Thuốc Corticoid là gì? Vì sao Corticoid là con giao hai lưỡi? Có mấy loại? Loại nào dùng trong điều trị bệnh? Dùng như thế nào?
Nội dung chính
Thuốc Corticoid (nhóm Corticoid) gồm nhiều loại thuốc khác nhau như hydrocortison, predni, cortisone. Nhóm thuốc này được sử dụng trong điều trị các bệnh: hen suyễn, phát ban, lupus, bệnh tự miễn,… Vì thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ nên người bệnh tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Thông tin chung của thuốc Corticoid
1. Thành phần chính của Corticoid
Corticoid (hay Corticosteroid) là nhóm thuốc với các hormoon steroid được tổng hợp từ vỏ thượng thận của một số động vật có xương sống. Hoạt chất này được biết đến từ những năm 1950 và đến năm 1980 thì được đưa vào sử dụng.
Corticoid có bốn nhóm hoạt chất chính, mỗi nhóm sẽ có một số biệt dược khác nhau.
Nhóm A (các loại Hydrocortisone): Cortisone axetat, Methylprednisolone, Hydrocortisone, Hydrocortisone axetat, Tixocortol pivalate, Prednisolone, Prednisone.
Nhóm B (các loại Acetonides): Amcinonide, Budesonide, Desonide, Fluocinonide, Fluocinolone Acetonide, Mometasone, Halcinonide, Triamcinolone Acetonide, Triamcinolone Alcohol.
Nhóm C (các loại Betamethasone): Betamethasone, Betamethasone Sodium Phosphate, Dexamethasone, Dexamethasone Sodium Phosphate, Fluocortolone.
Nhóm D: Gồm D1 và D2 với đặc trưng là kém bền vững:
Nhóm D1 (alogenated): Hydrocortisone – 17- valerate, Halometasone, Alclometasone Dipropionate, Betamethasone Dipropionate, Betamethasone Valerate,…
Nhóm D2 (tiền dược Esters): Hydrocortisone – 17 – butyrate, Hydrocortisone – 17 – Buteprate, Hydrocortisone – 17 – Aceponate, Prednicarbate.
2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản
Dạng bào chế và đóng gói
Corticosteroid có nhiều dạng bào chế khác nhau, chẳng hạn như:
- Dạng uống: Viên nén, viên nang siro (điều trị viêm và đau mãn tính). Đóng gói vỉ hoặc lọ.
- Dạng dung dịch: Đi vào cơ thể bằng đường tiêm, sử dụng điều trị bệnh liên quan đến xương khớp.
- Dạng kem bôi: Dùng chữa lành nhiều tình trạng da.
- Dạng xông hít: Giúp kiểm soát viêm hen suyễn và dị ứng mũi.
3. Bảo quản
- Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, tránh ánh sáng trực tiếp.
- Không cho vào ngăn đá tủ lạnh
- Để xa tầm tay trẻ em.
4. Xuất xứ, nhà sản xuất
Corticosteroid được bào chế ở nhiều dạng với thành phần khác nhau. Chính vì thế, có rất nhiều đơn vị sản xuất loại thuốc này, bao gồm cả đơn vị trong nước và đơn vị nước ngoài.
Công dụng chính của Corticoid
Corticoid được bào chế ở nhiều dạng khác nhau, sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Do đó, công dụng của thuốc này cũng tùy thuộc vào từng loại thuốc.
- Chống viêm trong thời gian ngắn, dùng cho người cần chống viêm mạnh.
- Điều trị viêm sưng ở bệnh ngoài da như viêm da, nấm, khô da, sừng hóa,…
- Hỗ trợ điều hòa, chuyển hóa chất, điều hòa chức năng hệ thần kinh trung ương.
- Hỗ trợ ức chế miễn dịch, ức chế hoạt hóa tế bào.
- Giảm triệu chứng ngứa, dị ứng.
- Chỉ định trong điều trị bệnh liên quan đến xương khớp.
Đối tượng sử dụng
- Người gặp bệnh lí thiếu hụt hormone (suy thượng thận).
- Người bị bệnh liên quan đến xương khớp: viêm khớp, đau cột sống, gout,…
- Người mắc các bệnh tự miễn: lupus, thấp tim, bệnh về mắt
- Người mắc các bệnh liên quan đến dị ứng như: sốc phản vệ, hen suyễn, viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng, mề đay,…
- Người bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, ghép cơ quan gặp tình trạng đào thải ghép.
Hướng dẫn cách dùng và liều dùng
1. Cách sử dụng:
- Dùng thuốc sau ăn 30 phút để tránh gây tác dụng phụ.
- Thông tin cụ thể về tình trạng bệnh dạ dày (nếu có) cho bác sĩ để được kê thuốc với liều lượng phù hợp.
- Uống thuốc (dạng viên) với nước, nuốt trực tiếp không nghiền nát, không nhai thuốc.
- Dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý bỏ liều, không tự ý tăng liều lượng, không kéo dài thời gian sử dụng so với quy định.
- Trong quá trình sử dụng nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào, hãy liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ.
2. Liều dùng
Liều dùng cho người lớn
Với betamethasone
- Dạng viên uống, siro, viên sủi: 0.25 – 7.2mg mỗi ngày (liều điều trị); 1.2 – 12mg/ ngày (liều dùng lâu dài).
- Đối với dạng liều tiêm: 2 – 6mg/ ngày.
Với budesonit: 9mg/ ngày (trong 8 tuần); 6mg/ ngày sau đó.
Với cortisone: 25 – 300mg/ ngày (dạng viên nén); 20 – 300mg/ ngày (dạng tiêm).
Với dexamethasone: 0.5 – 1mg/ ngày (dạng nhỏ mắt, dung dịch, thuốc viên); 20.2 – 40mg/ ngày (dạng tiêm).
Với hydrocortisone: 20 – 800mg/ ngày (dạng viên uống); 5 – 500mg/ ngày (dạng tiêm).
Với methylprednisolone: 40 – 160mg/ ngày/ 2 lần (dạng viên); 4 – 160mg/ ngày (dạng tiêm).
Với prednisolone: 5 – 200mg/ ngày (dạng viên nén, siro); 2- 100mg/ ngày (dạng tiêm).
Với prednisone: 5 – 200mg/ ngày (dạng viên nén, siro).
Với triamcinolone: 2 – 60mg/ ngày (dạng viên uống, siro); 0.5 – 100mg/ ngày (dạng tiêm).
Liều dùng với trẻ em
Hiện nay, Corticoid chưa được nghiên cứu sử dụng cho trẻ em. Vì thế, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng.
Lưu ý khi sử dụng Corticoid
- Dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Hỏi ý kiến bác sĩ về các tác dụng phụ.
- Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh trong thời gian sử dụng thuốc.
- Cần chế bổ sung canxi vì thuốc có thể gây nên tình trạng loãng xương.
- Không tự ý tăng, giảm liều, không tự ý bỏ thuốc.
Một số câu hỏi thường gặp về Corticoid
1. Corticoid có mấy loại? Loại nào thường được sử dụng trong điều trị?
Corticoid với bốn nhóm chính, mỗi nhóm có thành phần, công dụng và chỉ định khác nhau. Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ để không bị ảnh hưởng tới sức khỏe.
2. Corticoid có tác dụng phụ là gì?
- Gây rối loạn chuyển hóa: rối loạn canxi, Na, K, Ca, rối loạn phân bố mỡ.
- Gây nên hiện tượng lipoprotein máu, có thể khiến xơ vữa động mạch.
- Có thể gây loãng xương, tình trạng teo cơ, loạn dưỡng cơ.
- Tác dụng phụ về mắt: gây đục nhân mắt, glaucoma,…
- Gây một số vấn đề về da như: đỏ da, mỏng da, rạn da, có đốm trắng trên bề mặt, mụn nước, mụn trứng cá,…
3. Nên sử dụng Corticoid thế nào?
Với dạng uống, nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ vì mỗi bệnh nhân có liều dùng, thời gian điều trị khác nhau.
Với thuốc dạng kem bôi, cần vệ sinh sạch sẽ vùng cần dược bôi. Thoa nhẹ một lớp kem mỏng, có thể băng kín hoặc không sau khi bôi. Dạng thuốc này cũng cần được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
4. Liều dùng thuốc Corticoid cho trẻ em như thế nào?
Hiện nay chưa có nghiên cứu về việc sử dụng Corticoid cho trẻ em. Vì thế, cha mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cho bé.
5. Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp dùng Corticoid liều, hãy cẩn trọng xem phản ứng của cơ thể. Nếu có bất cứ phản ứng bất thường nào, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được xử lí. Ngoài ra, trường hợp nguy hiểm, có thể gọi 115 để được cấp cứu kịp thời.
6. Nên làm gì nếu quên 1 liều?
Nếu chẳng may bị quên một liều, hãy bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, liều bổ sung quá gần với liều uống tiếp theo thì hãy bỏ qua. Tuyệt đối không sử dụng gấp đôi liều dùng vì có thể nguy hiểm đến sức khỏe.
7. Corticoid hại da như thế nào?
- Corticoid có thể gây bào mỏng da khi dùng quá liều
- Gây nghiện cho da dẫn đến tình trạng nếu dừng thuốc có thể gây phản ứng dữ dội.
- Thuốc có thể gây phản ứng tới mắt gây mỏng giác mạc, từ đó ảnh hưởng tới thị lực.
- Tình trạng viêm da có thể xảy ra dẫn tới bong tróc, đỏ da, mụn nhọt.
- Da có thể gặp tình trạng căng bóng, mọng nước, tuy nhiên nếu không sử dụng nữa có thể da sẽ “biểu tình” khiến bạn phải dùng trở lại.
- Da mất đi sức đề kháng, lâu dần sẽ khiến da bị lão hóa nhanh.
- Da bị nổi mụn đỏ, ứng đỏ, nổi mạch máu, càng sử dụng thuốc lâu càng khó hồi phục.
8. Làm sao nhận biết thuốc có chứa Corticoid?
Hiện nay, thị trường không ít loại thuốc Corticoid giả, vì thế người dùng cần “tinh mắt”, “tinh trí” để có thể phân biệt được đâu là thuốc thật, đâu là thuốc giả, tránh ảnh hưởng tới quá trình điều trị.
Để chắc chắn nhất đó có phải là thuốc giả hay không, tốt nhất người bệnh nên hỏi trực tiếp bác sĩ.
Ngoài ra, xem thành phần của thuốc, với Corticoid thật thì ở thành phần sẽ có những chất như: hydrocortisone, prednisone, methylprednisolone, prednisolone, fluocinolone, fluticasone; triamcinolone, beclomethasone, betamethasone, dexamethasone…
Các corticoid thật sẽ có đuôi “sone) hoặc “olone”, thỉnh thoảng có ngoại lệ (budesonide).
Thành phần cụ thể trong một số loại thuốc như sau: Medrol chứa methylprednisolone; Fucicort chứa betamethasone; thuốc Symbicort chứa budesonide; Flucinar chứa fluocinolone; thuốc nhỏ mắt Polydexa chứa dexamethasone…
9. Mua Corticoid ở đâu? Giá bao nhiêu?
Hiện nay, Corticoid được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành nên đang được bán ở hầu khắp các nhà thuốc trên cả nước. Tuy nhiên, để không mua phải hàng giả, bạn hãy đến trực tiếp những nhà thuốc lớn, nhà thuốc trong bệnh viện hoặc đơn vị phân phối.
Giá bán của Corticoid tùy vào từng dạng bào chế, từng quy cách đóng gói sản phẩm. Theo đó, giá thuốc như sau:
- Corticoid dạng gói: 250.000đ/ gói 50ml
- Tinh chất trị vỡ mao mạch và điều trị: 120.000đ/ ống
- Kem hũ đặc trị thải độc da: 60.000đ/ hũ
- Dạng ống tiêm: 2.615.000đ/ 25 ống 2ml
- Corticoid dạng serum: 220.000/ gói 20ml
- Giá thuốc chống viêm Cortisone 280.000 VNĐ/25mg.
- Thuốc kháng viêm tại chỗ Hydrocortison 125mg: 50.000 vnđ
- Hydrocortisone dạng kem bôi: 18.000VNĐ/ tuýp 15gr
- Thuốc Prednisolon 5 mg gồm 2 vỉ, mỗi vỉ 20 viên, có giá khoảng 10.000 VNĐ/vỉ
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!