Thuốc Abbokinase®: Công dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng bạn nên biết

Thuốc Abbokinase có tên gốc là urokinase, thuộc nhóm thuốc kháng đông, chống kết dính tiểu cầu và tiêu sợi huyết. Vậy, công dụng, liều dùng và những chú ý khi dùng thuốc như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Những thông tin quan trọng về thuốc Abbokinase

1. Dạng bào chế

Thuốc Abbokinase® có dạng tiêm truyền tĩnh mạch liên tục và hàm lượng 250000 đơn vị.

2. Tác dụng của thuốc Abbokinase

Thuốc Abbokinase® thường được sử dụng để điều trị huyết khối trong phổi. Thuốc này chứa hoạt chất urokinase, là sản phẩm nhân tạo sản xuất từ một loại protein tự nhiên ở thận. Urokinase là tác nhân giúp làm tan huyết khối.

tac-dung-cua-thuoc-Abbokinase
Thuốc Abbokinase có tác dụng gì?

Ngoài ra, thuốc Abbokinase® có thể được sử dụng cho một số chỉ định khác không được đề cập trong hướng dẫn này, bạn hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

3. Liều dùng

* Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thuyên tắc động mạch phổi:

  • Liều khởi đầu: 4400 đơn vị/kg trọng lượng cơ thể lý tưởng (IBW), bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch 1 liều bolus trong 10 phút.
  • Liều duy trì: 4400 đơn vị/kg (IBW)/giờ, bạn sẽ được truyền tĩnh mạch liên tục trong 12 giờ.

* Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhồi máu cơ tim:

Ly giải huyết khối động mạch vành: Trước khi bắt đầu truyền urokinase, bạn cần được tiêm một mũi bolus heparin 2500 đến 10.000 đơn vị.

Điều trị tiêu sợi huyết toàn thân: Bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch 1-2 000 000 đơn vị một lần trong 15-30 phút. Tốc độ truyền dịch được điều chỉnh theo các tác dụng phụ (sốt, ớn lạnh, rét run) và có thể cần giảm tốc độ ở một số bệnh nhân. Liều lên đến 3 triệu đơn vị đã được sử dụng để điều trị nhồi máu cơ tim cấp tính (AMI).

Để xác định sự đáp ứng của bệnh nhân với urokinase, các nhà sản xuất khuyến cáo chụp tia X mạch mỗi 15 phút. Tình trạng mở động mạch vành tối đa thường xảy ra 15-30 phút sau khi bắt đầu mở.

* Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh huyết khối tĩnh mạch sâu

  • Liều khởi đầu: 4400 đơn vị/kg trọng lượng cơ thể lý tưởng (IBW), bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch 1 liều bolus trong 10 phút.
  • Liều duy trì: 4400 đơn vị/kg (IBW)/giờ, bạn sẽ được truyền tĩnh mạch liên tục trong 72 giờ. Điều trị có thể kéo dài 10 đến 14 ngày ở một số bệnh nhân.

* Liều dùng thuốc Abbokinase® cho trẻ em:

Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Lưu ý: Thông tin về liều dùng trên không thể thay thế cho lời khuyên của bác sĩ. Do đó, bạn hãy đi tham khám để bác sĩ kê đơn cụ thể nhằm mang lại hiệu quả điều trị cao.

4. Cách dùng thuốc Abbokinase

Thuốc Abbokinase® có thể dùng bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch. Abbokinase® nên được truyền tĩnh mạch chậm, thông thường trong khoảng 12 giờ bằng máy bơm truyền liên tục. Bạn nên tiêm truyền thuốc tại các cơ sở y tế như phòng khám hoặc bệnh viện.

thuoc-Abbokinase
Cách dùng thuốc Abbokinase hiệu quả là tiêm đường truyền tĩnh mạch

Trong thời gian truyền thuốc Abbokinase®, bạn cần được theo dõi nhịp thở, huyết áp, nồng độ oxy và các dấu hiệu sinh tồn khác.

Lưu ý: Hãy cho bác sĩ của bạn về tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng, bắt đầu hoặc ngừng sử dụng trong quá trình điều trị với urokinase, đặc biệt là:

  • Thuốc sử dụng để ngăn ngừa huyết khối – dabigatran, desirudin, dalteparin, enoxaparin, tinzaparin, fondaparinux, coumadin, warfarin
  • NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) – aspirin, Motrin®), ibuprofen (Advil®, naproxen (Aleve®), diclofenac, celecoxib, meloxicam, indomethacin và những thuốc khác.

Báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bị:

  • Tăng huyết áp động mạch
  • Khối u não
  • Xuất huyết nội tại
  • Phình động mạch não
  • Rối loạn chảy máu hoặc đông máu (như bệnh ưa chảy máu)
  • Nếu bạn bị đột quỵ, phẫu thuật não hoặc phẫu thuật cột sống trong trong 2 tháng qua
  • Nếu bạn đã mắc một trường hợp khẩn cấp y tế gần đây cần phải hồi sức tim phổi

Một số câu hỏi thường gặp về thuốc Abbokinase

1. Nên dùng thuốc Abbokinase như thế nào cho hiệu quả?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thuốc Abbokinase dùng bằng đường tiêm truyền tĩnh mạch là tốt nhất. Khi muốn sử dụng thuốc hãy tới các cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện để đảm bảo an toàn.

Thông thường, thuốc sẽ được truyền bằng máy bơm truyền liên trục, chạy chậm trong 12 giờ. Trong quá trình thực hiện người bệnh cần được theo dõi nhịp thở, huyết áp, nồng độ oxy hoặc các dấu nhiệu sinh tồn khác.

2. Nên làm gì khi dùng thuốc Abbokinase quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

3. Các tác dụng phụ gặp phải khi dùng thuốc?

Nếu sau khi dùng thuốc bạn gặp phải các dấu hiệu như: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, họng hoặc lưỡi…hãy nhanh tay gọi cấp cứu hoặc tới các cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời.

Gọi bác sĩ ngay nếu bạn có dấu hiệu chảy máu bên trong cơ thể, chẳng hạn như:

  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu (chảy máu cam, chảy máu nướu răng, chảy máu từ vết thương, vết mổ, ống thông hoặc kim tiêm)
  • Phân có máu hoặc màu như hắc ín, ho ra máu hoặc nôn mửa giống bã cà phê
  • Nước tiểu có màu đỏ hoặc màu hồng
  • Tê hoặc suy nhược đột ngột (đặc biệt ở một bên của cơ thể), nhức đầu dữ dội đột ngột, nói lắp, các vấn đề với tầm nhìn hoặc cân bằng

Bạn cũng nên gọi bác sĩ ngay nếu mắc các tình trạng sau:

  • Đau ngực hoặc cảm giác nặng ngực, đau lan ra hàm hoặc vai, buồn nôn, ra mồ hôi, cảm giác bị bệnh
  • Sốt, ớn lạnh, các triệu chứng cúm, buồn nôn, nôn mửa, đau lưng, đau bụng
  • Sưng phù, tăng cân, ít hoặc không đi tiểu
  • Ngón tay hoặc ngón chân có màu đỏ hoặc bầm tím
  • Thở yếu hay nông, môi hoặc móng tay có màu xanh
  • Huyết áp cao nguy hiểm (nhức đầu, mờ mắt, ù trong tai, lo lắng, hoang mang, đau ngực, khó thở, tim đập không đều, co giật)
  • Viêm tụy (đau dữ dội ở phần bụng phía trên lan ra sau lưng, buồn nôn và nôn mửa, nhịp tim nhanh)

Lưu ý: Những dấu hiệu kể trên chưa phải là biểu hiện đầy đủ khi dùng thuốc gây ra nên bạn hãy theo dõi và báo ngay cho bác sĩ nếu xuất hiện biểu hiện bất thường nhé.

4. Nên lưu ý gì khi dùng Abbokinase?

Không nên dùng thuốc nếu bị:

  • Xuất huyết nội tại
  • Khối u não
  • Phình động mạch não
  • Rối loạn chảy máu hoặc đông máu
  • Tăng huyết áp động mạch
  • Nếu bạn đã mắc một trường hợp khẩn cấp y tế gần đây cần phải hồi sức tim phổi
  • Nếu bạn bị đột quỵ, phẫu thuật não hoặc phẫu thuật cột sống trong trong 2 tháng qua

5. Người mang thang, cho con bú có dùng được thuốc Abbokinase không?

Hiện nay chưa có bất cứ một thông báo nào nói về rủi ro khi mang thai, cho con bú dùng thuốc Abbokinase. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị nhé.

6. Thuốc Abbokinase có thể tương tác với những loại thuốc nào?

Thuốc Abbokinase có thể tương tác với các loại thuốc khác, đặc biệt là:

  • NSAID (thuốc kháng viêm không steroid) – aspirin, ibuprofen (Advil®, Motrin®), naproxen (Aleve®), celecoxib, diclofenac, indomethacin, meloxicam và những thuốc khác
  • Thuốc sử dụng để ngăn ngừa huyết khối – dabigatran, dalteparin, desirudin, enoxaparin, fondaparinux, tinzaparin, warfarin, coumadin.

7. Thuốc Abbokinase tương tác với những thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, thuốc lá và rượu bia luôn tương tác với các loại thuốc. Do đó, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ điều trị.

8. Cách bảo quản thuốc Abbokinase tốt nhất?

Thuốc nên bảo quản ở nhiệt độ 2 – 8 độ C, tránh ẩm và tránh ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, bạn hãy đọc hướng dẫn bảo quản trên bao bì và  ý kiến của dược sĩ.

Như vậy, trên đây là thông tin về thuốc Abbokinase rất đầy đủ và chi tiết. Mong rằng, nguồn tin này sẽ hữu ích với bạn!

>> Xem thêm: Thuốc Abamune: Thành phần, liều dùng, giá bán và tác dụng phụ gây ra

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà