Thuốc Acamprosate là thuốc gì? Thuốc có thật sự hiệu quả không? Cách dùng và những lưu ý quan trọng
Nội dung chính
Thuốc Acamprosate nổi tiếng là loại thuốc cai rượu đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, vẫn có không ít người chưa biết về loại thuốc này cũng như các sử dụng hiệu quả. Do đó, trong nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng về thuốc giúp bạn sủw dụng thuốc hiệu quả nhất.
Thông tin chung về thuốc Acamprosate
Tên hoạt chất và biệt dược:
- Hoạt chất: Acamprosate
- Phân loại: Thuốc cai rượu
Dạng bào chế và hàm lượng:
- Thuốc bào chế ở dạng viên nén
- Hàm lượng: 333 mg
Chỉ định:
- Thuốc được sử dụng để cai rượu theo phác đồ điều trị bao gồm cả tư vấn và hỗ trợ tâm lý.
Chống chỉ định:
- Những người có phản ứng dị ứng mạnh với acamprosate canxi hoặc bất kỳ thành phần nào của thuóc.
- Không nên dùng cho những người bị suy thận nặng.
Tác dụng của thuốc acamprosate
Thuốc này được sử dụng để cai nghiện rượu. Thuốc nên được sử dụng như một phần của phác đồ điều trị hoàn chỉnh bao gồm cả tư vấn và hỗ trợ tâm lý. Acamprosate hoạt động bằng cách khôi phục sự cân bằng tự nhiên của các chất hóa học trong não (dẫn truyền thần kinh).
Trước khi bắt đầu dùng thuốc này, bạn phải ngưng uống rượu. Acamprosate chưa được chứng minh là có hiệu quả nếu bạn vẫn đang uống rượu khi bạn bắt đầu dùng thuốc.
Cách sử dụng thuốc và liều dùng
1. Cách dùng
Uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường 3 lần một ngày. Nuốt cả viên thuốc. Không nghiền nát hoặc nhai các viên nén.
Sử dụng thuốc này thường xuyên để có được hiệu quả tốt nhất. Hãy nhớ dùng thuốc tại một cùng một thời điểm mỗi ngày. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn và khả năng đáp ứng điều trị.
Lưu ý: Nếu bạn bắt đầu uống rượu lại, hãy tiếp tục dùng thuốc này, nhưng phải thông báo cho bác sĩ.
2. Liều dùng
Liều dùng thông thường cho người lớn cai rượu:
- 666 mg uống 3 lần mỗi ngày.
Vì bệnh nhân lớn tuổi có thể dễ bị suy giảm chức năng thận, các nhà sản xuất khuyên rằng nên đặc biệt chú trọng trong việc lựa chọn liều và theo dõi sát chức năng thận trong khi điều trị ở những bệnh nhân này.
Liều dùng thuốc acamprosate cho trẻ em:
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Một số câu hỏi thường gặp khi dùng thuốc
1. Thuốc acamprosate gây ra tác dụng phụ gì?
Nếu gặp các dấu hiệu dị ứng sau đây bạn hãy đi tới trung tâm y tế để được xử lý kịp thời: phát ban; khó thở; phù mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.
Mặt khác, khi gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng sau hãy liên hệ tới bác sĩ điều trị:
- Những thay đổi về hành vi hoặc cảm xúc;
- Tự làm bị thương chính mình;
- Lo âu hay trầm cảm nặng;
- Cảm giác như sắp ngất;
- Tim đập nhanh;
- Sưng tấy, tăng cân, cảm thấy khó thở;
- Lú lẫn, khát nước;
- Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không tiểu được.
Lưu ý: Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
2. Cần lưu ý trước khi dùng thuốc acamprosate?
Một số tình trạng sức khỏe có thể tương tác với thuốc Acamprosate. Hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn có bất kỳ tình trạng bệnh lý nào, đặc biệt là nếu có những tình trạng sau:
- Nếu bạn đang mang thai, dự tính mang thai hay đang cho con bú.
- Nếu bạn đang dùng bất cứ loại thuốc theo toa hoặc không theo toa, các thuốc thảo dược, hoặc các chất bổ sung cho chế độ ăn uống.
- Nếu bạn bị dị ứng với thuốc, thực phẩm, hoặc các chất khác.
- Nếu bạn có các vấn đề về thận hoặc có tiền sử trầm cảm hoặc ý nghĩ hoặc hành vi tự tử.
- Một số loại thuốc có thể tương tác với acamprosate. Tuy nhiên, chưa có tương tác cụ thể nào với thuốc acamprosate được biết vào thời điểm này.
3. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú có dùng thuốc được không?
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai kỳ.
Ghi chú: C = Có thể có nguy cơ
4. Acamprosate có thể tương tác với loại thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
5. Thức ăn và rượu bia có tương tác tới thuốc acamprosate không?
Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
6. Những tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc acamprosate?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Bệnh thận (nặng) – không khuyến khích dùngthuốc Acamprosate vì tác dụng phụ nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Trầm cảm.
- Ý nghĩ tự tử – Thuốc acamprosate có thể khiến tình trạng tồi tệ hơn.
7. Khi uống thuốc quá liều bạn nên làm gì?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Triệu chứng của việc uống thuốc acamprosate quá liều thường là bị tiêu chảy.
8. Nên làm gì khi quên một liều thuốc acamprosate?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
9. Cách bảo quản thuốc acamprosate như thế nào?
Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Không vứt thuốc vào nhà vệ sinh hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
Mong rằng những thông tin về thuốc acamprosate sẽ giúp bạn thực hiện quá trình điều trị bệnh hiệu quả nhất. Hãy nên nhớ rằng mọi thông tin này đều mang tính chất tham khảo và không thể thay thế cho hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Cho nên, người bệnh hãy đi thăm khám và tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa nhé.
>> Xem thêm: Thuốc Acemuc có tác dụng phụ là gì? Tương tác thuốc như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!