Thuốc Abiraterone là gì? Công dụng và liều dùng chuẩn xác nhất bạn nên biết
Nội dung chính
Thuốc Abiraterone là một trong những loại thuốc được tìm kiếm nhiều trên mạng xã hội bởi thuốc có tác dụng điều trị bệnh ung thu tuyến tiền liệt. Vì vậy, trong nội dung bài viết sau chúng tôi sẽ chia sẻ tới quý bạn đọc về công dụng, liều dùng và lưu ý cụ thể khi dùng thuốc. Hãy cùng chú ý theo dõi nhé!
Thông tin chung về thuốc Abiraterone
Chỉ định
Thuốc được bác sĩ dùng kê đơn để điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Chống chỉ định
Phụ nữ và trẻ em không nên dùng thuốc này.
Quy cách đóng gói
Abiraterone có những dạng viên nén, đường uống: 250 mg.
Cách bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Tác dụng của thuốc Abiraterone
Thuốc abiraterone được dùng chung với prednisone để điều trị bệnh ung thư tuyến tiền liệt đã di căn sang các bộ phận khác của cơ thể và không đáp ứng với điều trị bằng phẫu thuật để làm giảm nồng độ testosterone ở nam giới. Abiraterone thuộc nhóm thuốc kháng androgen (kháng testosterone). Testosterone là một hormone tự nhiên làm tăng sự tiến triển và di căn của ung thư tuyến tiền liệt. Thuốc abiraterone hoạt động bằng cách ngăn chặn sự sản sinh testosterone, do đó làm chậm sự phát triển và di căn của ung thư tuyến tiền liệt.
Liều dùng và cách dùng thuốc Abiraterone
1. Cách dùng thuốc Abiraterone
Uống thuốc lúc đói bụng, theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường mỗi ngày một lần. Không được ăn ít nhất 2 giờ trước và 1 giờ sau khi dùng abiraterone. Việc dùng abiraterone chung với thức ăn sẽ làm tăng lượng thuốc trong cơ thể do đó làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ.
Nuốt trọn viên thuốc. Không được nghiền hoặc nhai viên thuốc trước khi nuốt. Phụ nữ mang thai nên mang găng tay nếu tiếp xúc với thuốc. Nếu viên thuốc bị nghiền hoặc vỡ, phụ nữ mang thai hoặc có thể mang thai không nên tiếp xúc với thuốc hoặc hít phải bụi thuốc.
Liều lượng thuốc dựa trên tình trạng sức khỏe, kết quả xét nghiệm, đáp ứng với thuốc của bạn, và các loại thuốc khác mà bạn đang dùng. Chắc chắn hãy báo với bác sĩ và dược sĩ về tất cả các loại thuốc mà bạn dùng (bao gồm các loại thuốc kê toa, không kê toa, và các loại thảo dược).
Bạn nên dùng thuốc này thường xuyên để có được lợi ích tốt nhất từ thuốc. Để ghi nhớ, hãy dùng thuốc vào cùng thời điểm mỗi ngày. Không được tự ý ngưng dùng bất kỳ loại thuốc trị ung thư tuyến tiền liệt nào mà không có sự cho phép của bác sĩ. Ngưng dùng thuốc có thể làm ung thư di căn nhanh hơn.
Lưu ý: Phụ nữ đang mang thai hoặc có thể sắp mang thai không nên tiếp xúc với abiraterone. Thuốc này có thể gây hại hoặc gây dị tật bẩm sinh cho em bé trong bụng mẹ.
Hãy thông báo với bác sĩ nếu tình trạng của bạn vẫn tiếp diễn hoặc trở nặng hơn (như tiểu tiện khó khăn hơn, tăng tình trạng đau xương).
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng abiraterone cho người lớn:
- Liều khởi đầu: uống 1000 mg mỗi ngày một lần. Abiraterone nên được dùng kèm với prednisone đường uống 5 mg mỗi ngày hai lần.
Liều dùng abiraterone cho trẻ em:
- Không nên dùng thuốc này ở trẻ em.
Một số câu hỏi thường gặp khi sử dụng thuốc Abiraterone
1. Thuốc abiraterone có thể gây ra những tác dụng phụ gì?
Trong quá trình sử dụng thuốc Abiraterone người bệnh nếu gặp các biểu hiện sau hãy ngưng sử dụng thuốc và tới ngay các trung tâm y tế hoặc gọi cho bác sĩ:
- Sưng tấy ở mắt cá chân hoặc bàn chân, đau nhức cẳng chân;
- Nhịp tim nhanh, cảm giác thở hụt hơi (thậm chí khi gắng sức nhẹ);
- Nồng độ kali trong máu thấp (lẫn lộn, nhịp tim không đều, khát nước nhiều, tiểu tiện nhiều hơn, khó chịu ở cẳng chân, yếu cơ hoặc cảm giác mệt mỏi);
- Da xanh xao, dễ thâm tím, cảm giác muốn ngất xỉu;
- Đau ở vùng bụng phía trên, ngứa, chán ăn, nước tiểu màu sậm, vàng da;
- Đau hoặc nóng rát khi tiểu tiện;
- Đường huyết cao (khát nước nhiều, tiểu tiện nhiều, đói bụng, khô miệng, hơi thở có mùi trái cây, buồn ngủ, khô da, nhìn mờ, sụt cân);
- Tình trạng choáng váng trầm trọng hơn, suy nhược, hoặc có cảm giác mệt mỏi;
- Buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy;
- Tăng huyết áp ở mức độ nguy hiểm (đau đầu nặng, nhìn mờ, ù tai, lo âu, lẫn lộn, đau ngực, hơi thở ngắn, nhịp tim không đều, co giật).
Lưu ý: Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện tác dụng phụ khác không được đề cập. Do đó, khi xuất hiện biểu hiện lạ bạn cần báo ngay cho bác sĩ điều trị.
2. Trước khi dùng thuốc Abiraterone cần lưu ý gì?
Trước khi dùng thuốc abiraterone, bạn nên:
Báo với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với abiraterone, bất kỳ loại thuốc khác, hoặc với bất kỳ các thành phần nào trong thuôc viên nén abiraterone. Hỏi dược sĩ về danh sách các thành phần của thuốc.
Báo với bác sĩ và dược sĩ về các loại thuốc kê toa và không kê toa, các vitamin, thực phẩm chức năng, và các loại thảo dược mà bạn đang dùng hoặc dự định dùng.
Báo với bác sĩ nếu bạn bị nhiễm trùng hoặc đang bị căng thẳng bất thường, vừa bị nhồi máu cơ tim, nếu bạn đang hoặc đã từng bị các bệnh lý về tuyến thượng thận hoặc tuyến yên, nhịp tim bất thường, tăng huyết áp, nồng độ kali trong máu thấp, bệnh tim hoặc bệnh gan.
Bạn nên biết rằng abiraterone chỉ được sử dụng ở nam giới. Phụ nữ không nên dùng thuốc này, đặc biệt ở phụ nữ mang thai, sắp mang thai hoặc đang cho con bú. Nếu phụ nữ mang thai dùng thuốc này, abiraterone có thể gây hại cho thai nhi. Phụ nữ đang, sắp, hoặc có khả năng mang thai không nên tiếp xúc trực tiếp với abiraterone mà không mang găng tay bảo vệ.
3. Phụ nữ có thai, đang cho con bú có nên dùng thuốc abiraterone không?
HIện nay vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Tuy nhiên, trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
4. Abiraterone tương tác với những loại thuốc nào?
Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc mà bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) để đưa cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.
5. Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc Abiraterone không?
Chế độ ăn uống và rượu bia có ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc abiraterone nên trong quá trình điều trị bệnh bạn hãy xin ý kiến của bác sĩ điều trị nhé.
6. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc abiraterone?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:
- Tiền sử mắc các vấn đề về tuyến thượng thận hoặc tuyến yên;t
- Bị nhồi máu cơ tim gần đây;
- Suy tim;
- Tiền sử mắc bệnh tim hoặc bệnh về mạch máu;
- Các vấn đề về nhịp tim (ví dụ như loạn nhịp thất);
- Tăng huyết áp;
- Giảm kali huyết (nồng độ kali trong máu thấp) – Dùng thuốc thận trọng. Thuốc có thể làm cho tình trạng này trầm trọng hơn.
- Bệnh gan – Dùng thuốc thận trọng. Các tác dụng của thuốc có thể tăng bởi quá trình đào thải của thuốc ra khỏi cơ thể chậm hơn.
7. Dùng thuốc abiraterone quá liều phải làm sao?
Trong trường hợp khẩn cấp hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
8. Đung thuốc abiraterone quên một liều nên xử lý thế nào?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Như vậy, trên đây là thông tin về thuốc Abiraterone và các lưu ý cần thiết bạn nên ghi nhớ. Trong quá trình dùng thuốc nếu xảy ra bất cứ vấn đề gì bạn hãy liên hệ tới bác sĩ để được xử lý kịp thời và tốt nhất. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!
>> Xem thêm: Thuốc Acecpar chữa bệnh gì? Có tốt không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu uy tín? Tương tác của thuốc như thế nào?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!