Thuốc Abboticin® là thuốc gì? Công dụng và liều dùng chuẩn xác nhất bạn nên biết
Nội dung chính
Thuốc Abboticin có thành phần là hoạt chất Erythromycin, thường được sử dụng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng do một số chủng vi khuẩn gây ra nhất định. Vậy, thuốc có công dụng, liều dùng như thế nào và cần chú ý gì khi sử dụng…cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Thông tin về thuốc Abboticin
1. Tác dụng
Thuốc Abboticin có tên gốc là Erythromycin và thường được dùng trong điều trị nhiễm trùng. Thuốc này còn được dùng để ngăn ngừa cơn sốt thấp khớp cấp hoặc dùng trong các trường hợp khác theo chỉ định của bác sĩ.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Dạng bào chế
Hiện nay, thuốc Abboticin® chỉ có dạng viên nén 500 mg erythromycine.
3. Liều dùng
Khi đã lựa chọn dùng thuốc Tây y hay Đông y thì bắt buộc người bệnh phải tuân thủ theo đúng chỉ định và dùng thuốc đúng liều. Với thuốc Abboticin® bạn có thể tham khảo liều dùng thường được bác sĩ kê đơn như sau.
* Liều dùng của thuốc Abboticin cho người lớn:
- Liều đề nghị thông thường: bạn dùng 400 mg mỗi 6 tiếng. Có thể tăng liều đến 4g/ngày tùy thuộc vào tình trạng nhiễm khuẩn.
- Lỵ amip: bạn dùng 400 mg mỗi 6 tiếng, dùng 10-14 ngày.
- Viêm phổi do vi khuẩn: bạn dùng 400-1000 mg mỗi 6 tiếng, dùng trong 21 ngày.
- Ho gà: bạn dùng 40-50 mg/kg/ngày, 5-14 ngày.
- Nhiễm streptococcus: bạn dùng 400 mg PO chia làm mỗi 12 tiếng, dùng 10 ngày.
- Giang mai kì đầu: bạn dùng 48-64 g chia làm 10-15 ngày.
- Viêm niệu đạo gây nên bởi C trachomatis hoặc U urealyticum: bạn dùng 800 mg mỗi 8 tiếng, dùng 7 ngày.
* Liều dùng của thuốc Abboticin cho trẻ em:
Trẻ em:
- Nhiễm khuẩn nhẹ-trung bình: 30-50 mg/kg/ngày chia làm mỗi 6-12 tiếng.
- Nhiễm khuẩn nặng: 60-100 mg/kg/ngày chia làm mỗi 6-12 tiếng.
Trẻ sơ sinh:
- Nhỏ hơn 1,2 kg: bạn cho trẻ dùng 20 mg/kg/ngày chia làm mỗi 12 tiếng.
- Trẻ từ 0-7 ngày tuổi và nhiều hơn 1,2 kg: cho trẻ dùng 20 mg/kg/ngày chia làm mỗi 12 tiếng.
- Trẻ lớn hơn 7 ngày tuổi và nhiều hơn 1,2 kg: cho trẻ dùng 30 mg/kg/ngày chia làm mỗi 8 tiếng.
- Viêm kết mạc do Chlamydia: cho trẻ dùng 50 mg/kg/ngày chia làm mỗi 6 tiếng, dùng 14 ngày.
4. Cách dùng thuốc Abboticin hiệu quả
Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy.
Lưu ý: Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc Abboticin
1. Thuốc Abboticin có thể gây ra tác dụng phụ nào khu sử dụng?
Một số tác dụng phụ thường gặp khi người bệnh sử dụng thuốc Abboticin là: Chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, nôn hoặc đau bụng.
Ngoài ra, nếu bạn xuất hiện các triệu chứng sau hãy tới ngay các trung tâm y tế hoặc liên hệ tới bác sĩ để được xử lý kịp thời:
- Dị ứng nghiêm trọng
- Phân có máu
- Giảm hoặc mất thính lực
- Nhịp tim không đều
- Yếu cơ
- Da đỏ, sưng, bầm tím hay tróc vảy
- Co giật
- Tiêu chảy trầm trọng
- Đau bụng dữ dội hoặc chuột rút
2. Trước khi dùng Abboticin cần lưu ý những gì?
Thuốc Abboticin thường được dùng kê đơn nên tuyệt đối bạn không được tự ý mua thuốc về dùng. Hãy tham khám bác sĩ và nên báo với bác sĩ/dược sĩ nếu:
- Bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
- Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
- Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).
- Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi.
- Bạn đang dùng astemizole, cisapride, conivaptan, diltiazem, dofetilide, an ergot alkaloid (ví dụ như dihydroergotamine, ergotamine), everolimus, thuốc ức chế HIV protease (ví dụ như ritonavir), imidazole (ketoconazole), thuốc gây hội chứng QT kéo dài (quinidine, sotalol), quinolon, streptogramin (quinupristin/dalfopristin), terfenadine hoặc verapamil.
- Bạn đã hoặc đang mắc bệnh gan, thận, tim, nhược cơ, rối loạn chuyển hóa porphyrin.
3. Dùng thuốc Abboticin quá liều nên xử lý như thế nào?
Nếu chẳng may bạn quên hoặc cố tình uống thuốc Abboticin quá liều nhằm rút ngắn thời gian cho hiệu quả dẫn tới các biểu hiện bất thường hãy:
- Gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115
- Hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời.
4. Quên dùng thuốc Abboticin phải làm sao?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu đã gần đến thời gian dùng liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Tuyệt đối không dùng 2 liều cùng một lúc sẽ dễ gây ra các tác dụng ngoài ý muốn.
5. Những loại thuốc tương tác với thuốc Abboticin?
Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Hãy báo cho các bác sĩ nếu bạn đang dùng các thuốc sau:
- Astemizole, cisapride, diltiazem, dofetilide, thuốc ức chế HIV protease (ví dụ như ritonavir), imidazoles (ví dụ như ketoconazol), nilotinib, pimozide, thuốc gây hội chứng QT kéo dài (ví dụ như quinidin, sotalol), quinolon (ciprofloxacin), streptogramin (quinupristin/dalfopristin), terfenadine hoặc verapamil. Dùng chung với các thuốc này có thể gây tác dụng phụ như gây độc trên tim, loạn nhịp tim.
- Abboticin® có thể làm tăng tác dụng phụ của các thuốc: conivaptan, ergot alkaloids (ví dụ như dihydroergotamine, ergotamine) hoặc everolimus.
- Nhiều thuốc thông thường hoặc thuốc kê đơn như thuốc giảm đau, thuốc làm loãng máu, thuốc điều trị ung thư, tiểu đường, gút, Parkinson, rối loạn cương dương, đau nửa đầu, thuốc hạ huyết áp, kháng sinh, kháng viêm, dị ứng, giảm mỡ máu, ngăn ngừa thải ghép, thuốc an thần… Thảo dược hoặc các thực phẩm chức năng (vitamin tổng hợp, coenzyme Q10, tỏi đen, nhân sâm…) cũng có thể gây tương tác với Abboticin®.
Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
6. Thuốc Abboticin có thể tương tác với những loại thực phẩm, đồ uống nào?
Abboticin® có thể tương tác với một số loại thức ăn và đồ uống có cồn, làm thay đổi hoạt động của thuốc hoặc làm tăng nguy cơ của các tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề ăn uống và nên tránh xa rượu bita, thuốc lá trong quá trình điều trị bệnh.
7. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng tới thuốc Abboticin?
Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng Abboticin®. Một số tương tác có thể làm tình trạng sức khỏe trở nên tồi tệ hơn hoặc làm giảm tác dụng của thuốc.
8. Nên bảo quản thuốc Abboticin như thế nào tốt nhất?
Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Và nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Ngoài ra, không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn..
Như vậy, trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Abboticin bạn nên biết. Những thông tin này chỉ mang tính chất tham khảo và khi muốn dùng thuốc Abboticin® bạn hãy đi tham khám và xin chỉ định của bác sĩ nhé.
>> Xem thêm: Thuốc Abbokinase®: Công dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng bạn nên biết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!