Cây ba gạc Ấn Độ và bài thuốc giúp cầm máu hiệu quả
Nội dung chính
Cây ba gạc Ấn Độ còn gọi sà mộc, phù mộc. Cây có tác dụng đối với nghiên cứu y học. Theo đông y, cây ba gạc Ấn Độ có thể dùng để cầm máu.
Tên gọi khác: sà mộc, Ấn Độ la phù mộc
Tên khoa học: Rauwoflia serpentina Benth
Họ: Trúc đào (Apocynaceae)
Thông tin, mô tả cây ba gạc Ấn Độ
1. Đặc điểm thực vật
Cây nhỏ, cao 40-50cm đến 1m, ít có cành. Lá mọc vòng 3-4 lá, có khi mọc đối. Hoa màu hồng, hay đốm hồng, mọc thàng chùm. Quả nhỏ, hình trứng, khi chín có màu tím đen
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào. Từ năm 1958 chúng tôi (Đỗ Tất Lợi) đã di thực tế ở Miền Bắc Việt Nam bằng hạt giống của Ấn Độ đã trồng qua nhà kính ở Liên Xô cũ. Cây đã mọc, ra hoa, kết quả rất tốt.
Bộ phận dùng: Rễ
Thu hái: Đào rễ từ năm thứ 2 trở lên
Chế biến: Phơi hoặc sấy khô
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị, quy kinh: Chưa cập nhật
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hoá học
Trong rễ có chừng 28 ancaloit khác nhau với tỷ lệ 0.5%-2% ancaliot toàn phần, trong đó có thể chia làm 2 loại.
Ancaliot có kiềm tính mạnh, dẫn xuất của N quaternarie có đại diện là secpentin 2. Ancaloit có màu vàng, kiềm tính nhẹ như aimalin và resecpin có thể coi như ancaliot quan trọng nhất, đại biểu được tính của vị thuốc. Tỷ lệ resecpin trong rễ chiếm 0,004-0,09%.
Tác dụng dược lý của cây ba gạc Ấn Độ
Đối với huyết áp: dùng nước sắc Ba Gạc nghiên cứu trên thỏ và chó thấy có tác dụng giảm áp rõ với liều 0,5/kg thân thể súc vật (Bộ môn sinh lý đại học y dược Hà Nội 1960).
Đối với tim: trên tim ếch cô lập và tại chỗ thấy nước sắc Ba Gạc làm chậm nhịp tim(do Ajmalin). Trên hệ mạch ngoại biên của thỏ không thấy có tác dụng trên mạch máu ngoại biên.
Trên ruột thỏ cô lập thấy liều nhẹ làm tăng nhu động ruột.
Trên hệ thần kinh trung ương thấy không làm giảm sốt.
Có tác dụng trấn tĩnh, gây ngủ (do Reserpin, Retxinamin).
Công dụng chữa bệnh của cây ba gạc Ấn Độ
* Đối với thần kinh trung ương, Reserpin có tác dụng ức chế, gây trấn tĩnh rõ, giông là các dẫn chất Phenothiazin
* Đối với mắt, Reserpin có tác dụng thu nhỏ đồng tử 1 cách rõ rệt (là 1 trong những triệu chứng sớm nhất sau khi dùng thuốc).
Reserpin còn làm sa mi mắt, làm thư dãn mi mắt thứ 3 (Nictitating membrane) của mèo và chó.
* Đối với hệ tiêu hóa: Reserpin làm tăng nhu động ruột và bài tiết phân.
* Đối với thân nhiệt: sau khi dùng Reserpin, có sự rối loạn về điều hòa thân nhiệt.
* Đối với hệ nội tiết: Reserpin có tác dụng kích thích vỏ tuyến thượng thận giải phóng các Corticoid. Có tác dụng kháng lợi niệu yếu. Trên chuột cống cái, Reserpin làm ngừng chu kỳ động dục, ức chế sự phóng noãn. Trên chuột đực, ức chế sự phân tiết Androgen.
* Độc tính của Reserpin:
Liều chịu đựng được bằng đường uống đối với súc vật: 10-2000mg/kg.
LD50 bằng đường tiêm tĩnh mạch trên chuột cống trắng: 28 ± 1,6mg/kg, bằng đường uống trên chuột nhắt là 500mg/kg.
Rễ ba gạc Ấn Độ (Rauwolfia serpentina) được dùng dưới hình thức bột, cao lỏng và chiết lấy ancaloit dùng riêng.
Rescpin thường được chế thành viên 0,0001 (0,1mg) hoặc 0,00025 (0,25mg). Thường thường cho uống mỗi lần một viên 0,001 (1mg), ngày uống hai lần sau bữa ăn. Liều dùng này thay đổi tuỳ theo tình trạng của bệnh và theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc. Liều tối đa một lần là 0.005 (5mg).
Rauwiloid=ancaloit toàn phần của Rauwpfia serpentina. Ngày uống 1-2-3 lần sau bữa ăn, mỗi lần 2mg.
Trên đây là những thông tin về cây ba gạc Ấn Độ và những bài thuốc chữa bệnh của cây. Có thể nói, cây mang đến công dụng chữa bệnh nhưng đó chỉ là bài thuốc tham khảo. Tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Xem thêm: Cây ba gạc và 4 bài thuốc chữa cao huyết áp, rối loạn nhịp tim, tai biến mạch máu não hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!