Đánh giá về thuốc Abelcet®: Công dụng, liều dùng, những lưu ý khi sử dụng và cách bảo quản thuốc tốt nhất

Thuốc Abelcet là gì, có tốt không luôn là băn không của người bệnh khi được biết tới. Nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ đề cập tới một số thông tin cơ bạn để giúp bạn hiểu hơn về thuốc. Hãy cùng chú ý theo để biết cách sử dụng thuốc cũng như xử lý khi quá liều, quên liêu hay gặp tác dụng phụ.

Nhưng thông tin cơ bản về thuốc Abelcet

  • Tên gốc: amphotericin B lipid complex
  • Tên biệt dược: Abelcet®
  • Phân nhóm: kháng sinh chống nấm

Dạng bào chế

Thuốc Abelcet® có những dạng và hàm lượng sau:

  • Lọ đơn gồm kim lọc 5 micron được đóng gói riêng lẻ;
  • Dung dịch với 100mg Abelcet® trong 20ml dung dịch.

Tác dụng của Abelcet®

Thuốc Abelcet® có chứa hoạt chất amphotericin B được dùng để điều trị nhiễm trùng xâm lấn do nấm ở những bệnh nhân không thể chịu được các dạng thuốc khác. Abelcet® là kháng sinh chống nấm bằng cơ chế giết chết nấm và ngăn chặn sự phát triển của nấm.

tac-dung-thuoc-Abelcet
Thuốc Abelcet được bác sĩ chỉ định dùng điều trị bệnh nhiễm trùng xâm lấn do nấm

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng và cách dùng thuốc

1. Liều dùng thuốc Abelcet cho người lớn

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh:

  • Tiêm tĩnh mạch với liều 5mg/kg hằng ngày, truyền 2,5mg/giờ;
  • Với những người bị suy thận (CrCl<10 ml/phút), bạn sẽ được tiêm với liều lượng 5mg/kg mỗi 24 – 36 giờ.

2. Liều dùng thuốc Abelcet cho trẻ em

Với trẻ nhiễm nấm toàn thân:

  • Trẻ sẽ được tiêm tĩnh mạch với liều 5mg/kg hằng ngày, truyền 2,5mg/giờ;
  • Đặc biệt nếu trẻ bị suy thận (CrCl<10 ml/phút), trẻ sẽ được tiêm 5 mg/kg mỗi 24-36 giờ.

3. Cách dùng dùng thuốc Abelcet

Abelcet® chỉ được tiêm tại phòng khám của bác sĩ hoặc bệnh viện. Bạn nên liên hệ với trung tâm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào.

Những câu hỏi thường gặp khi dùng Abelcet

1. Thuốc Abelcet có thể gây ra những tác dụng phụ nào?

Thuốc Abelcet® có thể gây ra các phản ứng phụ như sốt, run rẩy, ớn lạnh, đỏ bừng, chán ăn, chóng mặt, buồn nôn, nhức đầu, thở dốc hoặc thở nhanh. Các phản ứng này có thể xảy ra từ 1-2 giờ sau khi bắt đầu.

Bạn nên nói với bác sĩ ngay nếu gặp bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng như sau:

  • Sưng đau ở chỗ chích, đau cơ/khớp, mệt mỏi bất thường, yếu, chuột rút cơ.
  • Các dấu hiệu của các vấn đề về thận, chẳng hạn như: thay đổi lượng nước tiểu, đau tiểu.
  • Tê/ngứa cánh tay/chân, thay đổi thị lực, thay đổi thính giác (ví dụ như ù tai);
  • Nước tiểu đậm, đau dạ dày nặng/đau bụng, vàng mắt/da.
  • Sưng mắt cá chân, nhịp tim nhanh/chậm/không đều, đổ mồ hôi lạnh, môi xanh, dễ bầm/chảy máu.
  • Các dấu hiệu nhiễm trùng khác (ví dụ như sốt, đau kéo dài), thay đổi về tâm thần/tâm trạng, động kinh, phân đen, nôn có màu giống cà phê.
  • Dị ứng, bao gồm: phát ban, chóng mặt nghiêm trọng, khó thở…

Lưu ý: Một số tác dụng phụ được liệt kê trên chưa đầy đủ nên khi có bất cứ dấu hiệu bất thường bạn hãy liên hệ cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.

2. Trước khi dùng thuốc Abelcet® cần lưu ý gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

luu-y-khi-dung-thuoc-Abelcet
Chỉ dùng thuốc Abelcet điều trị bệnh khi có chỉ định của bác sĩ
  • Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Lúc này, bác sĩ sẽ xem xét theo tình hình để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
  • Bạn dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Abelcet®.
  • Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng).

3. Tương tác thuốc Abelcet như thế nào?

* Những loại thuốc tương tác với Abelcet® gồm:

  • Chất chống nấm: các thuốc chống ung thư và amphotericin B có thể làm tăng khả năng độc tính của thận, co thắt phế quản và hạ huyết áp;
  • Corticosteroid và corticotropin (ACTH): dùng đồng thời corticosteroids và corticotropin (ACTH) với amphotericin B có thể làm tăng lượng kali trong máu, dẫn đến rối loạn chức năng tim;
  • Digitalis glycosides: Abelcet® có thể gây hạ lượng kali trong máu và làm tăng độc tính của digitalis;
  • Flucytosine: flucytosine với Abelcet® có thể làm tăng độc tính của flucytosine bằng cách làm đẩy mạnh sự hấp thu tế bào của nó và/hoặc làm giảm khả năng bài tiết qua thận.
  • Imidazole (ví dụ như ketoconazole, miconazole, clotrimazole, fluconazole…);
  • Các thuốc có chứa imidazol: Abelcet® và các dẫn xuất của imidazol như miconazole và ketoconazole là những chất ức chế tổng hợp ergosterol trong nghiên cứu thử nghiệm trong ống nghiệm và thử nghiệm trên mô sống hay toàn bộ cơ thể còn sống;
  • Các loại thuốc gây độc cho thận khác: dùng Abelcet® và các thuốc như aminoglycosides và pentamidine có thể làm tăng khả năng gây độc cho thận do thuốc gây ra;
  • Thuốc giãn cơ xương: chứng hạ kali huyết do Abelcet® gây ra có thể gia tăng ảnh hưởng của curariform có trong thuốc giãn cơ xương (ví dụ, tubocurarine);
  • Các thuốc khác như Zidovudine®, Cyclosporin A®.

* Thực phẩm, đồ uống tương tác với thuốc Abelcet:

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

* Tình trạng sức khỏe có ảnh hưởng tới việc dùng thuốc:

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

4. Cách xử lý khi dùng thuốc Abelcet quá liều?

Vì bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định và theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

5. Nên làm gì khi quên một liều Abelcet?

Tương tự như trường hợp dùng thuốc quá liều, bác sĩ và dược sĩ hoặc chuyên viên y tế sẽ chỉ định  rồi theo dõi quá trình bạn sử dụng thuốc, trường hợp quên liều khó có thể xảy ra.

6. Cách bảo quản thuốc như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

7. Mua thuốc Abelcet ở đâu là chất lượng nhất?

Abelcet được các bác sĩ chỉ định dùng để điều trị nhiễm trùng xâm lấn do nấm và những trường hợp này đều điều trị trong bệnh viện nên bạnh không cần lo lắng về việc mua thuốc ở đâu.

Như vậy, trên đây là các thông tin quan trọng về thuốc Abelcet mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Chúc bạn sớm khỏi bệnh!

>> Xem thêm: Đánh giá thuốc Daflon dùng có tốt không? Bà bầu có dùng được không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

thuoc-Abboticin

Thuốc Abboticin® là thuốc gì? Công dụng và liều dùng chuẩn xác nhất bạn nên biết

Nội dung chínhNhưng thông tin cơ bản về thuốc AbelcetDạng bào chếTác dụng của Abelcet®Liều dùng và cách dùng thuốc1. Liều dùng thuốc Abelcet cho...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp