Ba kích và 15 bài thuốc chữa di tinh, liệt dương, xương khớp, thận hư… hiệu quả

Ba kích (ba kích thiên) trong đông y có tác dụng trừ phong thấp, bổ thận, tráng dương và một số bài thuốc hữu ích khác. Tìm hiểu rõ hơn về cây ba kích qua một số thông tin cụ thể dưới đây.

Thông tin, mô tả về ba kích
Thông tin, mô tả về ba kích

Tên gọi khác: Ba kích thiên, ruột gà, nhàu thuốc

Tên khoa học: Morinda officinalis How

Họ: Cà Phê (Rubiaceae)

Thông tin, mô tả về ba kích

1. Đặc điểm thực vật

Ba kích hay còn có nhiều tên gọi khác như ba kích thiên, diệp liễu thảo, đan điền âm vũ, dây ruột gà,… Ba kích là cây dây leo, dạng thân thảo, thân mảnh, có nhiều lông mịn. Cây mọc leo thành bụi ven rừng có độ cao dưới 500m. Lá đơn nguyên, mọc đối, có hình mác hoặc hình bầu dục, thuôn nhọn, cứng, đầu là ngọn gấp, đuôi lá hình tròn hoặc hình tim. Phiến lá non có màu xanh, khi già chuyển sang màu trắng mốc và có màu nâu tím khi lá khô. Mặt dưới phiến lá có khoảng 8 cặp gân thứ cấp.

Hoa ba kích có kích thước nhỏ, có màu trắng hoặc vàng thường tập trung thành tán ở đầu cành, đài hoa hình ống gồm một số lá đài nhỏ phát triển không đều. Quả ba kích hình cầu, quả kép phủ lông, khi chín có màu đỏ. Hoa ba kích thường nở rộ vào tháng 5 – 6, mùa quả bắt đầu từ tháng 7 – 10.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Ba kích là loại cây mọc hoang, được phân bố chủ yếu ở các vùng trung du, đồi núi thấp phía Bắc. Các vùng Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Tây, Hà Giang là nơi ba kích có thể phát triển và phân bố chủ yếu.

Bộ phận dùng: Hoa, lá, quả, quả, rễ. Trong đó, rễ được sử dụng nhiều nhất

Thu hái: Có thể thu hoạch ba kích sau khi trồng được khoảng 3 năm. Thời gian thu hoạch thường rơi vào tháng 10 – 11. Đào rộng xung quanh cây ba kích để lấy toàn bộ phần rễ, rửa sạch.

Chế biến: Rễ ba kích sau khi thu hoạch thì đem rửa sạch và phơi ráo nước. Dùng dao khía nhẹ vào phần lõi ba kích, sau đó tách lấy phần thịt ba kích và rút bỏ lõi. Chỉ sử dụng phần thịt ba kích để ngâm rượu và làm thuốc, còn phần lõi thì không dùng.

Bào chế thuốc: Ngâm ba kích trong nước câu kỷ tử khoảng 1 đêm cho mềm, sau đó lấy ra ngâm với rượu khoảng 1 đêm. Vớt ba kích ra và đem sao vàng với cúc hoa, bảo quản trong lọ kín nắp để dành dùng dần. Giã dập cam thảo, sắc với nước, sau đó lọc bỏ phần bã. Tiếp đến, cho kích vào nấu cho đến khi ba kích mềm, xốp thì rút bỏ lõi và mang phần thịt đi phơi khô.  Ngâm ba kích với rượu 1 đêm cho mềm rồi lấy ra cắt nhỏ, sấy khô và bảo quản trong lọ thủy tinh kín, để tránh ẩm mốc. Trộn khoảng 1kg ba kích với 20g muối rồi đem lên hấp cách thủy cho đến khi rút được phần thịt ba kích, sau đó mang đi phơi khô và để dành dùng dần. Ba kích đem rửa sạch, ủ mềm, lột bỏ phần lõi, thái nhỏ rồi đem tẩm rượu và ủ khoảng 2 tiếng. Sao vàng hoặc nấu hỗn hợp này thành cao lỏng, bảo quản ở nơi thoáng mát.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Tính ấm, vị cay ngọt, hơi chát.

Quy kinh: Ba kích thiên được quy vào kinh Can – thận.

Bảo quản: Ba kích sau khi phơi hoặc sấy khô thì cho vào trong lọ thủy tinh đậy kín nắp và bảo quản nơi thoáng mát, tránh làm dược liệu bị ẩm mốc.

4. Thành phần hóa học của ba kích

Các nhà nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số thành phần hóa học có trong ba kích như:Rubiadin: Rubiadin-1-Methylether, Gentianine, Choline, Trigonelline, Carpaine, Gitogenin, Tigogenin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1, Vitamin C, Phytosterol, Acid hữu cơ. Ngoài ra, trong rễ ba kích còn chứa một số thành phần như Antraglycozid, đường, nhựa và lượng nhỏ tinh dầu.

Tác dụng dược lý và chủ trị của rễ ba kích

Đông y cho rằng ba kích có khả năng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực, trừ phong thấp, làm hạ huyết áp, tăng độ dẻo dai, kiện gân cốt, hỗ trợ điều trị xuất tinh sớm, yếu sinh lý, di mộng tinh ở nam giới. Ngoài ra, ba kích còn có một số tác dụng dược lý cơ bản như sau:

Làm tăng sức đề kháng: Qua thử nghiệm nhiễm độc Ammoni Clorua trên chuột bạch cho thấy ba kích có khả năng tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và đẩy lùi yếu tố gây ngộ độc.

Tác dụng đối với nội tiết tố: Ba kích thiên không có tác dụng kiểu như Androgen trên cơ thể chuột bạch nên nó làm thúc đẩy khả năng ham muốn và tăng cường chất lượng giao hợp.

Ngoài ra, ba kích ngâm rượu còn có tác dụng điều hòa huyết áp, tăng cường hoạt động não, giúp ngủ ngon, tác dụng nhanh với tuyến cơ năng,…

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây ba kích

Ba kích chữa di tinh, liệt dương, xương khớp, thận hư
Ba kích chữa di tinh, liệt dương, xương khớp, thận hư

1. Bài thuốc trị liệt dương, thất thương, ngũ lao, hạ khí, ăn nhiều

Nguyên liệu: 3kg Ba kích thiên sống, 3kg Ngưu tất sống, 5 đấu rượu

Cách thực hiện: Ngâm các nguyên liệu với nhau khoảng 3 tháng. Sau đó dùng rượu này để uống.

2. Bài thuốc cải thiện chứng đau mỏi xương khớp, đi đứng khó khăn do phong hàn từ ba kích

Nguyên liệu: 60g ba kích, 120g ngưu tất, 60g khương hoạt, 60g quế tâm, 60g ngũ gia bì, 80g đỗ trọng bỏ vỏ, sao vàng, 60g can khương (bào), 100ml mật ong

Cách thực hiện: Tán bột các nguyên nguyên liệu, đem trộn với mật ong và vò viên. Mỗi lần dùng khoảng 10 viên hoặc pha với rượu để uống.

3. Cây ba kích giúp bổ thận, tráng dương, dưỡng sắc đẹp

Nguyên liệu: 60g ba kích, 60g cam cúc hoa, 30g câu kỷ tử, 20g phụ tử (chế), 46g thục địa, 30 g thục tiêu

Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu vào cho vào bình ngâm với 3 lít rượu. Mỗi lần uống khoảng 20ml rượu lúc đói, ngày uống 2 lần.

4. Trị chứng tử cung lạnh, kinh nguyệt không đều ở nữ giới từ ba kích thiên

Nguyên liệu: 120g ba kích, 20g lương khương, 640g tử kim đằng, 80g thanh diêm, 160g nhục quế (bỏ vỏ), 160g ngô thù du

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi tán nhỏ, trộn đều và dùng rượu hồ để vo viên. Ngày uống khoảng 20 viên thuốc với rượu pha muối nhạt.

5. Ruột gà trị bạch trọc

Nguyên liệu: 40g Thỏ ty tử chưng rượu 1 ngày, sấy khô, 40g Ba kích bỏ lõi, chưng rượu, 40g Phá cố chỉ sao vàng, 40g Lộc nhung, 40g Sơn dược, 40g Xích thạch chi, 40g Ngũ vị tử.

Cách thực hiện: Tán mịn các nguyên liệu trên và dùng để pha với rượu uống khi đói.

6. Bài thuốc trị chứng tiểu không kiểm soát, đau bụng

Nguyên liệu: 60g ba kích, 60g nhục thung dung, 60g sinh địa, 40g thỏ ty tử, 40g tang phiêu tiêu, 40g tục đoạn, 40g sơn dược, 20g ngũ vị tử, 20g quan quế, 20g long cốt, 20g sơn thù du, 20g phụ tử, 12g đỗ trọng ngâm rượu, 4g lộc nhung

Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, vo viên, mỗi viên khoảng 10g. Mỗi ngày uống khoảng 2 – 3 viên.

7. Tác dụng của ba kích đối với chứng liệt dương từ cây ba kích

Nguyên liệu: 30g ba kích, 30g đỗ trọng, 30g ích trí nhân, 30g ngũ vị tử, 30g ngưu tất, 60g nhục thung dung, 30g phục linh, 30g sơn dược, 30g sơn thù, 30g thỏ ty tử, 30g tục đoạn, 30g viễn chí, 30g Xà sàng tử.

Cách thực hiện: Đem các nguyên liệu đi tán mịn, trộn với mật, vò viên. Ngày uống khoảng 6 – 12 viên lúc đói.

8. Trị chứng thận hư, đau lưng, mỏi gối, liệt dương, bàng quang lạnh, bụng đầy trướng

Nguyên liệu: 30g ba kích, 22g bạch linh, 22g chỉ xác, 22g hoàng kỳ, 30g lộc nhung, 22g mẫu đơn, 22g ngưu tất, 22g nhân sâm, 22g mộc hương, 30g nhục thung dung, 30g phụ tử, 22g phúc bồn tử, 22g quế tâm, 22g sơn thù, 22g tân lang, 30g thạch hộc, 30g thục địa, 22g thự dự, 22g tiên linh tỳ, 22g trạch tả, 22g tục đoạn, 22g viễn chí, 22g xà sàng tử.

Cách thực hiện: Đem đi tán mịn, bảo quản trong lọ kín. Ngày dùng khoảng 15 – 20g, nên uống lúc đói.

9. Bài thuốc trị mạch yếu, da xanh tái từ cây ba kích

Nguyên liệu: Ba kích, Hồi hương, Bạch long cốt, Ích trí nhân, Phúc bồn tử, Nhục thung dung, Bạch truật, Mẫu lệ, Thỏ ty tử, Cốt toái bổ, Nhân sâm. Mỗi vị khoảng 40g.

Cách thực hiện: Tán mịn thành bột, cho vào lọ thủy tinh kín nắp để bảo quản. Mỗi lần sử dụng khoảng 10 – 20g, ngày uống 2 lần.

10. Bài thuốc trị chứng thận hư, chảy nước mắt sống, ăn uống không tiêu, tê nhức chân tay

Nguyên liệu: 30g ba kích, 22g bá tử nhân, 22g bạch linh, 22g đỗ trọng, 22g ngũ gia bì, 22g ngưu tất, 30g nhục thung dung, 22g phòng phong, 22g phúc bồn tử, 22g thạch hộc, 22g thạch long nhục, 22g thạch nam, 30 thiên hùng, 40g thiên môn, 30 thỏ ty tử, 30 thục địa, 22g thự dự, 30g trầm hương, 30g tục đoạn, 22g tỳ giải, 22g viễn chí, 22g xà sàng tử.

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi tán mịn, trộn với mật ong để vo viên, bảo quản trong lọ thủy tinh. Ngày uống khoảng 20g vào lúc đói.

11. Ba kích cải thiện chứng khí hư, ngủ không ngon giấc, ù tai, chảy nước mắt sống, đổ mồ hôi trộm

Nguyên liệu: 90g ba kích, 180g lương khương, 120g nhục quế, 120g ngô thù, 60g thanh diêm, 500g tử kim đằng.

Cách thực hiện: Tán thành bột mịn, trộn với rượu nếp để vo viên. Mỗi ngày dùng khoảng 20g thuốc để hòa với nước muối loãng để uống.

12. Trị chứng xương khớp, thận hư, liệt dương

Nguyên liệu: 18g ba kích, 20g đương quy, 27g khương hoạt, 18g ngưu tất, 27g sinh khương, 18g thạch hộc, 2g tiêu

Cách thực hiện: Các nguyên liệu đem đi giã nát, cho vào bình sau đó đổ thêm 2 lít rượu vào, đậy kín nắp. Để khoảng 2 tiếng thì đổ hỗn hợp này vào nồi, bắc lên bếp và nấu khoảng 1 tiếng. Chia đều thành các lần uống, ngày uống 3 lần, mỗi lần khoảng 15 – 20ml.

13. Bài thuốc trị chứng sán khí do thận hư từ ba kích

Nguyên liệu: Ba kích thiên, Quất hạch, Hoàng bá, Lệ chi hạch, Ngưu tất, Tỳ giải, Mộc qua, Hoài sơn, Kim linh tử, Địa hoàng

Thực hiện: Sắc nước uống

14. Bài thuốc chữa liệt dương

Nguyên liệu: Ba kích thiên, Bổ cốt chỉ, Bá tử nhân, Câu kỷ tử, Lộc nhung, Ngũ vị tử, Nhục thung dung, Sơn thù du

Thực hiện: Sắc nước uống

15. Chữa chứng di mộng tinh từ ba kích

Nguyên liệu: Ba kích thiên, Hoàng bá, Bá tử nhân, Liên tu, Lộc giác, Phúc bồn tử, Viễn chí, Thiên môn

Một số lưu ý khác khi sử dụng cây ba kích chữa bệnh

  • Không sử dụng ấm hoặc nồi kim loại để sắc thuốc vì nó có thể làm biến đổi dược tính của thuốc.
  • Dùng ba kích theo liều lượng được chỉ định.
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng ba kích.
  • Tuân thủ liệu trình điều trị, không nên sử dụng ba kích trong thời gian dài.

Trên đây là những thông tin liên quan đến ba kích và các bài thuốc chữa bệnh. Có thể nói, đây là cây thuốc nam vô cùng quý hiếm và chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần sử dụng thuốc đúng liều lượng của bác sĩ.

Xem thêm: Cây ba gạc Ấn Độ và bài thuốc giúp cầm máu hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ngũ bội tử

Ngũ bội tử và 11 bài thuốc chữa xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ, đau bụng, di tinh, tưa miệng, xuất tinh sớm, lòi dom hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả về ba kích1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Rau dừa nước

Rau dừa nước (thủy long) và 14 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh về đường tiết niệu (sỏi, viêm thận, bí tiểu), bệnh nam giới, phụ nữ (viêm tuyến tiền liệt, u vú, khí hư vàng), ho, dạ dày, đại tràng, chấn thương… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả về ba kích1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây thòng bong

Cây thòng bong (kim hải sa) và 26 bài thuốc chữa mụn nhọt, viêm tuyến vú, lợi tiểu, sỏi, tiêu chảy, viêm gan, phù thũng,.. hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả về ba kích1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Mộc tặc

Mộc tặc (cỏ bút tháp) và 3 bài thuốc chữa viêm kết mạc, viêm cầu thận, chảy máu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả về ba kích1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Đậu đen

Đậu đen (ô đậu, hương xị) và 17 bài thuốc chữa bệnh thận yếu, liệt dương, mụn nhọt, ghẻ lở, đau bụng, đau nhức xương khớp… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả về ba kích1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc