17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây lược vàng vốn không còn xa lạ với người Việt Nam bởi nó thường được trồng làm cảnh. Tuy nhiên, ít người biết rằng, lược vàng còn là cây thuốc Nam quý dùng để chữa bệnh.

Thông tin, hình ảnh cây lược vàng (lan voi)
Thông tin, hình ảnh cây lược vàng (lan voi)
  • Tên gốc: Callisia franrans
  • Tên gọi khác: (địa) lan vòi, lan rũ, trái lá phất dũ, cây bạch tuộc, giả khóm
  • Tên khoa học: Callisia franrans_
  • Tên tiếng Anh: Callisia franrans
  • Họ: Thài Lài (Commelinaceae)

Đặc điểm nhận dạng của cây Lược vàng

Mô tả cây lược vàng

Lược vàng là cây thân thảo, lá sáp có chiều cao khoảng 1m. Lá lược vàng thuộc lá đơn, dài lên đến 25cm. Lá màu xanh nhưng khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ chuyển sang màu tím. Trên lá có các gân song song, phiến hình giáo nhọn. Hoa lược vàng màu trắng, mùi thơm, nở thành từng chùm dài. Cuống hoa dài 1.5x3mm.

Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế

Cây lược vàng được tìm thấy lần đầu tiên ở Mexico tại một cánh đồng hoang. Sau đó, cây được phát hiện ở Nga, Ấn Độ, Mỹ và một số nơi khác. Tại Việt Nam, cây được tìm thấy lần đầu tiên ở Thanh Hóa. Hiện nay, cây được trồng ở nhiều nơi, đặc biệt là ở Hà Nội.

Tính vị, quy kinh

Cây lược vàng có vị ngọt nhẹ, tính mát đi vào kinh phế có thể giúp điều trị một số bệnh về đường tiêu hóa, bệnh về da,…

Thành phần hoá học

Trong lá của cây lược vàng có flavonoid, glycol-và phospholipids, acid béo, Fragrans (một loại thuốc chống virus, kháng khuẩn. Lá của cây được sử dụng điều trị bệnh ngoài da, trị bỏng, rối loạn khớp.

Nhiều tài liệu chỉ ra rằng, trong cây lược vàng có nhiều nhóm chất như:

  • Nhóm lipid: sulfolipid, triacyglyceride, digalactosyl diglycerides
  • Nhóm acid béo: olefinic, paraffinic
  • Nhóm acid hữu cơ
  • Sắc tố chlorophyll, caroten
  • Phytosterol
  • Các vitamin PP, B2
  • Nguyên tố vi lượng: Fe, Cr, Ni, Cu.
  • Các flavonoid: kaempferol isoorientin  , quercetin

Tác dụng dược lý

Cây lược vàng có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, nhuận phế, trừ đàm, lợi thủy. Ngoài ra nó còn có tác dụng làm bền mạch máu nhờ hoạt chất Flavonoid, vitamin P, C. Thành phần Quercetin (chất ngăn ngừa tế bào ung thư) trong cây cũng có tác dụng chống oxy hóa cao.

Bài thuốc điều trị bệnh tiêu hóa

Công dụng <a href=cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh tiêu hóa" width="650" height="400" srcset="https://thongtinthuoc.org/wp-content/uploads/2020/03/trinh-nu-hoang-cung-tri-benh-tieu-hoa.jpg 650w, https://thongtinthuoc.org/wp-content/uploads/2020/03/trinh-nu-hoang-cung-tri-benh-tieu-hoa-398x245.jpg 398w" sizes="(max-width: 650px) 100vw, 650px" />
Công dụng cây trinh nữ hoàng cung chữa bệnh tiêu hóa

1. Điều trị bệnh dạ dày, viêm loét dạ dày

Cách 1: Giã nhuyễn lá lược vàng rồi vắt lấy nước uống.

Cách 2: Trộn nước ép lược vàng với mật gấu rồi uống sau ăn.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh dạ dày bằng lá khôi tía

2. Điều trị bệnh gan (nóng gan, gan nhiễm mỡ…)

Cách làm: Lấy 2 lá lược vàng và 2 lá mồng tơi rửa sạch, giã nát lấy nước uống trước khi đi ngủ.

3. Chữa bệnh xơ gan cổ trướng

Bài thuốc 1: Lấy lá lược vàng rửa sạch, giã nhuyễn lấy nước, cho 5 giọt giấm vào rồi uống. Thực hiện liên tục trong 1 tháng.

Bài thuốc 2: Lấy 50gr mỗi loại lá lược vàng và cây bòng bong cho vào bình ngâm với 1 lít trắng. Sau 1 tháng lấy ra uống, mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm gan bằng cây đơn châu chấu

4. Chữa bệnh trĩ

Bài thuốc 1: Lấy lá lược vàng tươi, rửa sạch với muối, bỏ phần cứng bên ngoài lá, mỗi ngày ăn 2 – 4 lá trước bữa ăn.

Bài thuốc 2: Lấy cả cây lược vàng (hoặc riêng phần rễ) rửa sạch, để ráo nước sau đó cho vào bình đổ đầy rượu vào ngâm trong 2 tháng. Sau đó, mỗi ngày uống 1 – 2 chén nhỏ trước ăn 15 phút.

Bài thuốc 3: Lấy lá lược vàng rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp vào hậu môn, dùng băng gạc cố định qua đêm, sáng hôm sau rửa lại với nước. Thực hiện liên tục trong 1 thời gian.

Bài thuốc điều trị bệnh da liễu (bệnh ngoài da, viêm da, mụn nhọt…)

Công dụng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh da liễu
Công dụng trinh nữ hoàng cung chữa bệnh da liễu

1. Chữa mụn nhọt

Lấy 1 – 2 lá lược vàng, rửa sạch, giã nhuyễn với muối rồi đắp lên chỗ bị mụn nhọt trong 15 – 20 phút.

2. Chữa bệnh vảy nến

Bài thuốc 1: Lấy lá lược vàng, rửa sạch, thái khúc, đun với nước uống hàng ngày. Thực hiện liên tục trong 2 tuần.

Bài thuốc 2: Lá lược vàng rửa sạch, giã nát, lấy bã đắp lên vùng da bị vảy nến, lấy băng gạc cố định lại trong 1 tiếng.

3. Chữa bệnh mẩn ngứa

Lấy lá lược vàng rửa sạch rồi cho trẻ nhai, nuốt nước còn phần bã thì xát vào chỗ bị mẩn ngứa.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa mề đay mẩn ngứa bằng lá tía tô

4. Điều trị bỏng và cầm máu từ lá cây lược vàng

Trộn đều bột lược vàng với vaseline (theo tỷ lệ 2:3) rồi để trong lọ thủy tinh tối màu, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Mỗi ngày lấy hỗn hợp bôi vào vết bỏng như dùng thuốc mỡ.

5. Giảm vết sưng tấy do giời leo

Lấy 1 nắm lá lược vàng, rửa sạch sau đó cho vào giã nhuyễn. Lấy nước ép lược vàng bôi vào chỗ bị giời leo (hoặc lấy bã chà nhẹ lên vết thương).

6. Trị vết côn trùng cắn

Khi bị côn trùng cắn, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá lược vàng đã rửa sạch cho vào miệng nhai. Nuốt lấy nước còn bã thì chà vào vết thương, đảm bảo sẽ giảm sức tấy.

Bài thuốc chữa bệnh viêm họng, ho

Công dụng trinh nữ hoàng cung trị bệnh viêm họng
Công dụng trinh nữ hoàng cung trị bệnh viêm họng

1. Chữa bệnh viêm họng, sưng nướu

Bài thuốc 1: Lấy 50gr lá lược vàng tươi rửa sạch, giã nhuyễn, vắt nước nước uống. Mỗi ngày 1 lần, thực hiện liên tục trong 5 ngày.

Bài thuốc 2: Lấy 3 – 3 lá lược vàng tươi, rửa sạch, để ráo, cắt thành từng miếng, cuộn tròn lại rồi cho vào miệng nhai, nuốt nước từ từ. Mỗi ngày thực hiện 3 lần, mỗi lần nhai trong khoảng 10 phút.

2. Chữa ho khan kéo dài

Lấy 1 đoạn thân cây lược vàng, rửa sạch, thái mỏng, sau đó cho vào bình ngâm với rượu trắng trong 10 ngày. Mỗi ngày lấy 25 giọt uống, thực hiện liên tục trong 10 ngày. Sau đó nghỉ 7 ngày rồi lại tiếp tục uống trong 10 ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm họng bằng lá trà xanh

Bài thuốc hỗ trợ điều trị một số bệnh khác

1. Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Lấy 1 nắm lá cây lược vàng rửa sạch sau đó cho vào miệng nhai, nuốt cả lá và nước. Thực hiện liên tục trong 1 thời gian triệu chứng bệnh sẽ giảm.

2. Chữa bệnh Gout

Lấy một lượng lá lược vàng vừa đủ, rửa sạch, phơi khô rồi cho vào bảo quản trong túi bóng.

Mỗi ngày lấy 1 nắm lá lược vàng khô cho vào đun với nước và uống thay trà hàng ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa trị bệnh gout bằng lá tía tô tại nhà

3. Chữa bệnh đau lưng

Lấy lá lược vàng đã phơi khô cho vào ngâm với rượu. Mỗi ngày lấy 1 chén rượu ra uống làm 3 lần. Hoặc người bệnh cũng có thể lấy rượu xoa bóp lên chỗ bị đau nhức ngày 3 lần.

4. Điều trị tê phù, tiểu ít

Nguyên liệu: Lược vàng (20gr); mã đề, cỏ xước (Mỗi loại 12gr)

Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, cho vào sắc với nước uống trong ngày.

5. Chữa sưng chân răng và nướu răng

Lấy lá lược vàng rửa sạch, nhai kĩ sau đó dùng bã nhét vào chỗ kẽ răng bị sâu.

Những lưu ý khi sử dụng cây lược vàng trong điều trị bệnh

  • Dùng lá lược vàng trị bệnh cần kiên trì mới có hiệu quả
  • Lược vàng dị ứng với người bị phát ban và sưng phù thanh quản
  • Không dùng lược vàng cho người bị suy yếu hệ miễn dịch
  • Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

Bạn đã bao giờ sử dụng cây Lược Vàng trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ cây Lược Vàng? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây dành dành

Cây dành dành (thủy hoàng chi) và 6 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Lược vàngMô tả cây lược vàngPhân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chếTính vị, quy kinhThành...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Lược vàngMô tả cây lược vàngPhân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chếTính vị, quy kinhThành...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Lược vàngMô tả cây lược vàngPhân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chếTính vị, quy kinhThành...

Long đởm thảo

Long đởm thảo và 6 bài thuốc chữa lở miệng, cốc đản, dạ dày, khó tiêu, đau mắt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Lược vàngMô tả cây lược vàngPhân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chếTính vị, quy kinhThành...

Chua me đất hoa vàng

Chua me đất hoa vàng (chua me ba chìa) và 8 bài thuốc chữa viêm họng, sốt, ho, huyết áp, viêm gan, chấn thương, đại tiểu tiện không thông hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng của cây Lược vàngMô tả cây lược vàngPhân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chếTính vị, quy kinhThành...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp