Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá vông: Dùng đúng cách hiệu quả hơn mong đợi
Nội dung chính
Hướng dẫn cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông đem lại hiệu quả tối đa vừa giúp tiết kiệm tiền vừa đảm bảo an toàn khi sử dụng lâu dài. Tham khảo ngay!
Ở giai đoạn mới khởi phát, tức là cấp độ 1 và cấp độ 2, bệnh trĩ hoàn toàn có thể được điều trị dứt điểm bằng các loại thảo dược tự nhiên mà không cần làm tiểu phẫu. Trong đó, lá vông được xem là một trong những bài thuốc dân gian chữa trĩ đem lại công hiệu hơn cả. Nhưng dùng thế nào để loài thảo dược này có thể phát huy được hết tác dụng và dược tính, giúp rút ngắn thời gian điều trị? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của lá vông trong điều trị bệnh trĩ
Lá vông hay còn gọi là vông nem, tên gọi khác: Thích đồng bi là một dược liệu quen thuộc trong y học cổ truyền chuyên dùng để an thần, trừ phong thấp, sát trùng, hạ nhiệt, hạ huyết áp, chữa bệnh trĩ, đại tiện ra máu, đau nhức xương khớp,…
Loài thảo dược này cũng được y học hiện đại công nhận và chứng minh là có tác dụng tích cực trong việc điều trị bệnh trĩ. Bởi trong thành phần của chúng có chứa hàm lượng lớn các hoạt chất Alkaloid và Saponin. Trong đó, Alkaloid được biết đến với khả năng làm ức chế hoạt động của hệ thần kinh trung ương. Còn Saponin là hoạt chất có tác dụng chính trong việc giúp giảm đau, kích thích lưu thông máu, làm giảm co thắt cơ vùng hậu môn và hỗ trợ làm teo các búi trĩ.
Như vậy có thể thấy, dù là trong y học cổ truyền hay y học hiện đại thì lá vông cũng được ghi nhận là loại dược liệu rất tuyệt vời để chữa bệnh trĩ. Hay nói cách khác, lá vông chính là giải pháp tự nhiên giúp kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở hậu môn, làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát khó chịu do trĩ gây ra đồng thời ngăn không cho bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng hơn.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá vông tại nhà
Lá vông có thể được chế thành thuốc theo nhiều cách khác nhau, nhưng không phải cách nào cũng mang lại hiệu quả cho người bị trĩ. Để lá vông phát huy hết dược tính và công dụng, người bệnh trĩ có thể tham khảo một số bài thuốc sau đây.
1. Đắp lá vông để chữa bệnh trĩ
Phương pháp này chỉ thực sự phát huy được hiệu quả tối đa trong trường hợp búi trĩ có màu tươi nhuận, chiều dài búi trĩ sa ra ngoài 1 – 2 cm. Ngoài ra, bệnh nhân có sức khỏe ổn định, không mắc thêm các bệnh lý khác. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
- 7 – 9 lá vông tươi (nên chọn những lá vừa phải, không quá non cũng không quá già)
- Muối
Cách thực hiện
- Rửa sạch lá vông rồi đem ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất. Sau đó rửa lá lại với nước một lần nữa và để cho ráo hẳn.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn và lau cho khô bằng khăn mềm.
- Hơ qua lá vông trên lửa cho nóng rồi đắp trực tiếp lên các búi trĩ. Cách này sẽ làm giải phóng các hoạt chất có tác dụng kháng viêm, sát trùng và giảm đau có trong lá vông.
- Nên thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày trong vòng 3 – 4 tuần sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện rõ rệt.
2. Kết hợp lá vông với lá thầu dầu tía chữa bệnh trĩ
Bản thân lá vông và thầu dầu tía đều là hai dược liệu có tác dụng điều trị bệnh trĩ hiệu quả. Do đó, nếu kết hợp hai nguyên liệu này với nhau không chỉ khiến chúng phát huy công dụng tối đa mà còn giúp giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra và rút ngắn thời gian điều trị. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
- 1 nắm lá vông
- 1 nắm lá thầu dầu
Cách thực hiện
- Rửa sạch lá vông và thầu dầu tía cùng với nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất và bụi bẩn.
- Thái nhỏ các nguyên liệu rồi đem giã nát.
- Cho hỗn hợp trên vào một chiếc khăn mỏng sạch, hơ nóng qua lửa rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ trong vòng 10 – 15 phút
- Kiên trì áp dụng trong 1 thời gian sẽ thấy giảm tình trạng viêm nhức, đau nhức.
Nếu không thích đắp lá, có thể dùng rễ và lá cây vông đem sắc cùng lá thầu dầu tía. Sau đó dùng nước này ngâm rửa hậu môn cũng có tác dụng làm giảm đau, se búi trĩ.
3. Kết hợp lá vông với lá sen chữa bệnh trĩ
Lá sen có tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Do đó, khi kết hợp cùng với lá vông sẽ đem lại hiệu quả điều trị bệnh trĩ từ trong ra ngoài. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
- 15g lá vông
- 15g lá sen
Cách thực hiện
- Rửa sạch lá vông và lá nem, sau đó đem thái nhỏ, giã nhuyễn.
- Đổ hỗn hợp trên vào một chiếc khăn mỏng sạch, lọc lấy phần nước cốt để uống.
- Có thể tận dụng phần bã để đắp lên hậu môn.
- Thực hiện bài thuốc này 2 lần mỗi ngày. Tốt nhất nên áp dụng liên tục cho đến khi búi trĩ giảm sưng và co lại.
4. Sử dụng lá vông và giấm thanh chữa bệnh trĩ
Sự kết hợp hoàn hảo giữa lá vông và giấm thanh sẽ là bài thuốc rất tuyệt vời để có được kết quả điều trị như mong muốn. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu chuẩn bị
- 7 – 9 lá vông
- 30 – 40 ml giấm thanh
Cách thực hiện
- Rửa sạch lá vông sau đó ngâm với nước muối loãng trong vòng 3 – 5 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
- Đem giã nát hoặc xay nhuyễn lá vông. Đối với giấm thanh thì đổ vào nồi đun sôi.
- Trộn lá vông với giấm thanh để tạo thành hỗn hợp sệt.
- Sử dụng hỗn hợp này đắp trực tiếp lên búi trĩ và cố định lại bằng băng gạc từ 3 – 4 tiếng.
- Duy trì thực hiện từ 2 – 3 ngày một lần sẽ thấy cái búi trĩ co nhanh chóng.
Ngoài các cách trên, người bệnh cũng có thể sử dụng lá vông để chiến biến thành các món ăn nhằm tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh trĩ.
Chế độ ăn uống tốt nhất cho người bị bệnh trĩ
Cũng như một số bệnh lý khác, chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đối với quá trình điều trị cũng như hồi phục của người bị trĩ. Việc thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp người bệnh được bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học mà trên hết nó còn là cơ sở để các bài thuốc phát huy được tác dụng tối đa của mình trong việc chữa bệnh, từ đó có thể rút ngắn thời gian điều trị.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích trong chế độ ăn uống dành cho người bị bệnh trĩ:
- Nên tăng cường thực phẩm giàu chất xơ trong bữa ăn hàng ngày bằng cách bổ sung hoa quả, trái cây, rau xanh và các loại ngũ cốc nguyên hạt cùng các thực phẩm có tính nhuận tràng như: Hạt chia, mồng tơi, chuối, khoai lang,…
- Thêm các thực phẩm giàu sắt như: Thịt bò, gan gà, dầu mè, sò huyết, cải bó xôi,… để bổ huyết, bù lại lượng máu đã mất khi đi đại tiện.
- Nên sử dụng dầu thực vật như dầu hạt lanh, dầu ô liu, hay dầu dừa thay vì sử dụng mỡ động vật.
- Uống ít nhất 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày tùy vào cơ địa cũng như tình trạng bệnh.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, các món ăn cay nóng vì chúng sẽ khiến tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
- Không nên ăn quá mặn vì ăn quá mặn có thể gây tích nước, làm các mạch máu ở búi trĩ phình to hơn.
- Tuyệt đối không sử dụng rượu bia và các chất kích thích. Hạn chế uống các loại đồ uống có ga, nước ngọt, bánh kẹo vì chúng có thể làm tăng thêm phản ứng viêm, ngứa hậu môn dữ dội hơn.
Như vậy là bài viết trên đã hướng dẫn cho bạn cách chữa bệnh trĩ bằng lá vùng cũng như cách thực hiện ra sao để loại thảo dược này phát huy được hết công dụng và dược tính. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ giúp bạn có thể một giải pháp tuyệt vời để bệnh trĩ không còn là nỗi ám ảm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!