28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Nghệ đen là loại thuốc dân gian được nhiều người biết đến với tác dụng chữa các chứng bệnh liên quan đến dạ dày và đường ruột, các chứng khó tiêu, chán ăn ở trẻ nhỏ… và rất hiệu quả khi sử dụng làm đẹp ở chị em phụ nữ.

Thông tin, hình ảnh nghệ đen
Thông tin, hình ảnh nghệ đen
  • Tên gọi khác: Nga truật, ngải xanh, tam nại, nghệ tím, bồng nga truật, thanh khương, phá quan phủ, xú thể khương, thuật dược.
  • Tên khoa học: Cucurma zedoaria
  • Tên tiếng anh: Curcuma zedoaria
  • Họ: Gừng (Zingiberales)

Đặc điểm nhận dạng Nghệ đen

1. Mô tả Nghệ đen:

Nghệ đen là loài cây thân thảo mọc thẳng đứng cao khoảng 1,5m. Thân rễ hình nón có các khía chạy dọc và mọc nhiều nhánh và có nhiều củ. lá của nghệ đen màu xanh nhạt, chiều dài 30 – 60cm, chiều rộng lá khoảng 7 – 8cm, bẹ lá mọc từ chân cây. Gân lá màu đỏ, cuống lá thường ngắn hoặc không có. Hoa nghệ đen ra trước lá, hoa mọc thành cụm màu vàng đâm từ thân rễ lên dài khoảng 15cm, môi lõm ở đầu, thùy giữa nhọn, bầu có lông mịn. Quả của cây nghệ đen nhẵn, 3 cạnh hình trứng.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế:

Phân bố: Trên thế giới cây Nghệ đen là cây bản địa của Indonesia và Ấn Độ. Loài cây này trồng nhiều tại Việt Nam và một số nước Đông Nam Á khác. Chúng sống ở những vùng đất xốp ẩm, ven suối hoặc ở rừng núi.

Bộ phận dùng: củ Nghệ.

Thu hái: Vào thời điểm lá nghệ đã già, củ có vỏ màu vàng sẫm, căng bóng là có thể thu hoạch được. Thời gian thu hoạch nghệ đen vào khoảng tháng 11 – 12 hàng năm.

Sơ chế: Thu hoạch lấy củ nghệ tươi, đem về rửa sạch đất cát, cắt bỏ hết rễ con.

3. Tính vị, quy kinh, bào chế, bảo quản:

Tính vị: Nghệ đen tính ôn, vị cay, đắng

Quy kinh: Can, Phế, Tỳ, túc Quyết âm Can

Bào chế:

  • Theo Lôi Công Bào Chế Dược Tính Giải: Đầu tiên lấy một chậu sành có đáy nhám và dùng giấm đổ vào. Sau đó lấy củ nghệ đen hơ trên lửa và mài cho bột nghệ khô lại. Dùng bột nghệ khô này để làm thuốc.
  • Theo Bản Thảo Cương Mục: Lấy củ nghệ đen ủ chín trong tro nóng. Khi đã chín mềm thì giã nát vào sao với giấm.
  • Theo Dược Tài Học: Luộc chín củ nghệ rồi thái mỏng, phơi khô. Hoặc lấy củ nghệ đun với giấm theo tỷ lệ 600g nghệ/160g giấm, đun đến khi cạn nước sau đó thái mỏng và phơi khô.

Bảo quản: Để trong hộp kín, nơi khô ráo, tránh ẩm. Thường xuyên phơi sấy lại để tránh ẩm mốc.

4. Thành phần hoá học:

Củ nghệ đen chứa rất nhiều tinh dầu có thành phần hóa học chính là hoạt chất Curzeren, Elemen.

Tác dụng dược lý hỗ trợ điều trị bệnh

1. Trong y học cổ truyền

Công dụng của củ nghệ đen giúp hành khí, phá huyết, trị ứ kinh, khí trệ, trừng hà, tiêu tích do chấn thương, hóa thực.

2. Nghiên cứu hiện đại

Trong nghiên cứu hiện đại, củ nghệ đen có tác dụng ngăn ngừa, hỗ trợ tiêu diệt tế bào ung thư và giảm tác dụng hóa trị. Nghệ có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa quá trình kích hoạt phản ứng viêm. Các triệu chứng viêm xương khớp, đau răng, dạ dày khi dùng nghệ đen sẽ thuyên giảm đáng kể các cơn đau. Dược liệu này còn chống oxy hóa, ức chế sự phát triển của các gốc tự do. Tinh dầu nghệ đen có tác dụng ức chế sự phát triển tế bào ung thư gan. Ngoài ra, nước sắc từ củ nghệ đen làm tăng hấp thu máu trong cơ thể.

Bài thuốc điều trị bệnh về đường tiêu hoá

Công dụng nghệ đên trong điều trị các bệnh tiêu hóa
Công dụng nghệ đên trong điều trị các bệnh tiêu hóa

1. Chữa ăn không tiêu, chướng bụng, đầy hơi

Nguyên liệu: 25g nghệ đen, một quả tim lợn

Chế biến: Tim lợn sơ chế sạch và thái miếng vừa ăn. Nghệ đen thái lát mỏng và bỏ vào nồi cùng với tim lợn nấu chín, bỏ thêm gia vị cho vừa ăn.

Cách dùng: Sử dụng bài thuốc liên tục trong 5 – 7 ngày để ăn uống dễ tiêu hơn và cải thiện các triệu chứng khó đầy hơi, khó tiêu, đau tức bụng.

2. Điều trị đau dạ dày, viêm dạ dày mãn tính

Nguyên liệu: củ nghệ đen 1kg, ô tặc cốt 300g, rúc diệp sài hồ 200g và mật ong nguyên chất.

Chế biến: Sài hồ đem sao vàng và nghiền thành bột mịn cùng với các vị còn lại rồi đem trộn đều với mật ong.

Cách dùng: 2 lần/ ngày, mỗi lần 20g uống trước bữa ăn 30 phút.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh dạ dày từ quả sung

3. Chữa bệnh viêm đại tràng, đại tràng co thắt

Nguyên liệu và cách làm: 2 thìa bột nghệ đen, 1 thìa mật ong nguyên chất đem pha với 200ml nước ấm.

Cách dùng: Uống 1 lần/ ngày vào buổi sáng khi thức dậy.

4. Trị nhiễm nấm mãn tính đường ruột, ăn lâu tiêu, chướng hơi, lạnh bụng

Nguyên liệu: Nghệ đen, tam lăng, củ gấu (mỗi loại 160g); đinh hương, đăng tâm (mỗi loại 16g); cốc nha, thanh mộc hương, thanh bì (mỗi loại 20g); hạt cau, khiên ngưu (mỗi loại 40g).

Chế biến: Tán hỗn hợp các nguyên liệu thành bột và vo thành viên nhỏ.

Cách dùng: 1 lần/ ngày uống 8-12g với nước sắc gừng.

5. Chữa rối loạn tiêu hoá, đau bụng ở trẻ em

Nguyên liệu: nghệ đen, tam lăng, hồ tiêu, la bặc tử (mỗi loại 5g); chế hương phụ, chỉ thực, thanh bì (mỗi loại 6g); trần bì (10g); sa nhân, lô hội, hồ hoàng liên (mỗi loại 3g).

Chế biến: Tán thuốc thành bột, trộn chung với hồ, vo viên hoàn.

Cách dùng: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 3 – 6g với rượu gạo ấm.

Kiêng cho trẻ dùng nếu chưa đc nấu chín, liều dùng có tính lạnh trong quá trình điều trị.

6. Chữa đại tiện ra máu, táo bón

Nguyên liệu: Bột nghệ đen (1kg); cồ nốc mảnh (500gr); đại hoàng (40gr); mè đen (200gr).

Thực hiện: Đem trộn các vị với mật ong. Mỗi ngày uống 20g.

7. Chữa ăn uống không ngon miệng, biếng ăn, suy dinh dưỡng

Nguyên liệu: 6g nghệ đen, 4g hạt muồng trâu.

Cách dùng: sắc lấy nước đặc uống hàng ngày cho đến khi các triệu chứng bệnh giảm. Dùng 1 thang/ ngày.

Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa

Công dụng nghệ đên điều trị các bệnh về phụ khoa
Công dụng nghệ đên điều trị các bệnh về phụ khoa

1. Trị đau bụng kinh, rong kinh

Nguyên liệu: 20g nghệ đen, 8g ngải cứu, 16g ích mẫu

Chế biến: sắc các vị thuốc cùng 500ml nước, nấu đến khi còn khoảng 200ml.

Cách dùng: mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần 100ml và dùng trước khi ăn. Uống thuốc trước kỳ kinh nguyệt 5 – 7 ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa rong kinh bằng trinh nữ hoàng cung

2. Chữa tắc kinh, ứ huyết

Nguyên liệu: nghệ đen và ích mẫu mỗi vị 15g

Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 thang, uống liên tục trong 3 tuần.

Bài thuốc điều trị các bệnh da liễu (ngoài da, làm đẹp)

Công dụng nghệ đên điều trị các bệnh da liễu
Công dụng nghệ đên điều trị các bệnh da liễu

1. Làm mờ vết thâm nám, tàn nhang, làm sáng da

Nguyên liệu: tinh bột nghệ đen, mật ong, sữa chua

Cách làm: 1 thìa tinh bột nghệ đen với 1 thìa mật ong hòa cùng nước ấm uống vào buổi sáng.

Ngoài ra dùng hỗn hợp mặt nạ nghệ đen, sữa chua không đường đắp lên da vào buổi tối để cải thiện các sắc tố đen sạm. Tuần thực hiện 2 – 3 lần.

2. Giảm nếp nhăn

Nguyên liệu: sữa tươi, nước ép cà chua, bột gạo, tinh bột nghệ đen.

Cách làm: trộn đều hộp hợp các nguyên liệu trên sau đó thoa đều lên mặt để cho đến khi khô tự nhiên thì rửa sạch mặt với nước lạnh.

3. Giảm thâm mụn, trị mụn trứng cá

Bài thuốc 1: Sử dụng tinh bột nghệ đen, chanh. Trộn đều hỗn hợp tinh bột nghệ đen với một vài giọt nước chanh. Sau đó thoa đều lên vùng bị mụn trứng cá và để khô trong 15 phút. Rửa sạch bằng nước lạnh.

Bài thuốc 2: Dùng tinh bột nghệ đen và gỗ đàn hương trộn đều lên, đắp lên da khoảng 15 phút sau đó rửa sạch với nước.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc trị mụn bằng cây trinh nữ hoàng cung

4. Giảm lão hoá

Sử dụng mặt nạ bột đậu xanh, tinh bột nghệ đen, sữa chua với tỷ lệ 1:1:1. Đắp lên mặt khoảng 15 – 20 phút đến khi khô rồi rửa sạch, mát xa nhẹ nhàng với nước ấm.

5. Trị sẹo rỗ trên da, giúp nhanh lành vết thương

Nguyên liệu: củ nghệ đen tươi

Cách làm: Rửa sạch vùng da bị bong, sẹo, rỗ. Lấy nghệ đen tươi thái lát mỏng và đép lên vùng da cần điều trị khoảng 20 – 30 phút. Dùng 2 lần/ ngày.

6. Chữa rậm lông mặt

Nguyên liệu: bột đậu xanh và bột nghệ đen.

Cách làm: Trộn bột đậu xanh và bột nghệ đen với 1 ít nước theo tỉ lệ 1:1. Đắp hỗn hợp lên mặt trong 20 phút. Mỗi tuần 2 lần đắp mặt nạ này sẽ làm ức chế sự phát triển của lông mặt.

7. Ngăn ngừa và làm mờ vết rạn da sau sinh

Nguyên liệu: nghệ đen và gừng tươi lượng bằng nhau

Cách làm: Đem giã nát rồi ngâm rượu. Thoa rượu gừng nghệ ngâm lên vùng da dễ bị rạn như bụng, đùi, hông, ngày 1 – 2 lần.

8. Chữa tổn thương da do bỏng

Nguyên liệu: bột nghệ đen, gel lô hội.

Cách dùng: trộn đều bột nghệ và gel lô hội và đắp lên vùng da bị bỏng mỗi ngày giúp kháng viêm, làm dịu da và lên da non nhanh hơn.

9. Trị nứt gót chân

Nguyên liệu: Bột nghệ đen, dầu dừa hoặc dầu thầu dầu.

Cách dùng: Trộn đều hỗn hợp 2 nguyên liệu và đắp lên vùng gót chân bị nứt. Đắp hàng ngày vào buổi tối trước khi ngủ. Để hỗn hợp khô trong 15 phút rồi rửa sạch lại với nước.

Bài thuốc điều trị một số các bệnh khác

1. Chữa đau bụng từng cơn do bị nhiễm lạnh

Nguyên liệu: Mộc hương 50g, củ nghệ đen 100g

Cách dùng: Tán hỗn hợp trên thành bột mịn. Mỗi lần lấy 2g hỗn hợp này để uống cùng với nước giấm loãng.

2. Chữa đau bụng co quắp ở trẻ nhỏ

Nguyên liệu: 15g củ nghệ đen, 3g a ngụy

Cách dùng: Giã nát thuốc rồi đem đắp xung quanh bụng để đến khi khô. Bài thuốc kết hợp với uống nước tía tô để đạt hiệu quả hơn.

3. Chữa nôn trớ khi bú sữa ở trẻ nhỏ

Nguyên liệu: 4g nghệ đen, 4 hạt muối ăn, ngưu hoàng lượng cỡ bằng hạt gạo

Cách dùng: Đun sôi nghệ đen với sữa và muối trong 5 phút, sau đó thêm ngưu hoàng vào khuấy tan. Thuốc đem chia ra uống nhiều lần trong ngày.

4. Bồi bổ khí huyết, chữa thiếu máu, suy nhược, da dẻ xanh xao, hấp thu kém

Nguyên liệu: Đương quy, đào nhân, ngưu tất, hà thủ ô, sài hồ mỗi vị 20g, lô hội 25g, nghệ đen và hoàng kỳ mỗi vị 30g, long đởm thảo và đại hoàng mỗi vị 10g.

Cách làm: Nguyên liệu đem sao vàng, thái nhỏ. Sau đó ngâm với rượu trong 2 tuần.

Cách dùng: Uống mỗi lần 20ml, ngày uống 2 – 3 lần.

5. Chữa các chứng đau do lãnh khí xung tâm

Nguyên liệu: 60g nghệ đen, 30g mộc hương, giấm

Cách dùng: Nghệ đen và mộc hương tán thành bột nhỏ. Uống 1,5g thuốc với nước giấm.

6. Chữa bệnh tiểu trường

Nguyên liệu: Bột nghệ đen, 3g hành

Cách dùng: Bột nghệ đen và hành thái nhỏ đem uống với rượu trong lúc đói.

7. Chữa đau sườn dưới

Nguyên liệu: 15g kim linh tử, 1,15g nghệ đen, 1,15g tam lăng, 1,15g nhũ hương, 1,15g mộc dược.

Cách dùng: Đem nguyên liệu trên sắc uống hàng ngày. Mỗi ngày uống 1 thang.

8. Chữa vàng da do mắc viêm gan

Nguyên liệu: củ nghệ đen, uất kim, quả tắc non, củ gấu liều lượng bằng nhau. Nguyên liệu tất cả đã được sao khô.

Cách dùng: Nghiền nguyên liệu trên thành hỗn hợp bột mịn và trộn đều với mật ong. Mỗi ngày uống 2g.

Công dụng nghệ đen chữa vàng da cho gan
Công dụng nghệ đen chữa vàng da cho gan

9. Điều trị bệnh tâm thần

Nguyên liệu: bột củ nghệ đen, thược dược, đại hoàng.

Cách làm: Trộn 3 vị thuốc với nhau. 10g nghệ đen trộn với 3g thược dược và 3g đại hoàng. Sau đó nặn thành từng viên khoảng 8g.

Cách dùng: Mỗi lần uống 6 – 8 viên, mỗi ngày 3 lần. Uống liên tục trong vòng 30 ngày.

10. Bệnh cam tích ở trẻ em

Nguyên liệu: 6g nghệ đen, 4g hạt muồng trâu. Hàng ngày sắc lấy nước đặc uống cho đến khi tình trạng được cải thiện. Dùng 1 thang/ ngày.

Những lưu ý khi sử dụng Nghệ đen trong việc điều trị bệnh

  • Không dùng nghệ đen khi bị khí huyết hư và đang mang thai.
  • Nếu bị rong kinh không nên sử dụng nghệ đen
  • Trường hợp cơ thể hư yếu mà có tích muốn dùng nghệ đen thì cần dùng kết hợp một số vị như Sâm, Truật theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
  • Ngưng uống nghệ đen trước và sau khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần. Vì nghệ đen sẽ làm chậm quá trình đông máu.

Bạn đã bao giờ sử dụng nghệ đen trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ nghệ đen? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (2 bình chọn)
5/5 - (2 bình chọn)

Bình luận (1)

  1. nghệ đen này ở chỗ nhà mình ở thì nhiều lắm, chắc để thử em sao, nhưng thấy bảo ăn nó hoi khó ăn

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng Nghệ đen1. Mô tả Nghệ đen:2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế:3. Tính vị, quy...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng Nghệ đen1. Mô tả Nghệ đen:2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế:3. Tính vị, quy...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng Nghệ đen1. Mô tả Nghệ đen:2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế:3. Tính vị, quy...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng Nghệ đen1. Mô tả Nghệ đen:2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế:3. Tính vị, quy...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng Nghệ đen1. Mô tả Nghệ đen:2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và sơ chế:3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà