Thuốc Abciximab là gì? Tác dụng, liều dùng và những lưu ý khi sử dụng mà người dùng cần biết

Thuốc Abciximab có tác dụng gì, cách dùng ra sao hay những lưu ý khi sử dụng như thế nào là vấn đề mà bất cứ người dùng nào cũng quan tâm. Vì vậy, trong nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho các vấn đề trên. Hãy cùng chú ý theo dõi nhé!

Thông tin về thuốc Abciximab

1. Abciximab  là thuốc gì?

Abciximab là một mảnh Fab của kháng thể đơn dòng người-tinh tinh 7E3. Abciximab liên kết với thụ thể glycoprotein (GP) IIb / IIIa của tiểu cầu người và ức chế kết tập tiểu cầu bằng cách ngăn chặn sự liên kết của fibrinogen, yếu tố von Willebrand và các phân tử kết dính khác. Nó cũng liên kết với thụ thể vitronectin (αvβ3) được tìm thấy trên tiểu cầu và tế bào nội mô thành mạch và tế bào cơ trơn.

2. Dạng thuốc

Thuốc tiêm tĩnh mạch đóng lọ thuỷ tinh 5ml chứa 10mg.

3. Tác dụng của thuốc Abciximab

tac-dung-thuoc-Abciximab
Thuốc Abciximab có tác dụng gì?

Là mảnh Fab của kháng thể đơn dòng ảo (monoclonal chimérique) 7E3, có tác dụng chống kết tập tiễu cầu, do ngăn cản sự liên hệ tìbrinogen, yếu tố von Willebrand vào các thụ thể GPU b/íll a của các tiểu cầu đã được hoạt hóa.

4. Chỉ định

Dùng bổ trợ cho heparin và aspirin để phòng các tai biến xung huyết ở tim của những bệnh nhân có nguy cơ cao huyết khối mạch vành cấp, cần tạo hỉnh mạch vành xuyên da (viết tắt là ACTP: angioplastie coronarienne transluminale percutanée).

5. Liều dùng thuốc Abciximab

Tiêm tĩnh mạch với đợt dưy nhất ở người lớn theo liều 0,25mg/kg làm một lần tiêm tĩnh mạch 10 phút trước khi tiến hành ACTP và tiếp theo là tiêm truyền nhỏ giọt tĩnh mạch liên tục với tốc độ 10mcg/phút trong 12 giờ.

6. Chống chỉ định

Mẫn cảm đã biết với thuốc, với một thành phần của thuốc hoặc với các kháng thể đơn dòng ở chuột; thuốc chứa các cặn papain nên có chống chỉ định với người có mẫn cảm với papain.

Do tăng nguy cơ chảy máu nên có chống chỉ định với: có xuất huyết nội tạng; tiền sử tai biến mạch não; mới phẫu thuật hoặc có chấn thương sọ não; u hoặc dị tật nội sọ; tăng huyết áp nặng không ổn định; bệnh võng mạc ở ngươi tăng huyết áp hoặc đái tháo đường; suy gan hoặc thận nặng.

7. Lưu ý khi sử dụng Abciximab

Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến quá trình phát triển cùa bào thai và tiết vào sữa. Cần theo dõi chặt chẽ vì tai biến rất dễ xảy ra trong vòng 36 giờ là cháy máu (nhất là ở những bệnh nhân có khối lượng cơ thể thấp và phụ nữ trên 65 tuổi.

Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc Abciximab  bạn nên biết

Thuốc Abciximab thường được tiêm tại văn phòng, bệnh viện, hoặc phòng khám của bác sĩ cho nên sẽ đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cẩn trọng và lưu ý tới các vấn đề như sau.

1. Thuốc có thể gây ra tác dụng phục gì cho người bệnh khi sử dụng?

Bên cạnh các tác dụng có lợi, thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn. Sau đây là một số biểu hiện phổ biến người dùng thường gặp phải: Chảy máu, mờ mắt, chóng mặt, ra mồ hôi, cơ thể cảm thấy mệt mỏi…

luu-y-khi-dung-thuoc-Abciximab
Thuốc Abciximab có thể gây ra nhiều tác dụng phụ nên hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng

Ngoài ra, một số biểu hiện ít gặp nhưng không phải không diễn ra mà bạn cần lưu ý là: Chảy máu chân răng, có máu trong nước tiểu hoặc phân, ho, đau mắt, ớn lạnh, sốt, đau đầu, hắt hơi, đau họng…

Hãy liên hệ ngay cho bác dĩ không chỉ khi gặp các biểu hiện trên mà bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng cần báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời. Bởi, tùy theo tình trạng bệnh và thể trạng của từng người mà thuốc có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khác nhau chưa được chúng tôi liệt kê tới.

2. Trước khi dùng thuốc Abciximab cần lưu ý gì?

Trước khi dùng thuốc Abciximab bạn cần đi thăm khám và xin ý kiến của bác sĩ. Bởi vì có thể bạn sẽ quá nhạy cảm với các thành phần của thuốc hay thuộc đối tượng chống chỉ định. Những trường hợp là phụ nữ đang mang thai, cho con bú hay trẻ em, người già cũng không ngoại lệ.

3. Người có thai hoặc cho con bú có dùng được Abciximab không?

Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ thông báo nào về các rủi ro mà thuốc có thể gây ra với phụ nữ có thai hoặc người đang cho con bú. Tuy nhiên không vì vậy mà bạn được phép tự ý mua thuốc về điều trị.

4. Abciximab có thể tương tác với những loại thuốc nào?

Thuốc Abciximab không được khuyên sử dụng với bất cứ loại thuốc nào. Trước khi đi thăm khám bác sĩ bạn nên liệt kê ra danh sách các loại thuốc bạn đang sử dụng để bác sĩ nắm được tình hình mà đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhé.

5. Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc abciximab không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

6. Những tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc abciximab?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Phình trướng mạch máu (sưng ở mạch máu) đặc biệt là ở đầu
  • Bệnh về máu hoặc tiền sử chảy máu bất thường
  • Vấn đề về não bộ bao gồm chảy máu, bệnh tật, thương tích hoặc khối u
  • Nếu cân nặng của bạn ít hơn 68 kg
  • Nếu bạn trên 65 tuổi
  • Bạn có bất kỳ tổn thương ở bộ phận nào của cơ thể
  • Bệnh gan
  • Đột quỵ – nguy cơ chảy máu có thể tăng lên

Ngoài ra, hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đã dùng Abciximab hoặc heparin trước đây và đã có phản ứng với một trong hai loại thuốc này như giảm tiểu cầu hoặc nếu xuất hiện các cục máu đông khi bạn dùng thuốc.

7. Dùng thuốc quá liều phải làm sao?

Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

8. Quên uống thuốc Abciximab nên xử lý thế nào?

Nếu bạn quên một liều thì tuyệt đối không nên vội uống bổ sung mà hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được gợi ý phương án xử lý phù hợp.

Như vậy, trên đây là những thông tin về thuốc Abciximab kèm theo những lưu ý trước và sau khi dùng thuốc mà chúng tôi muốn chia sẻ tới người đọc. Mong rằng nguồn tin này sẽ hữu ích và giúp bạn thực hiện quá trình điều trị bệnh hiệu quả hơn.

>> Xem thêm: Thuốc Corticoid là gì? Vì sao Corticoid là con giao hai lưỡi? Có mấy loại? Loại nào dùng trong điều trị bệnh? Dùng như thế nào?

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc