5 bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng nghệ mang lại hiệu quả nhanh chóng cho người bệnh

Mách bạn 5 cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ siêu đơn giản, không gây tác dụng phụ giúp thu nhỏ búi trĩ nhanh chóng, làm lành vết thương viêm nhiễm. Tham khảo để áp dụng ngay!

Nghệ tươi thường được nhiều người ví von là thần dược của sức khỏe và sắc đẹp. Song ngày nay, y học hiện đại còn phát hiện ra loại củ này có tác dụng giảm đau, ngăn ngừa viêm nhiễm và đặc biệt là hỗ trợ điều trị bệnh trĩ rất hiệu quả nhờ có chứa một hàm lượng lớn curcumin. Nhưng làm thế nào để sử dụng nghệ đúng cách và mang lại kết quả như ý? Bài viết sau sẽ giúp các bạn trả lời những thắc mắc trên.

Nguyên nhân và biểu hiện gây ra bệnh trĩ

1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ

Trĩ là một trong những bệnh lý phổ biến nhất trong các bệnh lý ở vùng hậu môn. Bệnh thường xảy ra do sự giãn quá mức của các đám rối tĩnh mạch trĩ hoặc phình đại tĩnh mạch ở vùng mô bao quanh hậu môn.

Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ
Nguyên nhân gây nên bệnh trĩ

Nguyên nhân dẫn đến trĩ hiện vẫn chưa được xác định rõ ràng nhưng các yếu tố sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Ngồi hoặc đứng thường xuyên, quá lâu ở một tư thế.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kinh niên.
  • Chế độ ăn ít xơ.
  • Thừa cân hoặc béo phì.
  • Gia tăng áp lực ổ bụng: Điều này hay gặp ở những người làm lao động nặng như khuân vác, người bị viêm phế quản mạn tính, bệnh nhân giãn phế quản,…
  • U vùng tiểu khung bao gồm u đại trực tràng, u ở tử cung.
  • Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh trĩ cao hơn bình thường do các tĩnh mạch trĩ bị dồn ép bởi trọng lượng của thai nhi.
  • Quan hệ tình dục qua đường hậu môn.
  • Độ tuổi: bệnh thường xảy ra hơn ở người cao tuổi.

2. Biểu hiện của bệnh trĩ

Bệnh trĩ bao gồm có trĩ nội, trĩ ngoại và được chia thành 4 cấp độ, từ nhẹ đến nặng như sau:

  • Trĩ độ 1: Búi trĩ chưa sa ra ngoài.
  • Trĩ độ 2: Búi trĩ sa ra ngoài khi đi đại tiện nhưng vẫn tự co lại được.
  • Trĩ độ 3: Búi trĩ sa quá mức, phải dùng tay đẩy nhẹ mới vào.
  • Trĩ độ 4: Búi trĩ gần như thường xuyên nằm ngoài ống hậu môn và rất dễ nhiễm trùng.

Các biểu hiện thường gặp nhất của bệnh trĩ đó là:

  • Đại tiện ra máu: Ban đầu có thể xuất hiện ít nhưng về sau khi rặn nhiều thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Thậm chí, nếu bệnh chuyển nặng, ngồi xổm cũng có thể chảy máu.
  • Ngứa ngáy, khó chịu ở vùng hậu môn do dịch nhầy từ sự bài tiết của niêm mạc ống hậu môn.
  • Đau rát, căng tức, sưng viêm ở hậu môn hoặc vùng quanh hậu môn.
  • Có thể sờ thấy có cục nhô lên gần hậu môn, rát hoặc đau nếu bị trĩ ngoại.

Cách sử dụng nghệ chữa bệnh trĩ

Bệnh trĩ không chỉ gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh mà về lâu dài nó có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Do đó, ngay từ khi ở giai đoạn khởi phát, người bệnh nên áp dụng các phương pháp dân gian để chữa bệnh ngay, tránh để bệnh chuyển biến nặng hơn, gây khó khăn trong việc điều trị.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng nghệ
Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng nghệ

Với tình trạng bệnh nhẹ, chưa có búi trĩ sa, người bệnh có thể tận dụng nghệ tươi để giảm đau, ngừa viêm. Các hoạt chất có trong nghệ đặc biệt là curcumin và vitamin A được chứng minh là rất tốt cho người bị bệnh trĩ bởi chúng chúng có khả năng kháng khuẩn, chống viêm mạnh và giúp các tổn thương mau lành hơn.

Dưới đây là một số cách sử dụng nghệ chữa bệnh trĩ an toàn và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:

1. Chữa bệnh trĩ bằng nước cốt nghệ nguyên chất

Đây là cách chữa bệnh trĩ đơn giản, dễ làm nhất nhưng hiệu quả đem lại cực cao. Phương pháp này được thực hiện như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 củ nghệ tươi

Cách thực hiện

  • Rửa sạch nghệ tươi sau đó đem giã thật nhuyễn.
  • Cho nghệ đã giã nhuyễn hòa cùng một chút nước, khuấy đều để tinh chất có trong nghệ tan hết trong nước.
  • Lọc lấy phần nước cốt để sử dụng.
  • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ rồi dùng khăn mềm lau khô nhẹ nhàng.
  • Dùng bông sạch thấm nước cốt nghệ chấm vào hậu môn hoặc búi trĩ.
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày sẽ giúp tiêu viêm, giảm đau, giảm ngứa.

2. Chữa bệnh trĩ bằng bài thuốc ngâm từ nghệ

Phương pháp này có thể giúp người bệnh cái thiện các triệu chứng của bệnh đồng thời ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Cách thực hiện đơn giản như sau:

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 củ nghệ tươi
  • 1 quả sung
  • 1 bó rau diếp cá
  • Muối ăn

Cách thực hiện

  • Nghệ đem cạo vỏ rồi rửa thật sạch.
  • Các nguyên liệu còn lại đem rửa với nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất.
  • Đem nghệ giã nát rồi cho vào nồi đun cùng sung, diếp cá. Sau đó, cho thêm một thìa muối ăn vào và tiếp tục đun sôi trong khoảng 7 – 10 phút.
  • Tắt bếp, đổ hỗn hợp nước trên vào một chiếc chậu nhỏ và để cho nguội bớt. Sau đó, vệ sinh sạch sẽ hậu môn và ngâm với nước trên trong vòng 20 – 25 phút để cho tinh chất thấm sâu vào khu vực bị trĩ.
  • Nên áp dụng đều đặn mỗi ngày trước khi đi ngủ cho đến khi các triệu chứng giảm hẳn.

3. Sử dụng tinh bột nghệ trộn mật ong chữa bệnh trĩ

Nếu không có thời gian, bạn có thể sử dụng tinh bột nghệ trộn với mật ong để chữa bệnh trĩ thay vì dùng nghệ tươi. Hai nguyên liệu này đều có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng rất tốt nên khi kết hợp với nhau sẽ làm lành nhanh chóng các vết loét ở hậu môn và khiến các búi trĩ co lại một cách tự nhiên. Thực hiện phương pháp này như sau:

Bài thuốc bột nghệ và mật ong chữa bệnh trĩ
Bài thuốc bột nghệ và mật ong chữa bệnh trĩ

Nguyên liệu chuẩn bị

  • 1 thìa bột nghệ
  • 2 thìa mật ong

Cách thực hiện

  • Pha 1 thìa tinh bột nghệ và 2 thìa mật ong vào 1 cốc nước ấm rồi khuấy đều.
  • Uống hỗn hợp này vào mỗi buổi sáng và tối trước khi ngủ để mang lại hiệu quả.

Những tác dụng khác của nghệ khi sử dụng thường xuyên

Có thể thấy sự góp mặt của nghệ trong rất nhiều bài thuốc dân gian cũng như công thức làm đẹp. Điều đó cho thấy đây là loại dược liệu có dược tính rất đa dạng và tuyệt vời.

Theo các nhà khoa học, những tác dụng thần kỳ của nghệ đối với sức khỏe chủ yếu đều có từ một loại hoạt chất rất quan trọng có trong loại củ này đó chính là curcumin. Đây là một chất chống oxy hóa polyphenol, có khả năng chống vi rút, kháng khuẩn và chống ung thư mạnh. Nhờ hoạt chất này kết hợp với hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong nghệ mà ngoài tác dụng chữa bệnh trĩ, nghệ còn đem lại những công dụng khác như:

  • Cải thiện chức năng não bộ, thuyên giảm tình trạng suy giảm trí nhớ.
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, đau dạ dày.
  • Ngăn ngừa loãng xương, cải thiện hệ xương khớp
  • Cải thiện chứng kinh nguyệt không đều, giảm đau bụng kinh.
  • Trị chứng đau bụng, trướng bụng do ăn uống không tiêu.
  • Hỗ trợ điều trị sỏi gan, sỏi mật, viêm gan mãn tính.
  • Phòng ngừa ung thư gan, ung thư trực tràng.
  • Có khả năng chống lại chứng trầm cảm.
  • Làm chậm quá trình lão hóa, làm đẹp da.
  • Hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Trên đây là một số cách chữa bệnh trĩ bằng nghệ được đánh giá là an toàn, hiệu quả nhất, giúp cải thiện tình trạng bệnh nhanh chóng. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, người bệnh có thể tìm được cho mình một phương pháp phù hợp với bản thân và sớm thoát khỏi nỗi ám ảnh mang tên trĩ nhé.

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài thuốc chữa trĩ bằng tỏi

5 bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng tỏi tại nhà hiệu nhưng ít người biết sử dụng

Nội dung chínhNguyên nhân và biểu hiện gây ra bệnh trĩ1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ2. Biểu hiện của bệnh trĩCách sử dụng nghệ...

Bài thuốc chữa trĩ bằng nước ép là ổi

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng lá ổi mang lại kết quả nhanh chóng, nhưng ít người dùng đúng cách

Nội dung chínhNguyên nhân và biểu hiện gây ra bệnh trĩ1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ2. Biểu hiện của bệnh trĩCách sử dụng nghệ...

Bài thuốc chữa bệnh trị tại nhà

9 bài thuốc chữa bệnh trĩ tại nhà siêu rẻ mà hiệu quả đến bất ngờ

Nội dung chínhNguyên nhân và biểu hiện gây ra bệnh trĩ1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ2. Biểu hiện của bệnh trĩCách sử dụng nghệ...

Bài thuốc nam chữa bệnh trĩ

5 bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây thuốc nam có tác dụng nhanh chóng cho người bệnh

Nội dung chínhNguyên nhân và biểu hiện gây ra bệnh trĩ1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ2. Biểu hiện của bệnh trĩCách sử dụng nghệ...

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng dầu dừa giúp giảm triệu chứng tức thì

Nội dung chínhNguyên nhân và biểu hiện gây ra bệnh trĩ1. Nguyên nhân gây ra bệnh trĩ2. Biểu hiện của bệnh trĩCách sử dụng nghệ...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp