Thuốc Abetol® chữa bệnh gì? Tác dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng khi sử dụng điều trị bệnh
Nội dung chính
Thuốc Abetol là thuốc có có tác dụng điều trị bệnh huyết áp, giúp ngăn ngừa đột quỵ và phòng các bệnh về thận hiệu quả. Vậy, đối tượng sử dụng thuốc là ai, chống chỉ định, liều dùng là lưu ý khi sử dụng như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay bài viết sau để hiểu hơn về thuốc cũng như trả lời cho câu hỏi bạn có thuộc đối tượng sử dụng thuốc hay không nhé!
Thông tin về thuốc Abetol
- Tên gốc: labetalol hydroclorid
- Phân nhóm: thuốc thông mật, tan sỏi mật & bảo vệ gan
- Tên biệt dược: Abetol®
Dạng bào chế
Thuốc Abetol® có những dạng và hàm lượng sau:
- Viên uống 100 mg
- Viên uống 200 mg
- Viên uống 300 mg
Tác dụng của thuốc Abetol®
Abetol® có tác dụng điều trị bệnh cao huyết áp, giúp bạn ngăn ngừa đột quỵ, đau tim và các vấn đề về thận.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khi có chỉ định của bác sĩ.
Liều dùng & cách sử dụng thuốc
Liều dùng của thuốc Abeto cho người lớn
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh (từ 18−64 tuổi):
- Liều khởi đầu: 100 mg thuốc uống bằng đường miệng hai lần mỗi ngày.
- Liều duy trì: 200−400 mg thuốc dùng hai lần mỗi ngày. Nếu bạn cần thêm, bác sĩ sẽ tăng liều mỗi 2−3 ngày.
- Liều tối đa: 2.400 mg thuốc mỗi ngày uống 2−3 lần.
Liều dùng của thuốc Abetol cho trẻ em
Liều dùng cho trẻ em vẫn chưa được nghiên cứu và xác định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.
Cách dùng thuốc Abetol® hiệu quả nhất
Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra thông tin trên nhãn để được hướng dẫn dùng thuốc chính xác. Đặc biệt, để giãm tác dụng phụ bạn nên sử dụng ban đầu liều thấp, sau đó dùng liều tăng dần hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
Bạn có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn. Tuy nhiên, bạn có thể dùng thuốc kèm với thức ăn để giảm tình trạng kích ứng dạ dày. Bên cạnh đó, bạn cần uống cả viên thuốc với 1 ly nước đầy.
Lưu ý: Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc Abetol®
Thuốc Abetol® có thể gây ra những tác dụng phụ nào?
Khi sử dụng Abetol người bệnh có thể gặp phải các tác dụng phụ như sau:
- Chóng mặt; ngứa da đầu hoặc da, đau đầu
- Mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, nghẹt mũi
- Khó thở hoặc khò khè, sưng bàn chân và gót chân, tăng cân đột ngột, tức ngực
Tuy nhiên, những tác dụng phụ kể trên chưa phải là dấu hiệu đầy đủ mà thuốc có thể gây ra. Do đó, trong quá trình sử dụng thuốc nếu gặp bất cứ dấu hiệu bất thường nào bạn hãy liên hệ ngay tới bác sĩ điều trị để được xử lý kíp thời.
Nên làm gì khi uống thuốc Abetol quá liều?
Tình trạng uống thuốc quá liều khá phổ biến ở người bệnh. Bởi một số người cho rằng uống gấp đôi liều sẽ giúp nhanh đạt hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đây là quan điểm sai lầm và có thể dẫn tới nguy hiểm. Khi chẳng may uống thuốc quá liều bạn nên gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được xử lý kíp thời.
Nên làm gì khi quên một liều thuốc Abetol?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.
Trước khi dùng thuốc Abetol® cần lưu ý gì?
Trước khi dùng thuốc bạn hãy kiểm tra thành phần thuốc xem mình có dị ứng với thành phần nào hay không hoặc bạn đang mắc bệnh lý khác mà không được sử dụng thuốc.
Đồng thời, hãy báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc bao gồm cả kê tao, thảo dược hay thực phẩm chức năng…
Phụ nữ mang thai, cho con bú có dùng được thuốc Abetol không?
Giai đoạn thai kỳ và cho con bú là hết sức nhạy cảm, dù bất cứ một sai sót nhỏ cũng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của bé. Hiện nay vẫn chưa có một thông báo cụ thể nào về trường hợp có thai và đang cho con bú không được dùng thuốc Abetol.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị; tuyệt đối không tự ý mua thuốc về sử dụng để tránh gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Thuốc Abetol tương tác với những loại thuốc nào?
Thuốc Abetol® có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Những thuốc có thể tương tác với thuốc Abetol® bao gồm:
- Abetol® kết hợp với thuốc chống trầm cảm có thể làm bạn hay bị rùng mình bao gồm các thuốc như: amitriptyline; doxepin; nortriptyline; clomipramine;
- Abetol® có thể làm bạn khó thở hơn, vì vậy bác sĩ sẽ tăng liều thuốc chống hen suyễn cho bạn ví dụ như albuterol; salmeterol; aformoterol; indacaterol; olodaterol;
- Thuốc giảm đau có thể làm cho lượng Abetol® trong cơ thể tăng lên. Điều này có thể gây ra nhiều phản ứng phụ ví dụ như cimetidin;
- Abetol® với một số thuốc trợ tim có thể khiến bạn bị huyết áp và nhịp tim rất thấp, ví dụ như nitroglycerin; digoxin; clonidin; amiodarone; disopyramide và thuốc chẹn calcium.
Thuốc tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Abetol®?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ví dụ các trường hợp sau:
- Bệnh tiểu đường, khối u tuyến thượng thận (pheochromocytoma), các vấn đề về phổi hoặc hô hấp ví dụ như viêm phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, khí phế thủng, các vấn đề về thận, các vấn đề về gan hoặc các vấn đề về tuyến giáp;
- Các vấn đề về tim mạch ví dụ như khối u tim, nhịp tim chậm, nhịp tim bất thường, hội chứng Wolff-Parkinson-White, bệnh viêm xoang, huyết áp thấp, bệnh tim hoặc bạn bị một cơn đau tim gần đây.
Làm sao để bảo quản thuốc Abetol® tốt nhất?
Bạn nên bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Ngoài ra, bạn không được tự ý tiêu hủy thuốc bằng các cách thông thường như vứt vào bồn cầu, đốt cùng rác…
Như vậy, trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc Abetol mà chúng tôi muốn chia sẻ tới bạn. Mong rằng, sau khi tham khảo bài viết này bạn đã biết cách làm sao để sử dụng và bảo quản thuốc hiệu quả nhất.
>> Xem thêm: Thuốc Accutane trị mụn có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Hướng dẫn sử dụng mang lại hiệu quả cao
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!