14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng
Nội dung chính
Ngải cứu là cây thân thuộc với cuộc sống của con người khi nó vừa có thể dùng chế biến thực phẩm vừa dùng làm thuốc chữa bệnh. Sử dụng cây ngải cứu có thể chữa được nhiều bệnh khác nhau như: đau đầu, bệnh về da, bệnh xương khớp, thần kinh tọa,…
- Tên gốc: Cây ngải cứu
- Tên gọi khác: Thuốc cứu, bùa ngải, ngải diệp (tên gọi miền Nam), cỏ linh ti (tiếng Thái), quá sú (tiếng H’mông), nhả ngải (tiếng Tày)
- Tên khoa học: Artemisia vulgaris
- Tên tiếng Anh: Artemisia vulgaris
Mô tả cây ngải cứu
1. Nhận diện cây ngải cứu
Ngải cứu – cây thân cỏ sống nhiều năm có chiều cao khoảng 0.4 – 1m. Trên thân, cành, lá của cây ngải cứu đều có nhiều lông nhỏ màu trắng bao phủ. Lá cây ngải cứu mọc so le với nhau, phiến lá xẻ hình lông chim, mặt trên có màu sẫm, mặt dưới màu trắng. Hoa ngải cứu thường nở vào mùa hè, có màu vàng lục nhạt mọc thành từng chùm kép. Quả bế, nhỏ, không có lông.
2. Đặc tính trị bệnh từ ngải cứu
Cây ngải cứu có vị đắng, mùi thơm và tính ấm nên có thể hỗ trợ cầm máu (phụ nữ kinh nguyệt không đều, chảy máu cam, thỏ thuyết, thai ra máu, đái ra máu,…), giảm đau nhức, sát trùng, kháng khuẩn, điều hòa khí khuyết, ôn kinh, an thai, trị lạnh, lợi tiểu,…
Ngoài ra, trong cây ngải cứu có chất diệt khuẩn, đuổi côn trùng. Vì thế, sử dụng ngải cứu giúp đuổi muỗi, gián rất tốt.
3. Phân bố, môi trường sống
Ngải cứu là cây mọc hoang ở những nơi có khí hậu nhiệt đới ẩm, bắt nguồn từ Bắc Mỹ, châu Âu và Siberia. Ngoài ra, cây này còn được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới như châu Á (điển hình như Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc,…), Bắc Phi, Alaska,… Ở Việt Nam, cây được tìm thấy nhiều ở những nơi có khí hậu ẩm ướt và hiện nay được trồng nhiều ở những tỉnh như như Lâm Đồng, Bình Định, Phú Yên,…
4. Dược tính và thành phần hóa học
Theo Y học cổ truyền, trong lá và cây ngải cứu có nhiều tinh dầu và chất kháng khuẩn nên có thể hỗ trợ giảm đau rất tốt. Trong khi đó, y học hiện đại cũng chứng minh, trong ngải cứu có nhiều hoạt chất như: cineol, dehydro matricaria este, tricosanol, tetradecatrilin, flavonoid, acid amin (adenin, cholin), acid hữu cơ, nhựa, tinh dầu, adenin. Đây đều là những chất sử dụng trong y học để điều chế các thuốc giảm đau nhức, kháng khuẩn.
Công dụng chữa bệnh xương khớp
1. Trị đau dây thần kinh tọa
Cây ngải cứu có vị đắng và mùi thơm, tính ấm nên công dụng chữa bệnh cây ngải cứu có thể sử dụng dùng trong xông khói, đắp, châm cứu để chữa bệnh xương khớp. Đặc biệt, với người bị bệnh đau thần kinh tọa lâu năm có thể dùng ngải cứu để giảm đau rất tốt.
Để dùng ngải cứu chữa đau thần kinh tọa, người bệnh có thể áp dụng bài thuốc sau:
Lấy 300gr ngải cứu tươi, rửa sạch, cho vào cối giã nát, vắt lấy nước, thêm 2 muỗng mật ong, chia làm 2 lần uống vào buổi trưa và chiều. Thực hiện uống liên tục trong 1 – 2 tuần sẽ có tác dụng giảm đau hiệu quả.
2. Đau buốt nhức xương, hoa mắt đau đầu
Theo lương y Âu Văn Dự (Hội Đông y tỉnh Tuyên Quang) thì vị đắng, tính ấm của cây ngải cứu có thể chế biến làm món ăn hoặc thuốc chữa bệnh đau nhức xương khớp, hoa mắt chóng mặt.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Ngải cứu tươi (300gr), mật ong (10ml), nước (100ml)
Cách thực hiện: Lấy 1 nắm ngải cứu tươi, rửa sạch, giã (hoặc xay) nhuyễn, cho vào nồi cùng 100ml nước đun sôi để nguội. Sau đó, lọc bã rồi cho thêm mật ong vào hòa cùng. Chia làm 3 phần uống sau ăn khoảng 15 phút. Thực hiện 1 – 3 tuần các triệu chứng đau nhức xương khớp, hoa mắt chóng mặt sẽ giảm rõ rệt.
3. Chữa đau lưng
Chỉ cần lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch, cho vào cối giã nát với 1 ít muối, sau đó đắp lên vùng bị đau sẽ có tác dụng giảm đau lưng rất nhanh. Ngoài ra, để tác dụng nhanh hơn, người bệnh cũng có thể lấy ngải cứu đã giã đem lên sao vàng rồi bọc vào lớp vải mềm chườm lên vùng bị đau.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh xương khớp bằng cây chìa vôi
Công dụng chữa bệnh phụ khoa
1. Điều hòa kinh nguyệt (Chữa đau bụng kinh và rối loạn kinh nguyệt)
Theo nghiên cứu thì tác dụng cây ngải cứu có thể cầm máu, lưu thông máu rất tốt nên có thể sử dụng để chữa đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt.
Có nhiều cách chữa điều hòa kinh nguyệt bằng ngải cứu, người bệnh có thể sử dụng một trong ba cách sau:
- Cách 1: Uống nước ngải cứu tươi
Lấy 200g ngải cứu tươi, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 500ml. Cạn lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Chú ý nên uống khi nước còn nóng.
- Cách 2: Dùng ngải cứu khô
Áp dụng bài thuốc gồm các vị thuốc như: ngải cứu khô, ích mẫu, cam thảo (mỗi loại 5gr). Cho các vị thuốc ấm tách, rót nước sôi hãm như trà. Sau khi các vị thuốc đã phôi ra hết thì lấy uống, ngày chia làm 3 lần uống.
- Cách 3: Sắc nước ngải cứu khô
Ngải cứu lấy cả thân cả lá, cắt khúc nhỏ, rửa sạch, phơi khô rồi bảo quản trong túi bóng. Mỗi ngày lấy 10gr ngải cứu khô cho vào ấm đun với 200ml nước, đun cho tới khi nước cạn chỉ còn khoảng 100ml thì tắt bếp. Chia nước thuốc ra làm 2 lần uống trong ngày. Chú ý không nên uống khi ăn no.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt bằng cây thiên niên kiện
2. Chữa bệnh viêm âm đạo
- Cách 1: Dùng lá ngải cứu chữa viêm âm đạo
Nguyên liệu cần chuẩn bị: ngải cứu khô (300gr), nước lạnh (500ml)
Thực hiện: Cho lá ngải cứu vào nồi cùng với nước rồi đun sôi với lửa nhỏ trong khoảng 10 phút. Sau đó, lấy nước vừa mới đun sôi đem xông âm đạo trong khoảng 10 – 15 phút. Sau khi nước nguội, lấy nước rửa vùng kín rồi lau khô. Mỗi ngày thực hiện từ 1 – 2 lần (chú ý, trước khi xông hơi cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín).
- Cách 2: Dùng lá ngải cứu kết hợp với muối
Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá ngải cứu tươi (25gr), muối hạt (1 thìa), gừng (1 nhánh)
Thực hiện: Lá ngải cứu và gừng rửa sạch, gừng thái lát rồi cho vào nồi cùng 5 bát nước sạch, cho lên bếp đun sôi. Tương tự như cách trên, dùng nước xông hơi âm đạo mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Cách 3: Uống nước lá ngải cứu
Nguyên liệu cần chuẩn bị: lá ngải cứu tươi (40gr), nước sạch (600ml)
Thực hiện: Lá ngải cứu rửa sạch, vò nát, cho vào một cái bát có nắp hoặc 1 ấm trà. Sau đó, cho thêm 1 ít nước rồi cho vào ấm sắc cùng 600ml nước. Đến khi nước chỉ còn 100ml thì tắt bếp. Ngày chia nước ra làm 3 – 4 lần uống. Thực hiện liên tục trong 1 tuần sẽ giúp giảm triệu chứng viêm nhiễm âm đạo.
Công dụng chữa bệnh da liễu
1. Cây ngải cứu trị mụn và làm trắng da
Trong Đông y, ngải cứu được biết đến có tính ôn, vị đắng, hơi cay. Ngoài việc có thể dùng điều kinh, an thai, trị đau bụng, xương khớp,… nó còn được biết đến là “thần dược” trong sắc đẹp của phái nữ. Rất nhiều bài thuốc sử dụng ngải cứu để trị mụn và làm trắng da.
Để dùng ngải cứu trị mụn và làm trắng da, bạn có thể áp dụng một trong ba cách sau đây:
- Cách 1: Đắp mặt nạ ngải cứu
Bạn hãy lấy lá ngải cứu, rửa sạch, xay nhuyễn sau đó đắp lên mặt khoảng 20 phút rồi rửa lại mặt với nước sạch. Mỗi tuần thực hiện 1 – 2 lần sẽ giúp lưu thông khí huyết, tuần hoàn máu, loại bỏ chất nhờn, tái tạo bề mặt da từ đó cho da trắng sáng và sạch mụn.
- Cách 2: Rửa mặt bằng nước ngải cứu
Lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, cho vào đun sôi nhừ với nước. Sau đó, lọc nước ngải cứu qua một tấm vải mỏng. Cho nước vào chai (bình) để tủ lạnh dùng dần.
Mỗi buổi sáng hoặc buổi tối lấy nước ngải cứu ra rửa mặt. Thực hiện theo các bước: rửa sạch mặt – dùng khăn mềm thấm nước ngải cứu đắp lên mặt – sau vài phút để cho khô rồi rửa lại với nước sạch.
- Cách 3: Uống nước ngải cứu đun sôi
Hãy lấy lá ngải cứu tươi rửa sạch, đun thật kĩ với nước, sau đó chắt lấy nước uống. Ngoài ra, bạn cũng có thể phơi khô ngải cứu, bảo quản trong túi bóng rồi hàng ngày lấy ra hãm với nước uống như pha chè.
2. Chữa mề đay, mẩn ngứa
Dân gian cũng thường xuyên dùng ngải cứu để chữa bệnh mề đay, mẩn ngứa. Để chữa mề đay, mẩn ngứa bằng ngải cứu, bạn có thể thực hiện theo bài thuốc sau:
Lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch, cho lên chảo sao vàng với một ít muối. Sau đó, bọc lá ngải cứu đã sao nóng vào một miếng vải mề, chườm lên vùng da bị mẩn ngứa trong khoảng 10 phút. Nếu lá ngải cứu nguội, có thể cho ra sao lại rồi thực hiện một lần nữa. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần trong khoảng một thời gian là các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa sẽ hết.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh mẩn ngứa nổi mề đay bằng thổ phục linh
3. Trị rôm sảy trên da trẻ em
Điều trị rôm sảy cho trẻ cho có nhiều bài thuốc khác nhau, trong đó dùng lá ngải cứu được nhiều người áp dụng. Để giảm tình trạng ngứa ngáy cho bé cũng như loại bỏ các nốt rôm sảy, mẹ hãy lấy 1 nắm lá ngải cứu, rửa sạch rồi thái nhỏ sau đó cho vào nồi đun với 1 ít nước sôi. Lấy nước ngải cứu hòa lẫn nước để tắm cho bé hàng ngày. Lưu ý, khi tắm có thể hòa thêm 1 ít muối sẽ có tác dụng diệt khuẩn tốt hơn.
Một số công dụng khác từ ngải cứu
1. Điều trị đau đầu, ho, cảm cúm, đau họng
Trong Đông y, ngải cứu được dùng để làm tinh dầu ngải hoặc kết hợp với các vị thuốc khác để chữa bệnh đau đầu, ho, cảm cúm, đau thần kinh,.. Chẳng hạn, để giảm đau đầu thì có thể kết hợp ngải cứu với lá cây khuynh diệp. Đây là biện pháp thường sử dụng cho các bà bầu. Muốn chữa ho, cảm cúm, đau họng, hắt hơi, sổ mũi,… thì có thể dùng lá ngải cứu với lá bưởi đun lên để xông hơi .
2. Giúp lưu thông máu lên não
Ngải cứu dùng chế biến món ăn sẽ có tác dụng giảm đau bụng, giúp tăng tuần hoàn máu, lưu thông máu lên não tốt hơn.
3. Bổ máu và giúp lưu thông máu
Dùng ngải cứu xông hơi cũng có tác dụng hiệu quả trong việc làm đả thông kinh lạc, tuần hoàn máu tốt hơn. Ngoài ra nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe người dùng.
4. Ngải cứu trị suy nhược cơ thể, kém ăn, kích thích ăn ngon.
Cây ngải cứu cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể. Cụ thể, thị trường hiện nay đã có máy xông hơi với việc dùng điếu ngải cứu (nhang ngải cứu) để hỗ trợ xông hơi. Theo đó, khi xông hơi, một lượng tinh dầu ngải cứu sẽ được đưa vào các huyệt đạo để giúp giảm đau đầu, đau vai, trị chứng chán ăn, suy nhược cơ thể,….
5. Công dụng của ngải cứu trong việc cầm máu, sơ cứu vết thương
Dùng lá ngải cứu giã nát sau đó đắp lên vết thương sẽ có tác dụng cầm máu rất tốt. Hơn nữa, các vết thương cũng nhanh lành hơn.
6. Giảm mỡ bụng hiệu quả
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong lá ngải cứu có chất phân giải giúp giảm béo, giảm cholesterol xấu ra khỏi cơ thể rất nhanh. Vì thế, dùng ngải cứu cũng có thể làm giảm mỡ bụng rất tốt.
Để dùng ngải cứu giảm mỡ bụng, bạn có thể thể chế biến ngải cứu với sườn, hoặc quấn ngải cứu giã nát với muối vào bụng để có thể tác động trực tiếp.
Món ăn từ lá ngải cứu
- Trứng gà tráng ngải cứu:
Lấy một nắm lá ngải cứu, rửa sạch, thái nhỏ, cho vào bát, đập 1 quả trứng gà vào, cho 1 ít gia vị, đánh đều lên, đổ vào chảo rán chín. Ăn nóng món này cực ngon và chữa được đau đầu, tuần hoàn máu,…
- Canh ngải cứu nấu thịt nạc:
Thịt nạc băm nhỏ, ướp gia vị, cho lên chảo xào qua, sau đó cho nước vào đun sôi, cho tiếp ngải cứu đã rửa sạch thái nhỏ vào. Khi canh sôi đều, nêm nếm gia vị cho vừa miệng, ăn vừa ngon lại có thể chữa được các chứng đau bụng, điều hòa kinh nguyệt,…
- Cháo ngải cứu:
Lấy 50gr lá ngải cứu cùng 100gr gạo tẻ để sơ chế. Gạo tẻ vo sạch rồi cho vào nồi nấu cháo, khi đã ninh nhừ thì cho ngải cứu đã rửa sạch thái nhỏ vào. Cháo chín thì nêm gia vị. Ăn cháo khi còn nóng, mỗi ngày ăn 2 lần, ăn trong khoảng 3 – 5 ngày sẽ giúp điều trị động thai, bệnh về xương khớp.
Những trường hợp không nên dùng lá ngải cứu
1. Phụ nữ đang mang thai 3 tháng đầu thai kỳ
Cây ngải cứu uống trong thời kỳ mang thai 3 tháng đầu không nên uống, vì thai chưa ổn định nên cần hết sức chú ý trong vấn đề ăn uống. Ngải cứu tuy rất tốt với sức khỏe nhưng nếu phụ nữ giai đoạn đầu thai kì nếu ăn ngải cứu có thể sẽ bị ra máu do trong cây này có một chất khiến tử cung bị co bóp mạnh. Nếu ăn ngải cứu thì nguy cơ sảy thai sẽ rất cao.
Tìm hiểu thêm: Bài thuốc an thai từ cây đỗ trọng tại nhà
2. Người bị bệnh viêm gan
Ngải cứu có loại tinh dầu dễ bay hơi, là dược tính nhưng cũng có thể là độc dược. Tinh dầu này nếu đi vào gan sẽ gây rối loạn tế bào gan dẫn đến một số bệnh như viêm gan cấp, xơ gan, tiểu có dịch mật, vàng da,…
3. Người bị bệnh rối loạn đường ruột cấp tính
Ngải cứu giúp lợi tiểu, nhuận tràng nhưng nếu người bị rối loạn đường ruột cấp thì không nên ăn vì nó khó kiểm soát và khiến bệnh ngày càng trở nặng hơn.
4. Người bị bệnh xơ vữa động mạch vành
Người bị bệnh xơ vữa động mạch vành cũng không nên ăn ngải cứu vì nó sẽ khiến tình trạng bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
5. Người bị bệnh sỏi thận
Tuy ngải cứu rất tốt nhưng nó cũng có nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là với người bị sỏi thận. Nhiều chuyên gia bác sĩ khuyến cáo, người bị sỏi thận không nên ăn ngải cứu.
Bạn đã bao giờ sử dụng cây Ngải Cứu trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Ngải Cứu? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!
Trước đây gần nhà mình có người mang bầu hơn 2 tháng ăn ngài cứu xong bị động thai, may mà không sao, nên ai có bầu nên lưu ý không thì khổ cả mẹ cả con đấy