Cây khoai tây và 6 bài thuốc chữa ung thư, kháng viêm, thiếu máu hiệu quả

Sở hữu nguồn vitamin và khoáng chất phong phú, khoai tây mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như kháng viêm, giảm đau, tăng cường hệ miễn dịch, kích thích tiêu hóa… Ngoài ra, củ khoai tây còn có nhiều công dụng trong làm đẹp và trong đời sống hàng ngày.

Thông tin, mô tả cây Khoai tây
Thông tin, mô tả cây Khoai tây

Tên thường gọi: Khoai tây

Tên khoa học: Solanum tuberosum L.

Họ: Cà (Solanaceae)

Thông tin, mô tả cây Khoai tây

1. Đặc điểm thực vật

Cây thân thảo mềm cao 45-50cm. Có hai loại cành, cành ở trên mặt đất có màu xanh, vươn cao; cành nằm trong đất màu vàng, phình to lên thành củ hình cầu, dẹt hoặc hình trứng, chứa nhiều chất dự trữ, nhất là tinh bột, mà ta thường gọi là củ Khoai tây. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, có 3-4 đôi lá chét không đều nhau. Hoa màu trắng hoặc màu tím lam, hình phễu. Quả mọng hình cầu.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Khoai tây được trồng từ lâu đời ở Nam Mỹ. Được đưa vào Châu Âu từ thế kỷ 16. Ở nước ta, người Pháp đem vào trồng vào cuối thế kỷ 19 và ngày nay. Khoai tây được trồng rộng rãi trọng vụ đông ở các tỉnh phía Bắc; cũng được trồng ở các vùng núi cao ở miền Bắc và cả ở miền Nam (Lâm đồng). Ở nước ta, giống Khoai tây ruột vàng là giống trồng phổ biến hiện nay đã được chọn lọc, nhân và giữ giống từ lâu nay.

Bộ phận dùng: Củ – Tuber Solani Tuberosi

Thu hái: Vào vụ đông (gần tết)

Chế biến: Dùng tươi hoặc chế biến thành món ăn

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị, quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Trong củ Khoai tây có nhiều chất dinh dưỡng với hàm lượng cao so với nhiều cây loại cốc và cây thực phẩm khác. Trong Khoai tây có 75% nước, 2% protid, 21% glucid, 1% cellulose, 1% tro, 10mg% calcium, 50mg% phosphor, 1,2mg% sắt, 15mg% vitamin C, 0,1mg% vitamin B1, 0,05mg% vitamin B2. Cũng cần lưu ý là trong tất cả các bộ phận củ cây đều có chất solanin là một glucosid độc. Chất này đặc biệt có nhiều trong phần xanh của cây, nếu củ mọc mầm xanh thì các mầm này rất độc. Cánh hoa trắng tươi chứa 0,2% rutin.

Tác dụng dược lý của cây khoai lang

Khoai tây ngoài giá trị là lương thực, thực phẩm còn có tác dụng chữa được một số bệnh.

Khoai tây luộc chín là một loại thuốc dân gian Nga để chữa một số bệnh về tim.

Nước ép Khoai tây có tác dụng chữa bệnh cường toan acid dạ dày và làm co bóp nhu động của ruột.

Bột Khoai tây được dùng trong bệnh viêm dạ dày tá tràng và chống nhiễm độc.

Khoai tây sống thái mỏng, làm thuốc cao dán trên các vết thương, bỏng và eczema.

Có nơi nhân dân dùng vỏ Khoai tây sắc uống chữa đau bụng và dùng vỏ củ Khoai tây luộc bóc ra đắp vết bỏng cũng chóng lành. Nhân dân còn dùng hơi nóng nước Khoai tây luộc để xông hít chữa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp.

Ở Phi châu (Tuynidi) người ta dùng Khoai tây làm thuốc đắp ở đầu và trán trong trường hợp say nắng và để làm hạ sốt. Người ta cũng dùng đắp trị bỏng độ 1. Hoa Khoai tây dùng pha nước uống làm hạ huyết áp. Solanin trong Khoai tây cũng có tác dụng chống dị ứng và làm thuốc giảm đau.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây khoai

1. Cây khoai tây giúp chữa trị ung thư

Dù khoa học chưa chứng minh nhưng thực tế đã nhiều lần xác minh tác dụng của nước khoai tây trong quá trình điều trị ung thư. Uống nước khoai tây mỗi ngày được cho rằng sẽ giúp ngăn chặn các tế bào ung thư phá hủy các tế bào khỏe mạnh khác.

2. Khoai tây giúp kháng viêm

Các thành phần kháng viêm trong nước khoai tây đặc biệt có lợi đối với những người mắc bệnh viêm khớp và đau cơ. Một cốc nước ép vào buổi sáng sẽ làm giảm cơn đau chỉ trong vài tuần.

3. Cải thiện sự thiếu máu

Khoai tây là nguồn cung cấp dồi dào vitamin B9 và sắt – thứ rất cần thiết cho việc sản xuất hồng cầu. Vì lý do này mà khoai tây còn được sử dụng như một phương thuốc cứu trợ từ nhiên trong phòng chống hoặc điều trị các tình trạng thiếu máu khác nhau.

4. Cây khoai tây giúp giải độc gan

Nước ép khoai tây sống có tác dụng khử chất độc và làm sạch gan. Mỗi sáng, ngay sau khi tỉnh dậy, hoặc nửa tiếng trước bữa sáng, hãy uống nước ép được chắt từ 200gr khoai tây.

5. Tác dụng chống lão hóa từ khoai tây

Với việc này, bạn có thể làm mặt nạ từ khoai tây ép và sữa đông. Đây là một cách tuyệt vời để dưỡng ẩm cho da và làm giảm bớt các dấu hiệu của tuổi già như nếp nhăn.

6. Nâng cao khả năng tiêu hóa

Nước ép khoai tây giúp gia tăng các vi khuẩn có lợi cho bộ máy tiêu hóa, đồng thời, giúp ngăn ngừa quá trình lên men ở ruột.

Lưu ý khi ăn khoai tây

Từ củ khoai tây bạn có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon như khoai tây hầm xương, khoai tây xào thịt, khoai tây đút lò, khoai tây chiên. Trước khi sử dụng, nên gọt sạch vỏ khoai tây và ngâm trong nước 15 – 20 phút để loại bỏ bớt acrilamit – một chất không có lợi cho sức khỏe được tìm thấy trong củ.

Hạn chế ăn món khoai tây chiên. Món ăn này không chỉ gây tăng cân mà khi chiên với dầu còn tạo ra nhiều cholesterol xấu gây hại cho tim mạch

Không kết hợp khoai tây chung với cà chua. Hai thực phẩm này khi được tiêu thụ cùng lúc sẽ gây ra những cục khó tiêu, làm tăng gánh nặng cho dạ dày.

Khi chế biến khoai tây, chỉ nên nấu vừa chín tới. Không nên đun nấu quá lâu khiến vitamin C và một số chất dinh dưỡng bị phân hủy.

Không ăn những củ khoai tây màu xanh hoặc khoai đã mọc mầm. Những củ này chứa nhiều chất solanine có thể gây ngộ độc, thậm chí là tử vong.

Củ khoai tây sống chứa hàm lượng vitamin C cao hơn hẳn so với khoai tây đã qua chế biến. Bạn có thể ăn khoai tây sống hoặc ép tươi lấy nước uống. Tuy nhiên chỉ nên dùng với lượng vừa phải vì tiêu thụ quá nhiều củ khoai tây sống có thể gây ra nhiều vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, chướng khí…

Sử dụng nguồn khoai tây an toàn, không chứa chất bảo quản, chất tẩy rửa.

Củ khoai tây dù có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe nhưng không phải ai cũng dùng được. Người bị dị ứng với khoai tây tuyệt đối không nên ăn. Bệnh nhân bị tiểu đường, phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng.

Xem thêm: Khoai lang và 13 bài thuốc chữa cảm sốt, táo bón, quáng gà, thiếu sữa, viêm tuyến vú, vàng da, mụn nhọt… hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây dừa cạn

Cây dừa cạn và 8 bài thuốc trị ung thư, tiểu đường, huyết áp hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Khoai tây1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây rong mơ

Cây rong mơ (rau mơ) và 5 bài thuốc chữa lao, cao huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư trực tràng, u giáp hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Khoai tây1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

cây thổ hoàng liên

Cây thổ hoàng liên và 10 bài thuốc chữa tiêu hóa, lỵ, đau mắt, ung thư (ung thư phổi, ung thư gan), cai nghiện rượu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Khoai tây1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Nấm hương

Nấm hương và 17 bài thuốc chữa bệnh nam khoa, viêm gan, dạ dày, ho, băng huyết, biếng ăn, ung thư… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây Khoai tây1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc