Cây atiso và 4 bài thuốc chữa tiểu đường, giải độc gan, giảm cholesterol, thanh nhiệt hiệu quả

Cây atiso là coi là “thần dược” sử dụng nhiều trong cuộc sống hằng ngày. Cây thuốc này được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị các bệnh về gan, tiểu đường, đau dạ dày, thấp khớp,… Ngoài ra, cây cũng giúp thanh nhiệt, giải độc, tăng cường sức khỏe.

Thông tin, mô tả cây Atiso
Thông tin, mô tả cây Atiso

Tên dân gian: Atiso

Tên khoa học: Cynara Scolymus L

Họ: Cúc (Compositae)

Thông tin, mô tả cây Atiso

1. Mô Tả thực vật

Atiso là một cây thuốc nam quý. Loại cây thấp, cao khoảng 1-2 m, thân và lá có lông trắng như bông. Lá mọc so le, phiến khía sâu, có gai. Cụm hoa hình đầu,màu tím nhạt. Lá bắc ngoài của cụm hoa dày và nhọn. Phần gốc nạc của lá bắc và đế hoa ăn được. Lá to, dài 1-1,2m, rộng 50cm. Mặt dưới có nhiều lông hơn mặt trên.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Atiso là cây thuốc nguồn gốc Ðịa Trung Hải. Cây được di thực và trồng nhiều ở Đà lạt, Sa pa, Tam đảo.

Bộ phận dùng: Cụm hoa và lá bắc có phần gốc nạc, thường được dùng làm rau ăn và làm thuốc. Lá hái lúc cây sắp ra hoa hoặc mới ra hoa, dùng làm thuốc.

Thu hái: Gieo hạt tháng 10-11, bứng ra trồng tháng 1-2. Lúc cây sắp ra hoa, hái lấy lá, bẻ sống. Lá thu hái vào năm thứ nhất của thời kỳ sinh trưởng hoặc vào cuối mùa hoa. Khi cây trổ hoa thì hàm lượng hoạt chất giảm, vì vậy, thường hái lá trước khi cây ra hoa.Có tài liệu nêu là nên thu hái lá còn non vào lúc cây chưa ra hoa. Ở Đà Lạt, nhân dân thu hái lá vào thời kỳ trước tết Âm lịch 1 tháng.

Bào Chế: Sấy hoặc phơi khô. Để nơi khô ráo.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Lá Atiso vị đắng tính mát

Quy kinh: Đi vào kinh Đại Trường

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

Cây Atiso tím
Cây Atiso tím

4. Thành Phần Hóa Học

Trước đây người ta cho rằnghoạt chất là Cynarrin. Nhũngx nghiên cứu gần đây chứng minh rằng có nhiều hoạt chất khác nhau chứ không riêng gì Cynarrin (Ernst E. Naturamed 1995).

Trong Atiso chứa 1 chất đắngcó phản ứng Acid gọi làCynarin (Acid 1 – 4 Dicafein Quinic). Còn có Inulin, Tanin, các muối kim loạiK (tỉ lệ rất cao), Ca, Mg, Natri.

Lá Atiso chứa:

  • Acid hữu cơ bao gồm: ·Acid Phenol: Cynarin (acid 1 – 3 Dicafeyl Quinic) và các sản phẩm của sự thủy phân (Acid Cafeic, acid Clorogenic, acid Neoclorogenic).
  • ·Acid Alcol.
  • ·Acid Succinic.

Hợp chất Flavonoid (dẫn chất của Luteolin), bao gồm:

  • Cynarozid ( Luteolin – 7 – D Glucpyranozid), Scolymozid
  • (Luteolin – 7 – Rutinozid – 3’ – Glucozid).

Thành phần khác: Cynaopicrin là chất có vị đắng, thuộc nhóm Guaianolid.

  • Dược điểnRumani VIII qui định dược liệu phải chứa trên 1% Polyphenol toàn phần và 0,2% hợp chất Flavonoid.
  • Theo R.Paris, hoạt chất (Polyphenol) tập trung ở lá, có nhiều nhất ở phiến lá (7,2%) rồi đến ho (3,48%), đến cụm hoa, rễ, cuống lá.
  • Lá chứa nhiều hoạt chất nhất: 1,23% Polyphenol, Clorogenic acid 4%, hợp chất Flavonoid (đặc biệt là Rutin), sau đó đến thân (0,75%), rễ (0,54%). Dẫn chất Caffeic như Clonogenic acid, Neoclorogenic acid, Cyptoclorogenic acid, Cynarin. Sesquiterpen lacton: Cynarpicrin, Dehydrocynaropicrin, Grossheimin, Cynatriol.
  • Hoạt chất trong phiến lá cao gấp 10 lầntrong cuống lá.
  • Lá non chứa nhiều hoạt chất (0,84%) hơn lá mọc thành hìnhhoa thị ở mặt đất (0,38). Nếu sấy ở nhiệt độ cao thì lá mau khô nhưng lại mau mất hoạt chất. Ở nhiệt độ thấp, việc làm khô sẽ lâu hơn. Lá cần được ổn định trước rồi mới chuyển thành dạng bào chế. Ngọn có hoa chứa Inulin, Protein (3,6%), dầu béo (0,1%), Carbon Hydrat (16%), chất vô cơ (1,8%0, Ca (0,12%), P (0,10%), Fe (2,3mg/100g), Caroten (60 Unit/100g tính ra Vitamin A).
  • Thân và lá còn chứa muối hữu cơ của các kim loại K,Ca, Mg, Na. Hàm lượng Kali rất cao.
  • Rễ: hầu như không có dẫn chất của Cafeic acid, bao gồm cả Clorogenic acid và Sesquiterpen lacton. Rễ chỉ đều thông tiểu chứ không có tác dụng tăng tiết mật (Herbal Medicine 1999).

Tác Dụng Dược Lý của cây Atiso

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

  • Các bộ phận của cây Atiso có chứa nhiều enzym oxy hóa, các enzym này hoạt động rất mạnh, gây phá hủy các hoạt chất trong dược liệu.
  • Trong quá trình nghiên cứu về atioso, các nhà khoa học đã chứng minh và tìm ra được các tác dụng của Atiso:
  • Atiso làm hạ cholesterol có trong máu khi uống hoặc tiêm dung dịch, có tác dụng tăng lượng nước tiểu, tăng hàm lượng urê.
  • Lượng mật bài tiết gấp 4 lần khi tiêm dung dịch Atiso sau 2 – 3 giờ.
  • Tác dụng giảm viêm.

Theo Y học cổ truyền:

  • Đối với các bệnh tiểu đường, thường được khuyên dùng cụm hoa Atiso, bởi cụm hoa chứa một lượng nhỏ tinh bột, carbonhydrat.
  • Lá thường có vị đắng, có tác dụng lợi tiểu, điều trị các bệnh phù, thấp khớp.
  • Lọc thải các độc tố có trong gan, giúp mát gan, giải nhiệt.
Cây atiso dùng làm thuốc chữa bệnh
Cây atiso dùng làm thuốc chữa bệnh

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây Atiso

1. Cây Atiso làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu

sử dụng 40 gram thân cây Atiso, 40 gram rễ, 20 gram cụm hoa đem phơi khô và tán nhỏ. Pha 2 gram/ lần với nước sôi và sử dụng thay thế nước trà. Có thể chỉ sử dụng 50 gram cụm hoa phơi khô và tán nhỏ. Ngoài ra, có thể sử dụng hoa Atiso nấu với các nguyên liệu như giò heo hoặc lá lách lợn, bổ sung vào thực đơn hằng ngày, vừa đem lại một thực đơn ngon vừa có tác dụng điều trị bệnh.

2. Cây atiso và bài thuốc sử dụng cây Atiso chữa bệnh tiểu đường

Lấy 50 gram hoa Atiso, 100 gram khoai tây, 50 gram cà rốt, 150 gram xương sườn lợn và gia vị vừa đủ. Sau khi làm sạch và sắc nhỏ các nguyên liệu, hầm xương sườn lợn chín tới rồi bỏ các nguyên liệu còn lại vào, nêm nếm cho đủ dùng. Sử dụng mỗi ngày 1 lần và sử dụng liên tục từ 5 – 10 ngày.

3. Bài thuốc sử dụng Atiso để giải các độc tố trong gan, tăng cường chức năng gan từ cây atiso

Cho 50 gram hoa Atiso, 100gram gan lợn và gia vị vừa đủ. Nấu Atiso với gan lợn như những món canh khác và sử dụng mỗi ngày 1 – 2 lần, và sử dụng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày để đem lại hiệu quả nhanh.

4. Bài thuốc sử dụng Atiso giải nhiệt cơ thể, giải độc gan từ cây atiso

Lấy 2 cụm hoa Atiso lớn, 3,5 lít nước, 1 bó lá dứa, 60 gram đường phèn. Các nguyên liệu cần được làm sạch trước khi nấu. Cho cụm hoa Atiso (đã cắt bỏ phần cuống) vào nồi nước đang sôi, đun đến khi cụm hoa Atiso mềm nhừ. Cho lá dứa (được cuộn tròn hoặc buộc lại) và đường phèn vào nồi và tiếp tục đun thêm 10 phút. Cuối cùng, chắt bỏ phần bã, đợi nước nguội dần và đổ vào bình, đặt trong tủ lạnh và uống dần. Có thể sử dụng thay thế nước suối, sử dụng mỗi ngày để giải nhiệt cơ thể, đặc biệt vào các ngày nắng nóng.

Lưu ý khi dùng cây atiso chữa bệnh

Trong quá trình sử dụng cây atiso để điều trị các bệnh, cần lưu ý một số điểm sau:

  • Không nên lạm dụng cây atiso, nếu sử dụng quá nhiều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như: gây hại chức năng gan, trướng bụng, cơ thể mệt mỏi,…
  • Cây atiso có những lớp lông tơ nhỏ, nếu tiếp xúc quá nhiều có thể gây da kích ứng da, ngứa, nổi mẩn đỏ.
  • Không được sử dụng cây atiso với các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với các thành phần có trong cây.
  • Người bị tắc ống mật, bị sỏi mật không được sử dụng cây atiso.
  • Các đối tượng đang sử dụng muối sắt cũng không nên dùng cây atiso, bởi atiso có thể ngăn chặn sự hấp thụ muối sắt ấy.
  • Thường xuyên theo dõi hàm lượng cholesterol có trong máu.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây atiso. Có thể nói, cây thuốc này mang đến tác dụng chữa bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, các bài thuốc này chỉ là kinh nghiệm dân gian, chưa có cơ sở khoa học. Hơn nữa, nó gây ảnh hưởng tới nhiều tình trạng bệnh cho nên người bệnh cần hết sức lưu ý.

Xem thêm: Cây ngô (bắp) và 5 bài thuốc viêm thận, viêm gan, viêm phù thũng, huyết áp, tiểu đường hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Atiso1. Mô Tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Atiso1. Mô Tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây mật gấu

Cây mật gấu và 4 bài thuốc chữa xương khớp, tiểu đường, ho, gan hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Atiso1. Mô Tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây xương sáo

Cây xương sáo và bài thuốc chữa tiểu đường hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Atiso1. Mô Tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây đậu đỏ nhỏ

Cây đậu đỏ nhỏ (đậu đỏ) và 3 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, phù, sản dịch hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Atiso1. Mô Tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp