Cây chẹo (chẹo tía) loại cây có nhiều tác dụng, đặc biệt để duốc cá
Nội dung chính
Cây chẹo là một cây nhỡ cao chừng 8m cành, và cuống lá thường mền yếu, lá kép lông chim nhẵn thường gồm 2 đến 5 đôi lá chét hình trứng dài, dai, có cuống.
Tên gọi khác: Chẹo tía, hoàng khởi, peo, sui den, nhân khởi, nhân khởi, cây cơi.
Tên khoa học: Engelhardtia chrysolepis Hance
Họ: Hồ đào (Juglandaceae)
Thông tin, mô tả cây chẹo
1. Đặc điểm thực vật
Chẹo là một cây nhỡ cao chừng 8m cành và cuống lá thường mềm yếu. Lá kép lông chim nhẵn thường gồm 2-5 đôi lá chét dài 5-15mm. Hoa đực mọc thành hình đuôi sóc, mọc từ cành của năm trước, hoa không cuống hay gần như không cuống, cụm hoa đực, hoa có cuống, quả mọc thành bông dài chừng 25cm, hạt được bao bọc bởi lá bắc có 3 thùy.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Mọc hoang khắp các vùng rừng núi nước ta cả trung bộ và bắc bộ.
Bộ phận dùng: vỏ, lá cây
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Giã nát
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị, quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Chỉ mới biết lá và vỏ có chất độc đối với cá.
Tác dụng của cây chẹo
Cây chẹo tía là một vị thuốc Nam quý, chính vì thế nên được sử dụng rộng rãi trong Y học cổ truyền.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!