Bài thuốc chữa bệnh gout bằng lá trầu không mang lại hiệu quả cao nhưng ít người thực hiện đúng

Mách bạn cách chữa bệnh gout bằng lá trầu không đem lại hiệu quả cao, rất dễ áp dụng và không gây tác dụng phụ! Tham khảo ngay!

Điều trị gút bằng thuốc Tây y có thể giúp người bệnh chấm dứt cơn đau một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, về lâu dài, phương pháp này không chỉ khiến người bệnh lệ thuộc vào thuốc mà còn có nguy cơ đối mặt với nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, việc sử dụng các loại thảo dược mà cụ thể là lá trầu không đang được rất nhiều người lựa chọn và áp dụng nhờ tính an toàn, hiệu quả. Vậy cách dùng lá trầu không để chữa bệnh gút là gì? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé.

Nguyên nhân và biểu hiện của bệnh gút

1. Nguyên nhân gây bệnh gout

Bệnh gout hay còn gọi là thống phong trong Đông y là một loại viêm khớp đột ngột gây ra hiện tượng đau nhức, sưng đỏ ở các khớp chân khiến người bệnh gặp khó khăn trong di chuyển, vận động cũng như sinh hoạt.

Nguyên nhân gây ra bệnh Gout thường gặp
Nguyên nhân gây ra bệnh Gout thường gặp

Bệnh được xác định xảy ra do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin trong thận khiến thận không thể lọc axit uric từ trong máu. Từ đó, nồng độ axit uric trong máu tăng quá ngưỡng cho phép, dẫn tới việc hình thành cũng như ứ đọng các tinh thể urat tại khớp và gây viêm khớp.

Nguyên nhân gây bệnh gút thường gặp nhất là do chế độ ăn uống không hợp lý và dung nạp quá nhiều thực phẩm giàu purin như: Các loại thịt đỏ, hải sản, uống nhiều rượu, bia,… Ngoài ra, bệnh gout cũng có thể do yếu tố gen di truyền và cơ địa, do rối loạn chức năng thận, do béo phì hoặc ảnh hưởng của một số loại thuốc,…

2. Các biểu hiện của bệnh gout

Bệnh gout rất khó phát hiện sớm do những dấu hiệu ban đầu thường khá mờ nhạt. Các biểu hiện của bệnh thường xuất hiện khi người bệnh đã vào giai đoạn cấp tính hoặc mãn tính.

Các triệu chứng chính của gout bao gồm:

  • Khớp đau đột ngột, dữ dội, sưng tấy và thường xuất hiện vào lúc đêm hoặc gần sáng.
  • Khớp đau nhiều hơn khi đụng vào.
  • Khớp sưng đỏ.
  • Vùng xung quanh khớp ấm lên.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể có một vài triệu chứng khác đi kèm như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, mệt mỏi, đi tiểu nhiều, tiểu buốt, sốt nhẹ,…

Vì sao lá trầu không có thể chữa được bệnh gút?

Có rất nhiều loại thảo dược trong dân gian có tác dụng giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị cho người bị gout. Điển hình hơn cả là lá trầu không.

Thông tin, hình ảnh dây, lá trầu không
Thông tin, hình ảnh dây, lá trầu không

Trong y học cổ truyền, trầu không là vị thuốc quý giá đã được ghi nhận từ lâu đời với công dụng điều trị các bệnh xương khớp nói chung và bệnh gout nói riêng thông qua cơ chế điều thông khí huyết và thải độc. Loại thảo dược này có vị cay, tính nồng, có khả năng kích thích tuần hoàn máu đến các khớp nên giúp những khu vực tổn thương hấp thu dưỡng chất tốt hơn đồng thời việc hồi phục tự nhiên từ đó cũng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.

Về mặt y học hiện đại, công dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout của lá trầu không được chứng minh là do trong thành phần của loài thảo dược này có chứa rất nhiều tinh dầu với thành phần chủ yếu là betel-phenol. Chất này được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên giúp chống lại vi khuẩn gây viêm khớp.

Ngoài ra, trong lá trầu không cũng chứa một hoạt chất cực kỳ hữu ích nữa đó là flavonoid – một chất gây tê tác động đến hệ thần kinh cảm giác nên sẽ giúp người bị gout giảm đau rất hiệu quả.

Đồng thời, các chất chống oxy hóa trong lá trầu cũng được cho là có tác dụng không nhỏ trong việc ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do và giảm thiểu sự thiệt hại tại khớp do bệnh gout gây ra.

Một vài nghiên cứu khác cũng cho thấy, lá trầu không có khả năng cân bằng chuyển hóa axit uric và hỗ trợ đào thải axit này ra ngoài một cách an toàn, hiệu quả nên sẽ giúp kiểm soát bệnh gout tốt hơn cũng như ít tái phát hơn.

Cách dùng lá trầu không điều trị bệnh gút

Để giảm nhanh các cơn đau do gút và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả, người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc sau đây:

Chữa gout bằng dừa xiêm và lá trầu không
Chữa gout bằng dừa xiêm và lá trầu không

1. Bài thuốc 1: Lá trầu không và dừa xiêm

Bản thân lá trầu không và dừa xiêm đều mang lại những tác dụng đáng kể trong việc điều trị bệnh gout. Vì thế, nếu kết hợp hai loại thảo dược này với nhau hiệu quả chữa bệnh sẽ tăng lên đáng kể. Hơn nữa, nước dừa lại đóng vai trò như một chất hòa tan giúp quá trình chiết xuất hoạt chất trong lá trầu không diễn ra nhanh hơn nên bài thuốc này được cho là mang lại hiệu quả tối ưu nhất cũng như được nhiều người áp dụng nhất.

Cách làm như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 quả dừa xiêm
  • 100g lá trầu không

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá trầu không bằng nước muối loãng, sau đó vớt ra để ráo.
  • Dừa xiêm đem vạt nắp gáo.
  • Cắt nhỏ lá trầu không, ngâm trong nước dừa và đậy nắp lại.
  • Ngâm khoảng 30 phút thì chắt nước dừa ra ly và sử dụng.
  • Ngày sử dụng 1 trái đều đặn trong vòng 1 tuần.
  • Nên uống trước khi ăn sáng.

2. Bài thuốc 2: Lá trầu không ngâm rượu

Bài thuốc này có tác dụng giảm đau nhanh chóng và trì hoãn được thời gian bùng phát của các đợt gout cấp tính.

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 200g lá trầu không loại già
  • 1 lít rượu trắng

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá trầu không với nước muối loãng sau đó vớt ra để ráo nước.
  • Thái lá trầu không thành sợi nhỏ hoặc có thể giã nhuyễn.
  • Cho lá trầu vào chảo để sao cho đến khi khô hẳn.
  • Đem ngâm với rượu trong khoảng 2 – 3 tuần là có thể sử dụng được.
  • Mỗi khi bị đau nhức người bệnh có thể dùng hỗn hợp này bôi lên vùng bị đau và massage.

3. Bài thuốc 3: Ngâm chân với nước lá trầu không

Đây được coi là phương pháp dễ thực hiện nhất để điều trị bệnh gout từ lá trầu không. Cách làm bài thuốc này như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • Một nắm lá trầu không to bản
  • Muối hạt

Cách thực hiện

  • Rửa sạch lá trầu không để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất.
  • Đem vò nát và cho vào ấm đun sôi với 1 lít nước.
  • Sau khi nước sun tiếp tục đun nhỏ nước trong vòng 10 phút.
  • Tắt bếp, lọc nước lá, cho thêm một ít muối hạt và chờ đến khi nước hạ xuống nhiệt độ thích hợp để ngâm chân.
  • Chỉ nên ngâm không quá 20 phút mỗi lần. Thực hiện 3 – 4 lần/ tuần.

Trên đây là các cách chữa bệnh gout bằng lá trầu không đơn giản, an toàn và hiệu quả, có thể thực hiện tại nhà. Nhìn chung, lá trầu không là thảo dược tự nhiên tương đối lành tính, mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị bệnh gout cũng như một số bệnh thông thường khác. Ngoài ra, người bệnh nên có chế độ ăn uống khoa học và thay đổi thói quen sinh hoạt theo hướng lành mạnh để bệnh gout nhanh chóng hồi phục sớm nhất nhé.

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc chữa gout bằng cua đồng

Bài thuốc chữa bệnh gout bằng cua đồng và rượu gạo dành cho người bệnh tại nhà

Nội dung chínhNguyên nhân và biểu hiện của bệnh gút1. Nguyên nhân gây bệnh gout2. Các biểu hiện của bệnh goutVì sao lá trầu không...

Bài thuốc chữa bệnh gout bằng thuốc nam

5 bài thuốc chữa bệnh gút bằng thuốc nam hiệu quả nhất người bệnh phải biết

Nội dung chínhNguyên nhân và biểu hiện của bệnh gút1. Nguyên nhân gây bệnh gout2. Các biểu hiện của bệnh goutVì sao lá trầu không...

Bài thuốc chữa gout bằng lá tía tô

Bài thuốc chữa bệnh gout bằng lá tía tô áp dụng ngay để cắt cơn đau nhanh chóng

Nội dung chínhNguyên nhân và biểu hiện của bệnh gút1. Nguyên nhân gây bệnh gout2. Các biểu hiện của bệnh goutVì sao lá trầu không...

Bài thuốc cách chữa bệnh gút bằng quả dừa

3 bài thuốc chữa bệnh gút bằng quả dừa vừa hiệu quả vừa tốt cho sức khỏe

Nội dung chínhNguyên nhân và biểu hiện của bệnh gút1. Nguyên nhân gây bệnh gout2. Các biểu hiện của bệnh goutVì sao lá trầu không...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc