5 bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng tỏi tại nhà hiệu nhưng ít người biết sử dụng

5 cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi tại nhà cực dễ thực hiện giúp giảm ngay tức thì các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy, khó chịu và làm co búi trĩ nhanh chóng. Tham khảo ngay để áp dụng!

Trong số những phương pháp chữa bệnh trĩ tại nhà bằng thảo dược thì phương pháp điều trị bằng tỏi được nhiều người đánh giá cao hơn cả bởi tính đơn giản, dễ làm, dễ thực hiện, hiệu nghiệm tức thì mà nguyên liệu lại không hề khó kiếm. Thế nhưng, bạn đã biết sử dụng loại củ này như nào để đạt được hiệu quả chữa bệnh như ý chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.

Công dụng của tỏi với người bị bệnh trĩ

Không phải đến ngày nay người ta mới sử dụng tỏi như một loại dược liệu tự nhiên chữa bệnh hiệu quả. Từ thời xa xưa, loại củ tuyệt vời này đã được áp dụng rất phổ biến và rộng rãi trong dân gian để tăng cường sức đề kháng cũng như điều trị các bệnh viêm xoang, cảm cúm, viêm họng, ho khan, ho có đờm và cả trĩ nữa.

Bài thuốc chữa trĩ bằng tỏi
Bài thuốc chữa trĩ bằng tỏi

Theo ghi chép của các tài liệu y học cổ truyền, tỏi có vị cay nồng, tính ấm và được quy vào kinh Tỳ – Vị – Phế – Thận. Khi đi vào cơ thể, chúng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, chữa chứng khó tiêu, tiểu tiện khó. Do đó, tỏi có thể giúp người bị bệnh trĩ cải thiện tình trạng nóng trong, đi cầu dễ dàng hơn đồng thời giảm nhanh các triệu chứng sưng, đau, ngứa vùng hậu môn.

Về mặt y học hiện đại, tỏi được xem là một trong những loại kháng sinh mạnh nhất của tự nhiên nhờ sở hữu hàm lượng allicin dồi dào. Chất này có tác dụng diệt khuẩn, kháng nấm, chống viêm, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ làm teo búi trĩ và ngăn ngừa nhiễm trùng vùng hậu môn.

Bên cạnh đó, các chất oxy hóa có trong tỏi còn đóng vai trò như một chất “xúc tác” tự nhiên giúp cho vết thương mau lành, giảm viêm và bảo vệ các mô ở hậu môn khỏe mạnh.

Nhiều kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, các hoạt chất có trong tỏi còn có tác dụng đáng kể trong việc làm hạn chế máu tồn ở các búi trĩ, giúp thu nhỏ chúng một cách hiệu quả và ngăn ngừa nguy cơ hình thành nên các búi trĩ.

Sử dụng tỏi đúng cách cũng có thể làm tăng cường lưu thông tuần hoàn máu ở khu vực hậu môn trực tràng, qua đó giảm áp lực lên thành trực tràng và ngăn ngừa tình trạng sa búi trĩ.

Đó là chưa kể, thành phần vitamin và khoáng chất có trong loại củ này cũng cực kỳ dồi dào. Nhờ đó, tỏi có thể giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng và nâng cao hệ miễn dịch, giúp tăng khả năng chống chọi với bệnh tật.

Nói tóm lại, dù ở góc độ y học hiện đại hay y học cổ truyền thì tỏi cũng đều là dược liệu rất quý mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe cho người bị bệnh trĩ. Nhưng quan trọng là người bệnh phải sử dụng đúng cách thì mới phát huy được hết công dụng tối đa của loại thực phẩm tuyệt vời này.

Cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm và công hiệu nhất

Tác dụng chữa bệnh của tỏi chủ yếu đến từ những thành phần hoạt chất tự nhiên có sẵn trong nó. Vì vậy, muốn phát huy công dụng tối đa của tỏi cũng như hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả, người bệnh cần phải biết cách làm sao để tỏi có thể giải phóng được hết tinh chất.

