Cây bấc đèn (hổ tu thảo) và 22 bài thuốc chữa phù thũng, tiểu rắt, khó ngủ, cầm máu… hiệu quả

Cây bấc đèn còn được gọi với nhiều tên khác như Hổ tu thảo, Bích ngọc thảo, Tịch thảo, Xích tu, Cổ ất tâm, Đăng tâm thảo. Đây là vị thuốc quý trong Đông y thường được dùng chữa một số bệnh như phù thũng, tiểu rắt, khó ngủ, cầm máu. Dưới đây là bài viết chi tiết về cây này.

Thông tin, mô tả cây Bấc đèn
Thông tin, mô tả cây Bấc đèn

Tên gọi khác: Hổ tu thảo, Bích ngọc thảo, Tịch thảo, Xích tu, Cổ ất tâm, Đăng tâm thảo (Medulla funci caulis)- là ruột phơi khô của thân cây bấc đèn

Tên khoa học: Juncus ehusus L. var. decipiens Buch

Họ: Bấc (Juncaceae)

Thông tin, mô tả cây Bấc đèn

1. Mô tả thực vật

Cây bấc đèn là một loại cỏ sống lâu nưm, thân tròn cứng, mọc thành cụm dày cao độ 35-100cm, đường kính của thân chừng 1-2mm, mặt ngoài thân có màu xanh nhạt, có vạch dọc. Ruột cây bấc cấu tạo bởi những tế bào hình ngôi sao để hở nhiều lỗ khuyết lớn. Lá bị giảm rất nhiều, chỉ còn lại bẹ ở gốc thân, Hoa đều, lưỡng tính, mọc thành vòng. Bao hoa khô xác.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây bấc đèn mọc hoang và được trồng ở những nơi ẩm ướt ở nước ta (Nam Định, Hà Nam…).

Bộ phận dùng: Toàn cây

Thu hái: Mùa thu

Chế biến: Cây thu về rạch dọc để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi khô mà dùng, còn gọi là đăng tâm thảo hay đăng tâm hoặc bấc đèn để làm bấc đèn dầu ta hay để làm thuốc.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị ngọt, tính hàn.

Quy kinh: Vào kinh tâm, phế và tiểu trương.

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Trong cây có araban, xylan, methyl pentosan, phlobaphen.

Tác dụng dược lý của cây bấc đèn

Tác dụng của đăng tâm thảo theo Đông Y:

Công dụng: Lợi tiểu trường, giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu thông lâm.

Chủ trị: Mất ngủ, thủy thũng, đau họng (hầu tỳ), nhiệt lâm, trẻ em bị khóc đêm, mụn nhọt, viêm họng, ho, sốt cao,…

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Chưa có nghiên cứu.

Các bài thuốc chữa phù thũng, bệnh lý về đường tiết niệu

1. Bài thuốc chữa chứng phù thũng, tiểu tiện ít và ăn ngủ kém

Chuẩn bị: Lõi cây bấc đèn 8g.

Thực hiện: Đem sắc với 250ml nước để sôi trong vòng 15 phút, sau đó chia nước sắc thành 3 lần uống.

2. Bài thuốc trị miệng khát và tâm phiền từ cây bấc đèn

Chuẩn bị: Mạch môn và lá tre mỗi vị 12g, bấc đèn 4g.

Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

3. Bích ngọc thảo trị tiểu rắt và tiểu đỏ

Chuẩn bị: Hoàng bá, biển súc, xa tiền tử mỗi vị 9g, hoạt thạch và mộc thông mỗi vị 6g, bấc đèn 9g.

Thực hiện: Đem sắc với 800ml nước đun nhỏ lửa còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 3 lần uống trong ngày, dùng bài thuốc liên tục trong 10 ngày.

4. Bài thuốc trị chứng lậu gây tiểu ra máu, tiểu đục, tiểu buốt từ hổ tu thảo

Chuẩn bị: Rễ cỏ tranh và cỏ bấc đèn mỗi vị 8g.

Thực hiện: Sắc uống.

5. Bài thuốc trị các chứng rối loạn tiểu tiện từ tịch thảo

Bài thuốc 1: Phượng vĩ thảo và xa tiền thảo mỗi vị 30g, bấc đèn 10g. Dùng nước cháo sắc với dược liệu lấy nước uống.

Bài thuốc 2: Đông quỳ tử, cam thảo tiêu, chi tử và mộc thông mỗi vị 10g, bấc đèn 3g, hoạt thạch 15g. Đem sắc uống, ngày dùng 1 thang.

6. Bài thuốc trị chứng cao lâm (tiểu ra dưỡng chất) từ cây bấc đèn

Chuẩn bị: Hoạt thạch, hải kim sa mỗi vị 40g, cam thảo 10g, cỏ bấc đèn 10g.

Thực hiện: Đem cỏ bấc đèn sắc lấy nước, các vị còn lại tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g thuốc bột uống với nước sắc cỏ bấc đèn, ngày dùng 3 lần.

7. Bài thuốc trị tiểu không thông, tiểu bí, nhiệt ở thượng tiêu

Chuẩn bị: Cù mạch 1.6g, hổ phách 1.6g, biển súc 2g, xa tiền tử 3g, bấc đèn 0.4g, trư linh 10g, mộc thông 2g, trạch tả 1.6g, phục linh 6g và thông thảo 0.8g.

Thực hiện: Trộn đều các dược liệu, mỗi lần dùng 16g sắc lấy nước và dùng khi đói.

8. Bài thuốc trị sỏi tiết niệu và tiểu ra máu

Chuẩn bị: Mộc thông, chi tử, cù mạch, xa tiền tử và biển súc mỗi vị 10g, bấc đèn 2g, cam thảo 3g, đại hoàng 6g, hoạt thạch 20g.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

Các bài thuốc chữa khó ngủ, bồn chồn

Cây bấc đèn phù thũng, tiểu rắt, khó ngủ, cầm máu
Cây bấc đèn phù thũng, tiểu rắt, khó ngủ, cầm máu

1. Bài thuốc trị trẻ em bị hay khó về đêm, cảm sốt do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản

Chuẩn bị: Kim ngân hoa 12g, cam thảo 3g, kinh giới tuệ 4g, cát cánh 6g, ngưu bàng tử 8g, hoàng cầm 8g, táo nhân 8g và đăng tâm 2g.

Thực hiện: Sắc nước uống

2. Bấc đèn và bài thuốc trị trẻ nhỏ bị hô mê và nói sảng do sốt cao

Chuẩn bị: Chu sa 6g, ngưu hoàng 1g, sơn chi 12g, uất kim 8g, hoàng cầm 12g và sinh hoàng liên 15g, đăng tâm 1 lượng vừa đủ.

Thực hiện: Đem đăng tâm sắc riêng, các vị còn lại đem tán thành bột mịn làm hồ. Mỗi lần dùng 1 – 3g uống với nước sắc đăng tâm.

3. Bài thuốc trị người bồn chồn, phát nóng, chân tay vật vã

Chuẩn bị: Búp tre 15 cái, đọt non của cây dứa dại 30g, cỏ bấc đèn 6g và xích tiểu đậu 30g.

Thực hiện: Sắc lấy nước uống.

4. Bài thuốc trị chứng khó ngủ từ cây bấc đèn

Bài thuốc 1: Đạm trúc diệp 9g và bấc đèn 3g, đem hãm lấy nước uống hằng ngày.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị bấc đèn 2g đem sắc với 400ml nước còn lại 100ml. Liệu trình kéo dài 15 ngày, thực hiện từ 2 – 4 liệu trình cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Các bài thuốc chữa bệnh khác từ cây bấc đèn

1. Bài thuốc cầm máu với những trường hợp bị thương nhẹ

Chuẩn bị: Đăng tâm thảo.

Thực hiện: Giã nhỏ và đắp vào nơi bị thương.

2. Bài thuốc trị chứng phù do tim

Chuẩn bị: Thổ ngưu tất 50g và bấc đèn 6g.

Thực hiện: Sắc uống.

3. Bài thuốc trị chứng thấp nhiệt hạ chú gây nhiệt lâm, huyết lâm

Chuẩn bị: Cù mạch, đại hoàng (hơ nóng), mộc thông, xa tiền, biển súc, chích cam thảo, hoạt thạch và sơn chi các vị bằng lượng nhau, nước sắc của cây bấc đèn.

Thực hiện: Đem các vị thuốc sao giòn, tán mịn. Mỗi lần dùng 10 – 15g sắc với nước bấc đèn, ngày dùng 3 lần cho đến khi khỏi.

4. Bài thuốc trị bệnh viêm amidan và viêm họng mãn tính

Chuẩn bị: Phèn chua phi khô 2.5g, mai hoa phiến 1g, cỏ bấc đèn 3g, hoàng bá (đốt thành than) 2g.

Thực hiện: Đem các vị tán bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 3 – 4g thổi vào bên trong cổ họng.

5. Bài thuốc trị thấp nhiệt bàng quang

Chuẩn bị: Đăng tâm, xuyên tâm liên, bạch mao căn và xa tiền tử, gia giảm liều lượng theo từng trường hợp.

Thực hiện: Sắc uống.

6. Bài thuốc trị tiêu chảy

Chuẩn bị: Bạch phục linh, đảng sâm, xa tiền tử, hương nhu và trư linh mỗi vị 12g, cỏ bấc đèn 2g.

Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

7. Bài thuốc trị viêm màng tiếp hợp cấp

Chuẩn bị: Liên kiều 10g, cỏ bấc đèn 4g, kim ngân hoa, thảo quyết minh, cúc hoa, địa hoàng tươi và long đởm thảo mỗi vị 12g, thuyền thoái 2 – 4g.

Thực hiện: Sắc uống.

8. Bài thuốc trị mắt đỏ sưng đau do phong nhiệt ứ tại kinh can

Chuẩn bị: Xích thược, cúc hoa, sài hồ, tang diệp mỗi vị 12g, bấc đèn 2 – 4g, quyết minh tử 8g.

Thực hiện: Sắc uống, ngày dùng từ 1 – 2 thang.

9. Bài thuốc trị chứng khí hư bạch đới

Chuẩn bị: Phượng vĩ thảo, rau khúc, bấc đèn mỗi vị 12g, bấc đèn 15g.

Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang.

10. Bài thuốc trị chứng lạnh bụng, chướng hơi, mệt mỏi do nhiễm nấm đường ruột mãn tính

Chuẩn bị: Thanh mộc thương, cốc nha và thanh bì mỗi vị 20g, bấc đèn và đinh hương mỗi vị 16g, củ gấu, tam lăng và nghệ đen mỗi vị 160g, khiên ngưu và binh lang mỗi vị 40g.

Thực hiện: Tán các vị thành bột sau vo thành hạt, mỗi lần dùng 8 – 12g uống với nước sắc từ gừng tươi.

Lưu ý khi dùng cỏ bấc đèn chữa bệnh

  • Không dùng cho người trúng hàn, thể trạng hư và tiểu tiện không kìm được.
  • Tránh dùng trong thời gian dài.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây bấc đèn. Có thể nói ác bài thuốc từ cỏ bấc đèn có độ an toàn cao nên có thể áp dụng cho cả trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên dược liệu có tính hàn nên cần sử dụng với liều lượng và tần suất thích hợp.

Xem thêm: Cây atiso và 4 bài thuốc chữa tiểu đường, giải độc gan, giảm cholesterol, thanh nhiệt hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây thông thảo

Cây thông thảo và 2 bài thuốc chữa phù, viêm tiết niệu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Bấc đèn1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây mật gấu

Cây mật gấu và 4 bài thuốc chữa xương khớp, tiểu đường, ho, gan hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Bấc đèn1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây xương sáo

Cây xương sáo và bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Bấc đèn1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cỏ bợ

Cỏ bợ (rau bợ) và 8 bài thuốc chữa tiểu đường, viêm gan thận, sốt rét, mụn nhọt, thông tiểu, bạch đới, sưng vú, tắc sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Bấc đèn1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây thạch

Cây thạch và bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Bấc đèn1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà