Thuốc điều trị trĩ ngoại Titanoreine và những điều cần lưu ý khi sử dụng

Titanoreine là thuốc có nguồn gốc từ Pháp với công dụng chính là giảm nhanh triệu chứng bệnh trĩ. Thuốc thường được chỉ định cho trường hợp bị trĩ ngoại với những dấu hiệu ngứa rát, lòi dom. Để việc dùng thuốc đạt hiệu quả, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc Titanoreine dùng cho người bệnh trĩ
Thuốc Titanoreine dùng cho người bệnh trĩ

Thông tin chung của thuốc titanoreine

1. Thành phần chính của titanoreine

Kem trĩ Titanoreine là sản phẩm được nghiên cứu và điều chế bằng công nghệ hiện đại tại Pháp. Thuốc được sản xuất dưới dạng kem bôi ngoài vùng hậu môn bị trĩ, thường dùng để điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Sản phẩm được điều chế từ các thành phần chính như sau:

  • Caraghénates
  • Zn oxide
  • Lidocaine
  • Titanium dioxide

Với những thành phần hoạt chất này, kem bôi trĩ Titanoreine có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhức và nóng rát ở vùng hậu môn, đồng thời giúp làm co mô trĩ tạm thời. 

2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản

Dạng bào chế: Kem bôi, thuốc đặt

Đóng gói: Tuýp 20gr

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, tránh xa tầm tay trẻ em.

3. Xuất xứ, nhà sản xuất

Xuất xứ: Pháp

Nhà sản xuất: Công ty Martin-Johnson & Johnson-MSD

Công dụng chính của titanoreine

Kem bôi trĩ Titanoreine hiện nay đang được nhiều bệnh nhân tin tưởng và lựa chọn điều trị bệnh với các tác dụng sau đây:

Thuốc Titanoreien làm giảm nhanh triệu chứng bệnh trĩ
Thuốc Titanoreien làm giảm nhanh triệu chứng bệnh trĩ

Thuốc giúp làm giảm triệu chứng sưng tấy và viêm do búi trĩ gây nên

Hỗ trợ cải thiện tình trạng ngứa ngáy và đau rát do xung huyết trĩ bùng phát

Giúp làm co búi trĩ một cách tạm thời và giúp rút ngắn thời gian điều trị

Có tác dụng ngấm sâu và nhanh xuống vùng niêm mạc của búi trĩ, từ đó giúp làm co các tĩnh mạch phình ra. Đồng thời làm teo búi trĩ và giảm đau rát do các búi trĩ cọ với phân

Kem bôi trĩ ngoại Titanoreine của Pháp 20 gram có tính chất kháng viêm tốt, giúp ngăn chặn tình trạng viêm loét hậu môn do bệnh trĩ kéo dài gây ra

Tác dụng ức chế dây thần kinh, làm giảm đau rát ở da xung quanh hậu môn.

Đối tượng sử dụng 

Kem bôi trĩ Titanoreine là sản phẩm được điều chế tại Pháp với các thành phần hóa chất có tác dụng giảm đau ở hậu môn, đồng thời giúp làm co mô trĩ tạm thời. Thuốc được các chuyên gia Pháp khuyên dùng để điều trị bệnh trĩ.

Sản phẩm khá an toàn nên phù hợp với mọi đối tượng. Trẻ em trên 12 tuổi, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú vẫn có thể sử dụng thuốc bôi trĩ Titanoreine để cải thiện triệu chứng bệnh. Ngoài ra, thuốc có thể dùng ở những đối tượng bị bệnh sau đây:

Bệnh nhân bị táo bón kinh niên, sa sàn chậu, hội chứng kiết lỵ hoặc u bướu ở vùng hậu môn trực tràng

Người bị bệnh trĩ do ngồi thường xuyên 6 – 8 tiếng trên ngày

Bệnh nhân bị bệnh trĩ giai đoạn đầu do lười vận động hoặc ít tập luyện thể dục thể thao

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng

Muốn sử dụng kem bôi trĩ Titanoreine đạt kết quả cao trong quá trình điều trị, người bệnh cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng hoặc nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng tránh tình trạng dùng không đúng cách hoặc không đúng liều lượng và thời gian gây tác động tiêu cực đến sức khỏe.

Để chữa bệnh trĩ bằng thuốc bôi Titanoreine, bệnh nhân nên điều trị bệnh bằng những bước sau đây:

Bước 1: Người bệnh cần vệ sinh sạch tay và vùng hậu môn bằng nước muối pha loãng. Sau đó dùng khăn mềm lau khô

Bước 2: Sử dụng lượng vừa đủ kem bôi trĩ Titanoreine rồi thoa đều lên búi trĩ và vùng da xung quanh hậu môn

Bước 3: Rửa lại tay bằng xà phòng và nằm yên để thuốc ngâm sâu, làm tăng tác dụng điều trị

Lưu ý khi sử dụng titanoreine

Tuy nhiên, thuốc cũng chống chỉ định dùng ở những trường hợp như:

Người quá nhạy cảm với thành phần của thuốc

Bệnh nhân có tiền sử bị dị ứng kem trĩ Titanoreine

Người bệnh gặp các vấn đề sức khỏe không thể sử dụng thuốc để chữa trĩ

Trong quá trình dùng kem trĩ Titanoreine chữa bệnh, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

Nên dùng thuốc sau khi đi vệ sinh

Để tăng tác dụng chữa bệnh trĩ nên bôi thuốc 2 lần trong ngày vào buổi sáng và tối sau khi tắm hoặc đi đại tiện

Sử dụng găng tay y tế để bôi thuốc tránh tình trạng lây nhiễm khuẩn khiến bệnh viêm nặng

Không nên dùng thuốc trĩ Titanoreine quá 4 lần trong ngày

Nên bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng. Tốt nhất nên thực hiện theo đúng hướng dẫn in trên bao bì

Không dùng kem trĩ Titanoreine với các loại thuốc Tây khác để tránh tình trạng tương tác thuốc làm tăng tác dụng phụ và giảm tính hiệu quả khi điều trị

Khi sử dụng thuốc cần kết hợp thêm chế độ ăn và tập luyện phù hợp

Mua hàng cần chú ý để không mua phải thuốc giả
Mua hàng cần chú ý để không mua phải thuốc giả

Một số câu hỏi thường gặp về titanoreine

1. Titanoreine có mấy loại? Loại nào thường được sử dụng trong điều trị?

Titanoreine có hai loại là thuốc đặt và kem bôi. Cả hai loại thường được sử dụng trong điều trị bệnh.

2. Titanoreine có tác dụng phụ là gì?

Những người có tiền sử dùng Lidocain, Titan dioxide, tảo, Kẽm oxide hoặc bất kì thành phần nào khác của thuốc mà xuất hiện các triệu chứng quá mẫn thì chống chỉ định dùng Thuốc bôi trĩ Titanoreine .

Các bệnh nhân đã từng gặp tình trạng dị ứng với các thuốc mê hoặc gây tê đường uống hay tiêm khác cũng cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng sản phẩm.

Một số trường hợp bệnh nhân bị sưng và xung huyết vùng sử dụng thuốc.

Thuốc bôi trĩ Titanoreine có thể tương tác với các thuốc khác gây giảm hiệu lực điều trị của các thuốc đó cũng như chính thuốc này.

Nếu thuốc dính vào mắt, miệng vết thương hở hoặc vùng da bị kích ứng, rửa ngay với nước sạch và hỏi lại ý kiến bác sĩ và dược sĩ của bạn để được tư vấn.

Bệnh nhân cần quan sát tình trạng tiến triển của bệnh cũng như tác dụng của thuốc, nếu có các tương tác xấu hoặc bất kì phản ứng quá mẫn nào, bạn nên liên lạc ngay với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn giải đáp thắc mắc.

3. Nên sử dụng Titanoreine thế nào?

Liều lượng cũng như tần suất dùng thuốc Titanoreine sẽ được bác sĩ chỉ định cụ thể cho từng đối tượng người bệnh, dựa theo hiện trạng mà bạn gặp phải. Liều dùng được khuyến nghị bên dưới chỉ có giá trị tham khảo. Đồng thời không thay thế được co chỉ dẫn y khoa.

Chỉ lấy một lượng kem vừa đủ ứng với vùng cần điều trị

Liều thông thường: Bôi 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Không bôi thuốc quá 4 lần/ngày.

4. Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trường hợp dùng quá liều sẽ làm tăng nguy cơ phát sinh các phản ứng tại chỗ. Bạn rất dễ gặp phải hiện tượng nóng rát, kích ứng ở vùng da bôi thuốc. Hãy chủ động liên hệ với bác sĩ để có sự can thiệp kịp thời. Đừng tự ý khắc phục triệu chứng quá liều trong bất kỳ trường hợp nào.

5. Nên làm gì trong trường hợp quên một liều ?

Dùng thuốc không đúng kế hoạch là hiện trạng mà rất nhiều người gặp phải. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tác dụng điều trị mà còn tiềm ẩn nhiều vấn đề nghiêm trọng.

Trong trường hợp dùng thiếu liều thuốc Titanoreine, bạn hãy bổ sung khi sớm nhớ ra. Nhưng nếu đã gần với thời điểm sử dụng liều tiếp theo thì hãy bỏ qua liều đã quên. Đừng bù liều bằng cách nhân đôi lượng kem cho một lần thoa. Cần hạn chế tình trạng dùng thiếu liều, mặc dù không ảnh hưởng sức khỏe nhưng lại khiến kết quả điều trị giảm.

6. Mua titanoreine ở đâu? Giá bao nhiêu?

Kem bôi trĩ Titanoreine được bày bán ở hầu hết các hiệu thuốc Tây trong cả nước. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể dễ dàng tìm thấy ở các trang web thương mại điện tử. Tuy nhiên, để mua thuốc đảm bảo chất lượng với mức giá phải chăng, bệnh nhân nên lựa chọn những cơ sở uy tín để mua.

Hiện tại, mức giá bán của kem bôi trĩ Titanoreine là từ 200.000 – 300.000 VNĐ/ tuýp. Tùy thuộc vào đơn vị phân phối lẻ mà mức giá bán ở mỗi cửa hàng có thể tăng hoặc giảm khác nhau nhưng thường không quá cao so với bảng giá nhà sản xuất đưa ra.

7. Titanoreine chữa trĩ có tốt không?

Sử dụng Titanoreine đúng liều đối với những ai bị trĩ giai đoạn đầu là một cách chữa bệnh trĩ rất hiệu quả.

Tuy nhiên, đối với các bệnh nhân đã mắc trĩ kéo dài, thì việc sử dụng thuốc điều trị trĩ Titanireine chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng.

Bởi đây không phải là thuốc, không thể dùng nó để thay thế cho các loại thuốc đặc trị bệnh trĩ.

Chính vì vậy mà khi bị trĩ ở giai đoạn nặng, tốt nhất là người bệnh nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Bệnh cạnh đó, việc điều trị bệnh trĩ bằng Titanireine có mang lại hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ăn uống, cơ địa, sinh hoạt và mức độ mắc bệnh.

Do đó, để loại kem này phát huy tối đa tác dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến dược sĩ trước khi sử dụng và thực hiện chế độ sinh hoạt, ăn uống, rèn luyện điều độ.

8. Thuốc Titanoreine có sử dụng được cho bà bầu không?

Thuốc bôi trĩ Titanoreine chưa đủ dữ liệu kiểm chứng độ an toàn khi sử dụng cho những đối tượng phụ nữ có thai cho con bú và trẻ sơ sinh. Do vậy cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng thuốc cho nhóm đối tượng này.

9. Cách phân biệt thuốc titanoreine thật giả

Thuốc bôi trĩ Titanoreine là một sản phẩm được tin dùng bởi rất nhiều bệnh nhân. Tuy nhiên do là một sản phẩm ngoại nhập, đường đi của thuốc khá dài từ khi sản xuất đến khi được phân phối cho các hiệu thuốc, do vậy nhiều người không biết đâu là sản phẩm chất lượng, liệu làm sao để không mua phải hàng giả, hàng nhái. Để giải quyết vấn đề này, chúng tôi xin đưa ra một số điểm đáng lưu ý để người dùng có thể phân biệt:

Thuốc bôi trĩ Titanoreine có vỏ ngoài là dạng hộp giấy, có tên thuốc được viết ở chính giữa hộp theo tiếng pháp “Titanoreïne”. Tên thuốc màu trắng, được đóng khung màu xanh lá., bên cạnh tên thuốc là dòng chữ “ à la lidocaïne” có nghĩa là “có thành phần lidocain”. Góc trên cùng bên phải mặt chính giữa là khối lượng tịnh của thuốc: 20 g.

Mặt trên và mặt dưới của hộp thuốc có ghi tóm tắt thành phần chính của thuốc, các thông tin về hạn sử dụng, ngày sản xuất, tên công ty sản xuất và công ty nhập khẩu sản phẩm.

Trên tuýp thuốc bên trong cũng có đủ thông tin về thuốc như trên hộp bao ngoài.

Bạn cần chọn những cơ sở thuốc Tây uy tín để mua được sản phẩm tốt, chính hãng cho mình.

10. Thuốc titanoreine có thể tương tác với các loại thuốc nào?

Thuốc Titanoreine có thể sẽ gây ra phản ứng với thành phần của thuốc khác khiến cho rủi ro phát sinh. Mặc dù vẫn chưa có báo cáo cụ thể về các thuốc có khả năng tương tác với Titanoreine nhưng bạn hãy luôn cẩn trọng với vấn đề này.

Tuyệt đối không dùng chung kem bôi trĩ Titanoreine với bất cứ sản phẩm sử dụng ngoài da nào khác. Để dự phòng tương tác, nên chủ động báo cho bác sĩ thông tin về danh sách tất cả các thuốc bạn đang dùng.

11. Tình trạng sức khỏe ảnh hưởng đến thuốc Titanoreine thế nào?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Nhiễm trùng da hoặc có vấn đề về da;

Tiền sử hoặc đang bị dị ứng với thuốc.

12. Sản phẩm có thể thay thế thuốc chữa bệnh không?

Sản phẩm Kem bôi trĩ Titanoreine không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

13. Một ngày bôi bao nhiêu lần để mang lại hiệu quả?

Không nên bôi quá 4 lần/ ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

14. Nên dùng viên đặt hay kem bôi titanoreine

Tùy vào từng mức độ bệnh mà bác sĩ sẽ kê thuốc khác nhau sao cho phù hợp.

Trên đây là những thông tin về thuốc Titanoreine – một sản phẩm tốt cho người bệnh trĩ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo một số loại thuốc khác như:

TOTTRI- Thảo dược thiên nhiên điều trị bệnh trĩ hiệu quả và cách sử dụng đúng

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Healit-Rectan-la-gi

Đánh giá viên đặt trĩ cấp Healit Rectan có tốt không? Cách sử dụng? Giá bán bao nhiêu?

Nội dung chínhThông tin chung của thuốc titanoreine1. Thành phần chính của titanoreine2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, nhà sản xuấtCông...

Thăng Trĩ Mộc Hoa

Cách sử dụng, liều dùng, lưu ý khi sử dụng Thuốc Điều Trị Thăng Trĩ Mộc Hoa

Nội dung chínhThông tin chung của thuốc titanoreine1. Thành phần chính của titanoreine2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, nhà sản xuấtCông...

Thuốc Hemoclin

Thuốc bôi Hemoclin dạng gel có tác dụng bôi trĩ hiệu quả thế nào? Cách sử dụng và những điều lưu ý khi dùng Hemoclin

Nội dung chínhThông tin chung của thuốc titanoreine1. Thành phần chính của titanoreine2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, nhà sản xuấtCông...

Thông tin, hình ảnh thuốc Proctolog

[Quan trọng] – Sự thật về thuốc Proctolog và quyết định thu hồi thuốc trên thị trường? Thuốc nào có thể thay thế Proctolog?

Nội dung chínhThông tin chung của thuốc titanoreine1. Thành phần chính của titanoreine2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, nhà sản xuấtCông...

Thông tin, hình ảnh thuốc thuốc Daflon

Đánh giá thuốc Daflon dùng có tốt không? Bà bầu có dùng được không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Nội dung chínhThông tin chung của thuốc titanoreine1. Thành phần chính của titanoreine2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, nhà sản xuấtCông...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em