Gaviscon và những lưu ý khi sử dụng. Thành phần, cách sử dụng, giá của Gaviscon

Gaviscon là thuốc điều trị bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Thuốc có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, trào ngược. Tuy nhiên, nó cũng gây ra một số tác dụng phụ nên người dùng cần hết sức thận trọng khi sử dụng.

Thuốc Gaviscon dùng cho những người có vấn đề trào ngược dạ dày thực quản
Thuốc Gaviscon dùng cho những người có vấn đề trào ngược dạ dày thực quản

Thông tin chung về Gaviscon

1. Thành phần chính của Gaviscon

Gaviscon được bào chế ở dạng viên nén hoặc hỗn dịch. Trong thuốc gồm những thành phần như:

Thông thường 1 viên nén hoặc 5ml hỗn dịch thuốc Gaviscon bao gồm các thành phần chính sau:

– Natri alginate (250mg): Tác dụng tạo lớp gel Alginic tạm thời ở giữa dạ dày và thực quản, từ đó ngăn không cho acid trào ngược.

– Natri bicarnonate (133.5mg): Tác dụng phản ứng với acid dạ dày tạo CO2 và hình thành lớp gel Alginic để chống hiện tượng trào ngược.

– Calcium carbonate (80mg): Tác dụng tạo ra phản ứng với acid dạ dày để tạo Ion Calci. Chúng liên kết với màng gel Alginic đã được hình thành để bảo vệ bền vững.

– Tá dược vừa đủ.

2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản

Dạng bào chế: Viên nén, dạng dung dịch

Đóng gói: Hộp 24 gói, hộp 2 vỉ x 10 viên, chai 300ml

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát. Chú ý vặn nắp chai thật chặt. Để tránh xa tầm tay trẻ em.

3. Xuất xứ, nơi sản xuất

Xuất xứ: Thái Lan

Nhà sản xuất: Reckitt Benckiser Healthcare (UK) Limited 

Tác dụng chính của Gaviscon

Tác dụng của Gaviscon là điều trị bệnh trào ngược dạ dày. Chúng giúp loại bỏ các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như: ợ nóng, ợ chua, ợ hơi, trào ngược acid, khó tiêu, đau rát thượng vị.

Thuốc Gaviscon giúp loại bỏ triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị
Thuốc Gaviscon giúp loại bỏ triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị

Đối tượng sử dụng

Theo thông tin nhà sản xuất, Gaviscon được dùng cho các đối tượng như:

– Người bị trào ngược dạ dày thực quản khi mang thai;

– Người sau khi ăn bị trào ngược dạ dày thực quản;

– Người viêm thực quản do trào ngược dạ dày.

Cách sử dụng và liều dùng

Gaviscon được bào chế ở dạng viên và hỗn dịch, nhưng dạng hỗn dịch được sử dụng phổ biến hơn. Người bệnh nên dùng sau khi ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Cách dùng:

+ Với dạng viên: Người dùng nhai thật kỹ để thuốc có thể mềm và tan trong nước bọt. Sau đó, bạn nên uống thêm một ít nước lọc để thuốc trôi thẳng vào dạ dày.

+ Với dạng hỗn dịch, người bệnh cần lắc thuốc thật đều trước khi dùng. Uống thuốc trực tiếp, có thể uống thêm ít nước để thuốc trôi xuống thực quản dễ hơn.

Liều dùng:

+ Với người lớn và trẻ hơn 12 tuổi: Dùng 40 – 80ml/ ngày/ 4 lần.

+ Với trẻ từ 6 – 12 tuổi: 20 – 40ml/ ngày/ 4 lần.

Lưu ý khi sử dụng Gaviscon

Gaviscon là thuốc dùng trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản nên nó có thể gây ra một số tác dụng phụ. Cho nên, để việc dùng thuốc đạt hiệu quả, người bệnh cần lưu ý:

– Hạn chế dùng thuốc đối với phụ nữ mang thai hoặc người đang cho con bú. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

– Không nên dùng thuốc cho người bị suy tim, sung huyết, thận yếu. Dùng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ.

– Không nên dùng thuốc quá 7 ngày.

Sử dụng thuốc Gaviscon tốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người
Sử dụng thuốc Gaviscon tốt hay không còn tùy thuộc vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người

Một số câu hỏi thường gặp

1. Thuốc Gaviscon của nước nào?

Gaviscon được sản xuất tại Thái Lan, một đất nước có nền công nghệ phát triển nên những sản phẩm của họ luôn được đánh giá cao, đặc biệt trong lĩnh vực dược phẩm.

2. Gaviscon giá bao nhiêu?

Mỗi dạng bào chế và quy cách đóng gói sẽ có giá khác nhau.

– Gói hỗn dịch: 135.000 VNĐ/hộp 24 gói.

– Viên nhai: 65.000 VNĐ/ hộp 2 vỉ x 8 viên.

– Chai hỗn dịch: 200.000 VNĐ/ chai 300ml.

3. Gaviscon mua ở đâu?

Gaviscon được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy phép lưu hành nên hiện nay đang bán ở các hiệu thuốc trên cả nước. Tuy nhiên, để mua được hàng chính hãng, bạn nên đến nhà thuốc lớn, nhà thuốc trong bệnh viện hoặc địa chỉ phân phối trực tiếp của sản phẩm.