Dưới đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi rất hiệu nghiệm mà bạn có thể tham khảo:

1. Uống nước ép tỏi chữa bệnh trĩ

Với cách này, người bệnh có thể tận dụng tối đa được các hoạt chất sinh học hữu ích có trong tỏi và đẩy lùi bệnh một cách nhanh chóng. Cách thực hiện đơn giản như sau:

bai thuoc nuoc ep toi chua benh tri
bai thuoc nuoc ep toi chua benh tri

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 4 – 5 tép tỏi tươi

Cách thực hiện

  • Tỏi đem lột vỏ rồi rửa sạch. Sau đó, giã nát hoặc xay nhuyễn.
  • Đem hòa cùng một ly nước ấm và khuấy đều để các tinh chất trong tỏi tan hết vào nước.
  • Loại bỏ phần bã, lọc lấy phần nước cốt để sử dụng.
  • Uống 1 ly nước ép tỏi mỗi ngày.
  • Kiên trì áp dụng trong vòng vài tuần sẽ thấy hiệu quả đáng kể.

2. Thoa nước cốt tỏi chữa trĩ

Phương pháp này đem lại hiệu quả cao cho những bệnh nhân bị trĩ ngoại, giúp giảm ngứa và đau ở hậu môn, hỗ trợ làm teo búi trĩ.

Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 4 – 5 tép tỏi tươi

Cách thực hiện

  • Lột bỏ hết vỏ ngoài của tỏi sau đó đem rửa sạch và giã nát.
  • Đun sôi khoảng 1 cốc nước rồi bỏ thêm tỏi vào, tiếp tục đun trên lửa nhỏ trong vòng 10 phút.
  • Dùng rây lọc bỏ bã, lấy nước cốt tỏi để dùng.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn. Sau đó lấy bông gòn tiệt trùng thấm nước cốt tỏi và đắp trực tiếp lên hậu môn.
  • Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 phút để tinh chất tỏi có thể thấm thấu sâu vào bên trong mang lại hiệu quả tốt hơn.
  • Lặp lại cách trên 2 -3 lần mỗi ngày.

3. Dùng tỏi làm viên đặt trị bệnh trĩ

Phương pháp này giúp tinh chất tỏi được thẩm thấu nhiều và sâu hơn, rất thích hợp để điều trị cho bệnh nhân trĩ nội ở giai đoạn mới khởi phát. Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 tép tỏi tươi
  • Dầu dừa nguyên chất

Cách thực hiện

  • Tỏi đem bóc hết phần vỏ bên ngoài, sau đó rửa sạch với nước muối loãng để loại bỏ hết tạp chất và bụi bẩn.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn rồi lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm.
  • Dùng tép tỏi nhét từ từ vào bên trong hậu môn. Để việc đặt tỏi dễ dàng hơn và có thể đi sâu vào bên trong hơn nên nhúng tỏi vào dầu dừa.
  • Nên thực hiện cách này vào buổi tối trước khi đi ngủ. Để nguyên tép tỏi trong hậu môn, sáng hôm sau khi đi đại tiện tép tỏi sẽ tự động bị đẩy ra ngoài.
  • Áp dụng đều đặn khoảng 3 lần/ tuần để tình trạng bệnh nhanh chóng được cải thiện.

4. Dùng tỏi ngâm rượu chữa bệnh trĩ

Cách này có tác dụng giảm sưng đau, làm co búi trĩ nhanh chóng, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm. Thực hiện như sau:

bai thuoc toi ngam ruou chua benh tri
bai thuoc toi ngam ruou chua benh tri

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 50g tỏi tươi
  • 20ml rượu trắng 40 độ

Cách thực hiện

  • Tỏi đem lột bỏ vỏ bên ngoài rồi rửa sạch và giã nát.
  • Cho tỏi vào hũ thủy tinh, đổ ngập rượu. Đậy chặt nắp bình lại và bảo quản ở nơi khô thoáng, tránh ánh nắng mặt trời.
  •  Cứ 3 – 4 ngày lại lấy hũ rượu ra, lắc lên cho đều. Sau khoảng 2 tuần có thể lấy rượu tỏi ra dùng.
  • Có thể dùng hỗn hợp này theo đường uống hoặc bôi. Nếu uống, mỗi lần sử dụng 2 thìa. Ngày uống 2 – 3 lần. Nếu bôi, dùng bông gòn tiệt trùng thoa trực tiếp lên hậu môn trong vòng 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 3 lần.

5. Đắp tỏi nướng

Cách này rất tốt để giảm nhanh các triệu chứng sưng rát, ngứa ngày đồng thời giúp ngăn ngừa các búi trĩ phát triển to hơn. Cách thực hiện như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 4 – 5 tép tỏi

Cách thực hiện

  • Tỏi để cả vỏ rồi đem nướng trên bếp than cho đến khi chuyển qua màu vàng.
  • Lột hết lớp vỏ bên ngoài, giã tép tỏi cho hơi nát.
  • Bọc tỏi trong một miếng vải sạch, áp vào hậu môn 20 – 30 phút.
  • Thực hiện ngày 1 lần.

Những lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng tỏi

Không thể phủ nhận, chữa bệnh trĩ bằng tỏi là một phương pháp điều trị tương đối an toàn và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, không phải người nào cũng hợp để áp dụng phương pháp này. Ngoài ra, trong quá trình chữa bệnh bằng tỏi, người bệnh cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho bản thân:

  • Tuyệt đối không sử dụng tỏi nếu đang sử dụng các thuốc chống đông máu hoặc thuốc chống kết tập tiểu cầu như Aspirin, Ibuprofen, Enoxaparin hay Warfarin, …vì có thể làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc gia tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ.
  • Không dùng tỏi chữa bệnh trĩ cho những người mẫn cảm với các thành phần của tỏi, người mắc các bệnh lý về mắt, viêm gan, nhiễm trùng đường ruột, tiêu chảy do vi khuẩn, huyết áp thấp, người đang bị rối loạn về máu và phụ nữ có thai. Người mắc bệnh đau dạ dày không nên dùng tỏi quá nhiều trong ngày.
  • Phương pháp chữa bệnh trĩ bằng tỏi chỉ phù hợp với bệnh nhân bị trĩ độ 1 và độ 2. Không nên áp dụng phương pháp này khi bệnh đã chuyển sang độ 3 và độ 4. Người bệnh không nên lạm dụng tỏi khi điều trị và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn, hiệu quả.
  • Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong quá trình chữa bệnh trĩ bằng tỏi nên dừng ngay và đến thăm khám tại các cơ sở y tế.
  • Không dùng tỏi cùng lúc với các thực phẩm: Trứng, cá diếp, cá trắm.
  • Cố gắng vận động mọi lúc có thể. Giữ thói quen đi lại 5 – 10 phút sau 45 phút làm việc.
  • Uống nhiều nước kết hợp với bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để ngăn ngừa tình trạng táo bón như: Mồng tơi, rau đay, rau ngót, hạt chia,  khoai lang, đu đủ… Đồng thời, bạn hãy bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt để tái tạo hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu trong trường hợp đi đại tiện kèm theo máu.
  • Không ăn nhiều đồ ngọt, hạn chế thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp. Tránh xa các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như: Bia rượu, nước chè đặc, thuốc lá,…
  • Tránh nhịn đi cầu, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh hoặc rặn quá mạnh.

Trên đây là tổng hợp những cách chữa bệnh trĩ bằng tỏi tại nhà đơn giản, hiệu quả nhất. Hy vọng với thông tin mà chúng tôi chia sẻ qua bài viết trên, người bệnh có thể tìm được cho mình một phương pháp phù hợp và nhanh chóng áp dụng thành công.

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc chữa trĩ bằng nước ép là ổi

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá ổi mang lại kết quả nhanh chóng, nhưng ít người dùng đúng cách

Nội dung chínhCông dụng của tỏi với người bị bệnh trĩCách chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm và công hiệu nhất1. Uống nước ép...

Bài thuốc chữa bệnh trị tại nhà

9 bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà siêu rẻ mà hiệu quả đến bất ngờ

Nội dung chínhCông dụng của tỏi với người bị bệnh trĩCách chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm và công hiệu nhất1. Uống nước ép...

Bài thuốc nam chữa bệnh trĩ

5 bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam có tác dụng nhanh chóng cho người bệnh

Nội dung chínhCông dụng của tỏi với người bị bệnh trĩCách chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm và công hiệu nhất1. Uống nước ép...

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa giúp giảm triệu chứng tức thì

Nội dung chínhCông dụng của tỏi với người bị bệnh trĩCách chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm và công hiệu nhất1. Uống nước ép...

Bài thuốc lá vông chữa bệnh trĩ

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá vông: Dùng đúng cách hiệu quả hơn mong đợi

Nội dung chínhCông dụng của tỏi với người bị bệnh trĩCách chữa bệnh trĩ bằng tỏi dễ làm và công hiệu nhất1. Uống nước ép...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp