kép, có hình trái tim với từng ô ở 5 góc mờ. Khi chín, quả bình bát có màu vàng, hoặc vàng pha đỏ, bên trong thịt có màu trắng, hoặc trắng ngả vàng. Quả bình bát là quả ăn được. Mùa quả bình bát thường vào tháng 7 – 8 hàng năm.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế

Phân bố

Bình bát được tìm thấy đầu tiên ở Trung Mỹ, Brazil, Nam Mexico và Peru, Ấn Độ, Úc, châu Phi. Ở Việt Nam, bình bát là cây mọc hoang ở những vùng đất nhiễm phèn trên cả nước.

Thông thường, bình bát mọc ở những vùng đất thấp, nơi có khí hậu nóng ẩm. Do chịu được phèn nên cây này được làm gốc để ghép cho mãng cầu xiêm.

Bình bát là cây dễ phát triển, rễ ăn sâu xuống lòng đất nên bám chắc. Vì thế, cây không chỉ có tác dụng là cây ăn quả, làm thuốc chữa bệnh mà bình bát còn có tác dụng chống sạt lở, làm bờ chắn sóng.

Bộ phận dùng: Bình bát được sử dụng cả thân, quả, hạt, lá, rễ để làm dược liệu.

Thu hái: Bình bát có thể thu hái quanh năm, đặc biệt là lá. Với việc thu hái rễ thường được lấy ở những cây lớn có rễ to khỏe. Trong khi đó, quả bình bát thu hái tùy mục đích sử dụng. Ví dụ muốn lấy hạt và ăn quả thì thu hái quả chín, trong khi đó nếu lấy làm dược  liệu có thể thu hái quả xanh. Nếu thu hái lấy hạt thì bỏ phần thịt và lấy phần hạt.

Sơ chế: Sau khi bình bát được thu hái thì mang về rửa sạch để ráo nước, sau đó phơi khô hoặc dùng tươi.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Bình bát có vị đắng, chát, ngọt, tính mát và có độc nhẹ. Hiện nay chưa có tài liệu nào nói về con đường quy kinh của bình bát, nhưng từ lâu cây đã được sử dụng để chữa các bệnh như lị, tiểu đường, xương khớp,…

Bình bát có mùi thơm rất đặc trưng, dễ thu hút côn trùng nên cẩn bảo quản hết sức cẩn thận. Sau khi thu hái, sơ chế, dược liệu bình bát cần được bọc trong túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để nơi có độ ẩm không khí cao khiến nguyên liệu bị ẩm mốc.

4. Thành phần hoá học

Trong mỗi bộ phận của cây bình bát đều có những thành phần hóa học khác nhau, chẳng hạn như:

  • Trong hạt bình bát: Chứa nhiều acetogenin như reticulatain (1, 2; 3), diepoaeticanin (1, 2), squamocin, dieporeticenin, reticulatamol,  trieporeticanin, roliniastatin I. Ngoài ra, trong hạt còn có nhiều chất thuộc nhóm N – acyltryptamin béo.
  • Trong lá bình bát có các acetogenin như annoreticuin – 9 – on, solamin, annomonicin, roliniastin – 2, squamon, isoanoreticuin, anoreticuin.
  • Trong vỏ và thân cây bình bát có chứa các acetogenin như  roliniastatin – 2, reticulacinon. Ngoài ra còn có các diterpen như acid (-) – kaur -16 – en – 19 – oic, acid 16a – hydroxy – (-) – kauran 19 – oic.
  • Trong rễ cây bình bát có các alcaloid như assimilobin, aequalin, liriodenin, norushinsunin.

Ngoài ra, trong vỏ, thân, rễ còn có các alcaloid như anonain, oxoushinsunin, assimilobin, michelalbin, anomontin, methoxyannomontin, 3 – hydroxynomuciferin, reticulin.

  • Trong quả xanh có chứa acid kaur 16 – en -19 oic và các sesquiterpenoid.

Tác dụng dược lý

1. Theo y học hiện đại

Y học hiện đại nghiên cứu và chứng minh, các chất trong cây bình bát có tác dụng như:

  • Tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, gây ức chế sự phát triển của một số loại nấm như  Trichophyton Mentagrophytes, Candida Albicans, trực khuẩn lỵ, khuẩn gây nhiễm trùng hệ thống hô hấp.
  • Tác dụng với tế bào: Các chiết xuất từ vỏ, thân, rễ, hạt bình bát có thể tiêu diệt tế bào ung thư phổi, ung thư hầu mũi, ung thư kết tràng, ung thư bạch cầu (dòng Lympho).
  • Ngoài ra, bình bát còn có tác dung tiêu diệt ấu trùng, côn trùng, ghẻ, chấy rận.

2. Theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho biết, cây bình bát có tác dụng:

  • Kháng khuẩn, kháng viêm, sát trùng
  • Tác dụng an thần, chống trầm cảm, nhuận tràng,
  • Thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ bài tiết.

3. Chủ trị

  • Mề đay, mẩn ngứa
  • Bệnh về xương khớp
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh lao phổi

Bài thuốc trị bệnh lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, giãn phế nang, hen suyễn

Công dụng cây bình bát chữa bệnh lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn
Công dụng cây bình bát chữa bệnh lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn

Nguyên liệu:  Thân, lá, quả khô bình bát (100gr); nước sạch (2 lít)

Thực hiện: Lấy bình bát rửa sạch, cho vào nấu với nước, đun sôi trong 10 phút thì tắt bếp. Lấy nước bình bát uống thay nước lọc hàng ngày. Dùng đều đặn cho đến khi các triệu chứng lao phổi, hen suyễn giảm.

Video chia sẻ trị bệnh lao phổi bằng cây bình bát

Bài thuốc chữa các bệnh da liễu (bệnh ngoài da)

Công dụng cây bình bát chữa bệnh da liễu
Công dụng cây bình bát chữa bệnh da liễu

1. Điều trị mề đay mẩn ngứa

Nguyên liệu: Cây bình bát tươi, lá dừa khô

Thực hiện: Bình bát rửa sạch, để ráo nước. Lấy bó lá dừa khô châm lửa, sau đó đặt bình bát lên trên để tạo khói. Cởi quần áo ra, hoặc hơ những chỗ bị mề đay qua làn khói, đến khi toát mồ hôi thì lau khô người, mặc quần áo mới.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh nổi mề đây, mần ngứa bằng cây thổ phục linh

2. Chữa bệnh ghẻ

Nguyên liệu: Hạt bình bát khô, dầu dừa

Thực hiện: Lấy hạt bình bát đốt thành tro, sau đó trộn với dầu dừa rồi bôi lên chỗ bị ghẻ. Thực hiện trong vài ngày liên tục.

3. Giúp làm sáng da, mờ sẹo

Trong trái bình bát chứa nhiều vitamin (A, C, B6), magie, potassium có tác dụng chống lão hóa, cho tóc, da đẹp hơn, giúp tăng thị lực, giúp hệ tim mạch khỏe hơn, tốt cho hệ tiêu hóa, lợi tiểu, giảm trầm cảm. Vì thế, từ lâu trái bình bát đã được các chị em phụ nữ dùng để làm đẹp, dưỡng da, làm mờ vết sẹo.

Nguyên liệu: Cùi của trái bình bát, mật ong

Thực hiện: Cho hai nguyên liệu hòa nhuyễn với nhau, sau đó đắp lên mặt trong 30 phút rồi rửa lại mặt với nước sạch. Chú ý trước khi đắp mặt thì rửa sạch mặt và lâu khô bằng khăn mềm.

Không chỉ làm sáng da, đẹp da, mờ sẹo mà phương pháp này còn giúp se khít lỗ chân lông, hạn chế mụn nhọt.

Bài thuốc điều trị một số bệnh khác

1. Chữa đau nhức xương khớp, tay chân nhức mỏi

Lấy một trái bình bát xanh, rửa sạch, giã nhuyễn, cho vào nối, cho thêm 1 ít nước xào nóng. Sau đó, bọc bình bát vào một tấm vải và chườm lên chỗ đau trong 30 phút. Thực hiện liên tục trong nhiều ngày, có thể kết hợp với các thực phẩm chức năng bổ xương khớp để đạt hiệu quả cao hơn.

Ngoài ra, thường xuyên ăn trái bình bát cũng là một biện pháp giúp xương khớp luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh gout.

2. Chữa viêm nhiễm phụ khoa

Thường xuyên ăn trái bình bát chín, hoặc uống nước lá bình bát sẽ có tác dụng chữa thiếu máu, hạn chế tình trạng viêm nhiễm vùng kín ở chị em phụ nữ.

3. Điều trị bệnh tiểu đường

Nguyên liệu: Thân, lá quả bình bát (1 nắm); nước sạch (2 lít)

Thực hiện: Cho bình bát vào đun sôi với nước trong 15 phút, sau đó dùng nước uống thay nước lọc hàng ngày.

Công dụng cây bình bát chữa bệnh tiểu đường
Công dụng cây bình bát chữa bệnh tiểu đường

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh đái tháo đường bằng cây mật gấu

4. Chữa bướu cổ

Lấy quả bình bát tươi, cắm một chiếc đũa ngang quả sau đó cho lên lửa nướng cho xém vỏ. Lấy quả nướng, để nguội bớt rồi lăn qua chỗ bướu cổ. Ngày làm 3 lần, mỗi lần 30 phút.

5. Chữa tiêu chảy, kiết lỵ, trị giun sán

Lấy lá bình bát rửa sạch, sắc với nước uống.

6. Giúp giải nhiệt cơ thể

Lấy trái bình bát chín, cho vào dầm đường, cho thêm ít đá. Đây là thức uống giải khát tuyệt vời. Ngoài ra, người ta còn có thể dùng quả bình bát chín làm kem lạnh cũng rất thơm ngon.

7. Giảm nhức răng nướu

Lấy vỏ cây bình bát, rửa sạch, giã nát rồi đắp vào chỗ răng bị đau nhức.

8. Giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm

Toàn cây bình bát có thể dùng làm thuốc sát khuẩn, sát trùng.

  • Lấy lá bình bát sắc nước uống
  • Ăn quả bình bát chín
  • Hạt bình bát có thể giã nát, nấu nước gội đầu trị chấy, rận. Hoặc hạt có thể đốt thành tro để trị ghẻ.

Những lưu ý khi sử dụng cây Bình bát trong việc chữa bệnh

Bình bát là cây có chứa độc, vì thế khi sử dụng loại cây này chữa bệnh cần lưu ý:

  • Không để nhựa cây bắn vào mắt, tránh cho tiếp xúc trực tiếp với da vì nhựa cây có thể gây kích ứng, gây mề đay, mẩn ngứa.
  • Khi sử dụng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây Bình Bát trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Bình Bát? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Bình bát1. Mô tả cây Bình bát2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế3....

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Bình bát1. Mô tả cây Bình bát2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế3....

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Bình bát1. Mô tả cây Bình bát2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế3....

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Bình bát1. Mô tả cây Bình bát2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế3....

Cây hàm ếch

Cây hàm ếch và 5 bài thuốc chữa mụn nhọt, sưng tấy, sỏi, bạch đới, xương khớp hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Bình bát1. Mô tả cây Bình bát2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế3....

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em