4. Gaviscon có tốt không?

– Thuốc Gaviscon dùng phổ biến trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Nó làm giảm nhanh các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, ợ chua,…

– Thuốc được chứng nhận về độ an toàn, được cấp giấy phép lưu hành trên toàn quốc.

– Sản phẩm có nguồn gốc Thái Lan, sản xuất ở đơn vị uy tín.

– Tuy nhiên, tùy vào cơ địa và mức độ bệnh của mỗi người mà thuốc có tác dụng nhanh – chậm khác nhau.

5. Thuốc Gaviscon uống trong bao lâu?

– Với người lớn và trẻ trên 12 tuổi: Thời gian sử dụng nên kéo dài từ 5 – 7 ngày.

– Với trẻ em: Nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.

6. Nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu chẳng may quên một liều, hãy bổ sung sớm nhất có thể. Tuy nhiên, nếu liều dùng bổ sung gần với thời gian uống liều tiếp theo thì nên bỏ qua. Tuyệt đối không nên uống gấp đôi liều dùng.

7. Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Nếu dùng thuốc quá liều, người bệnh có thể bị chướng bụng, khó chịu đường tiêu hóa. Khi đó, cần đến gặp bác sĩ để được điều trị.

8. Thuốc Gaviscon có thể tương tác với thuốc nào?

Khi dùng, người bệnh cần lưu ý vấn đề tương tác thuốc. Đó là hiện tượng hai thuốc gặp nhau xảy ra những phản ứng khiến người bệnh gặp tác dụng phụ không mong muốn, hoặc làm giảm tác dụng của thuốc. 

Theo các bác sĩ, thuốc Gaviscon tương tác với một số loại thuốc như: thuốc chứa muối sắt, Diphosphonates, Thyroxine, Digoxine, Neuroleptics, Fluoroquinolone, Ketoconazole, Tetracyclines, H2 – ntihistaminics.  Cho nên, người dùng thuốc cần tránh kết hợp một số loại thuốc với nhau vì chúng tương kỵ nhau.

Nếu trong trường hợp bắt buộc phải dùng cả hai loại thuốc, người bệnh hãy sử dụng chúng cách nhau 2 tiếng để loại bỏ những phản ứng phụ và mang đến kết quả tốt nhất. Tốt nhất nên liệt kê những loại thuốc đang dùng để bác sĩ kê đơn phù hợp và có những chỉ định cần thiết.

9. Thuốc Gaviscon có thể tương tác với thực phẩm, đồ ăn nào?

Không chỉ tương tác với những loại thuốc khác mà Gaviscon còn tương tác với rượu bia, thuốc lá, chất kích thích. Khi dùng thuốc mà người bệnh sử dụng những thực phẩm này sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, đồng thời khiến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản trở nên trầm trọng hơn.

10. Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Gaviscon?

Tình trạng sức khỏe của người bệnh có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng Gaviscon. Người bệnh cần báo cho bác sĩ biết nếu có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

– Tăng canxi huyết;

– Nhiễm canxi thận và sỏi canxi thận tái phát;

– Phenylketon niệu.

11. Tác dụng phụ của Gaviscon là gì?

Theo thông tin nhà sản xuất, Gaviscon có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

– Phế quản bị co thắt;

– Nổi mẩn ngứa mề đay;

– Phản ứng phản vệ với trường hợp dị ứng với thuốc

Trên đây là những thông tin về thuốc Gaviscon – một sản phẩm dùng cho người gặp triệu chứng về trào ngược dạ dày thực quản. Để việc sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh nên hỏi ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm: Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

thuốc dạ dày Kremil S

Đánh giá thuốc Kremil-S có tốt không? Công dụng và cách dùng như thế nào? Tác dụng phục là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Nội dung chínhThông tin chung về Gaviscon1. Thành phần chính của Gaviscon2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, nơi sản xuấtTác dụng...

Thông tin hình ảnh thuốc gastropulgite

Đánh giá thuốc Gastropulgite chữa dạ dày có tốt không? Dùng như thế nào? Tác dụng phụ là gì? Nên mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Nội dung chínhThông tin chung về Gaviscon1. Thành phần chính của Gaviscon2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, nơi sản xuấtTác dụng...

Thông tin, hình ảnh thuốc dạ dày Trymo

Đánh giá thuốc dạ dày Trymo có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Nội dung chínhThông tin chung về Gaviscon1. Thành phần chính của Gaviscon2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, nơi sản xuấtTác dụng...

Hướng dẫn sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol

Đánh giá thuốc dạ dày Omeprazol có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Mua Omeprazol ở đâu? Giá bán hiện nay là bao nhiêu?

Nội dung chínhThông tin chung về Gaviscon1. Thành phần chính của Gaviscon2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, nơi sản xuấtTác dụng...

Đánh giá thuốc Esomeprazole chữa dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Dùng như thế nào? Giá bao nhiêu? Nên mua ở đâu?

Nội dung chínhThông tin chung về Gaviscon1. Thành phần chính của Gaviscon2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, nơi sản xuấtTác dụng...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc