Tơ mành và 4 bài thuốc chữa lở loét, cầm máu, di tinh, xương khớp hiệu quả

Nhân dân Việt Nam thường dùng lá tơ mành tươi giã nát đắp lên vết thương, vết thương gẫy xương, không có liều lượng (dùng ngoài). Nhân dân Ấn Độ dùng lá tươi làm thuốc diệt côn trùng và dùng ngoài chữ.

Thông tin, mô tả  cây tơ mành
Thông tin, mô tả  cây tơ mành

Tên gọi khác: Tơ mành, Dây chỉ, Mạng nhện, Phong xa đằng, hồng long

Tên khoa học: – Hiptage sp. ( Hiptage benghalensis L.Kurz.)

Họ: Kim Ðồng (Malpighiaceae)

Thông tin, mô tả  cây tơ mành

1. Đặc điểm thực vật

Cây tơ mành là cây thuốc quý. Dạng cây nhỏ, mọc thành bụi. Cành vươn dài đưa vào cây khác, có lông mịn. Lá mọc đối, phiến dài đến 13-14cm, chóp có đuôi, có lông trên cả hai mặt, gân phụ 5-6 cặp, cuống 9mm. Cụm hoa hình chùm mọc ở nách lá phần già của nhánh, cao 4-5cm; cuống dài 1-2cm, có lông trắng. Quả có 3 cánh mỏng, vàng nhạt, cánh giữa thường dài hơn. Thân và lá khi bẻ ra có những sợi mảnh như chỉ.

Mùa hoa quả tháng 9-11.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây này cũng phổ biến nhiều nơi thuộc miền Bắc Việt Nam, thường gặp mọc hoang ở rừng núi. Có thể thu hái thân lá quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô. Dây tơ mành thuộc dạng cây bụi, phân bố ở một số tỉnh miền núi phía Bắc từ Nghệ An trở ra. Cây thường mọc ở ven rừng, rừng thứ sinh và đôi khi thấy ở các bờ nương rẫy. Hiện nay chưa quan sát được cụ thể mùa hoa quả và cây con mọc từ hạt.

Bộ phận dùng: Thân, lá – Caulis et Folium Hiptages.

Thu hái: Dây tơ mành có khả năng tái sinh sau khi bị chặt đốn. Có thể thu hái thân lá quanh năm.

Chế biến: Thường dùng tươi hay phơi khô.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Thân cành và lá dây tơ mành có vị hơi đắng, chát, tính ôn, có tác dụng ôn thận, ích khí, sát trùng, cầm máu.

Quy kinh: Vào kinh thận

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Theo Gorter (1920. Bull. Jard. Bot. Buitenzorg, ser. 3,2: 187) trong vỏ cây tơ mành có một chất glucosid gọi là hiptagin. Khi tác dụng chất kiềm loãng hay axit lên, hiptagin sẽ giải phóng axit xyanhydric.

Tác dụng dược lý của tơ mành

Tác dụng hạ huyết áp: Thử tác dụng trên chó hoặc mèo gây mê thấy cao khô dây tơ mành có tác dụng hạ huyết áp. Cao khô được chế bằng cách dùng toàn cây bỏ rễ chiết bằng cồn 50 độ, rồi bốc hơi dưới áp lực giảm đến khô.

Tác dụng trên vận động: Cao khô dây tơ mành làm giảm vận động tự nhiên của chuột nhắt trắng. Tiêm phúc mạc amphetamin liều 2,5 – 5 mg/kg, hoạt động của chuột nhắt trắng tăng lên rõ rệt; cao khô dây tơ mành có tác dụng ức chế sự tăng vận động do amphetamin.

Độc tính: Thử trên chuột nhắt trắng, dùng đườn tiêm phúc mạc, liều chết trung bình của cao khô dây tơ mành là 750mg/kg.

Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc dây tơ mành

1. Chữa di tinh, cơ thể suy kiệt, ra nhiều mồ hôi, đái rắt, thấp khớp cấp và mạn tính

Lá và thân sắc uống ngày 30-50g sắc uống, trẻ em dùng liều thấp hơn.

2. Thuốc bó gãy xương từ tơ mành

Cành non và lá tơ mành 30-50g, lá dâu tằm 25-30g, tất cả dùng tươi, giã nát, xào nóng, đắp vào chỗ xương rạn hoặc gãy, băng lại.

3. Thuốc cầm máu vết thương, chữa sâu quảng

Lá dây tơ mành, lá quyển bá, rửa sạch, giã nát, dịt vào vết thương, băng lại. Có thể dùng lá dây tơ mành, phơi khô, đốt thành than, tán bột, rắc.

4. Chữa lở loét ngoài da

Lá dây tơ mành 20g, lá bạc thau 20g, lá xuyên tiêu 20g, lá trầu không 10g, lá thuốc lào 2g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi đắp ngày 1 lần.

Xem thêm: Cây bông ổi (cây ngũ sắc) và 8 bài thuốc chữa ho, mụn nhọt, tiểu đường… hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

tong so nguoi cach ly 12-5

Trưa 12/5: Thêm 19 ca mắc mới trong khu cách ly và phong toả

Nội dung chínhThông tin, mô tả  cây tơ mành1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

hinh-anh-thuoc-Acenocoumarol

Thông tin về thuốc Acenocoumarol: Thành phần, công dụng, liều dùng và những lưu ý quan trọng bạn nên biêt

Nội dung chínhThông tin, mô tả  cây tơ mành1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

giam-can-BeautySlim

[GIẢI ĐÁP] Thuốc giảm cân Beautyslim có tốt không? Thành phần, công dụng, cách dùng, giá bán như thế nào?

Nội dung chínhThông tin, mô tả  cây tơ mành1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Blackmore-omega-daily-concentrated-fish-oil

Viên uống dầu cá Blackmore omega daily concentrated fish oil có thật sự tốt không? Thông tin về thành phần, công dụng, cách dùng và giá bán bao nhiêu?

Nội dung chínhThông tin, mô tả  cây tơ mành1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

22-Again-la-gi

[Review] Kem chống lão hóa 22 Again có thật sự tốt hay không? Giá bao nhiêu và nên mua ở đâu là uy tín nhất?

Nội dung chínhThông tin, mô tả  cây tơ mành1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc