Khoai lang và 13 bài thuốc chữa cảm sốt, táo bón, quáng gà, thiếu sữa, viêm tuyến vú, vàng da, mụn nhọt… hiệu quả
Nội dung chính
Khoai lang (rau lang) đã quá quen thuộc với tất cả mọi người. Trong đời sống hàng ngày, ngọn và lá khoai lang được xem như một loại rau thường bữa và phần củ khoai cũng được tận dụng, chế biến thành nhiều món khác nhau. Tuy nhiên, khoai lang cũng là một vị thuốc trong y học cổ truyền với nhiều công dụng quý.
Tên gọi khác: Chư, cam thự, hồng thự, cam chư
Tên khoa học: lpomoea batatas (L.) Poir
Họ: Bìm bìm (Convolvulaceae)
Thông tin, mô tả cây khoai lang
1. Đặc điểm thực vật
Cây khoai lang là một cây quen thuộc với người Việt Nam qua các món ăn, ngoài ra khaoi lang cũng là một cây thuốc quý. Khoai lang là một loại cỏ sống lâu năm thân mọc bò, dài 2-3m, rễ mẫm thành củ, màu đỏ, trắng hay vàng. Lá có nhiều hình, thường hình tim xẻ 3 thùy, có cuống dài. Hoa màu tím nhạt hay trắng, mọc thành sim ít hoa ở đầu cành. Rất ít khi thấy quả và hạt.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực nhiệt đới châu Mỹ, nó được con người trồng cách đây trên 5.000 năm. Nó được phổ biến rất sớm trong khu vực này, bao gồm cả khu vực Caribe. Nó cũng đã được biết tới trước khi có sự thám hiểm của người phương tây tới Polynesia. Nó được đưa tới đây như thế nào là chủ đề của các cuộc tranh luận dữ dội, có sự tham gia của các chứng cứ từ khảo cổ học, ngôn ngữ học và di truyền học.
Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp trong các khu vực nhiệt đới và ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển của nó. Cây khoai lang được trồng để lấy củ ăn thay gạo.
Bộ phận dùng: Lá, củ
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Dùng tươi hoặc chế biến thành món ăn
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Củ khoai lang tính bình, vị ngọt. Rau lang tính bình, vị ngọt, không độc
Quy kinh: Vào kinh tỳ vị, đại tràng
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hoá học
Củ chứa 24,6%tinh bột, 4,17% glucoza.
Khi còn tươi chứa 1,3% protein, 0.1% chất béo, các diattaza, tro có Mn, Ca, các Vitamin A, B, C, 4.24% tamin, 1.375 pentozan
Khi đã phơi khô chứa dextrin, axit clorogenic, phytosterol, carotin, adenin, betanin, cholin.
Trong dây khoai lang có ađenin, betain, cholin, theo Garcia F trong ngọn dây khoai lang đỏ có chứa một chất gần giống insulin, ở lá già không có chất này. Do đó người bị đi đái đường có thể dùng dây khoai lang mà ăn.
Tác dụng dược lý của khoai lang
Các nghiên cứu gần đây cho thấy cách bảo tồn tuyệt vời anthocyanin có trong khoai lang là hấp, và một số nghiên cứu so sánh từ cách luộc đến nướng đã cho thấy những tác dụng đường huyết tốt hơn bao gồm cả việc đạt được một chỉ số đường huyết thấp, hoặc chỉ số Glycemic (Glycemic Index GI) bằng cách luộc. Các tác động của việc hấp là đặc biệt thú vị, vì chỉ từ hai phút hấp để vô hiệu hóa các enzym peroxidase mà nếu không có quá trình này thì có thể phá vỡ các anthocyanin trong khoai lang. Trong thực tế, với các enzym peroxidase ngừng hoạt động, chiết xuất anthocyanin tự nhiên từ khoai lang được sử dụng cho thực phẩm màu có thể còn ổn định hơn màu thực phẩm tổng hợp. Lợi ích này không chỉ giới hạn đến sự xuất hiện của thực phẩm kể từ khi các anthocyanins có những lợi ích sức khỏe tuyệt vời như là chất dinh dưỡng phytochemical chống oxy hóa và chống viêm
Các bài thuốc chữa bệnh từ khoai lang
1. Khoai lang chữa cảm sốt mùa nóng
Thời tiết nóng dễ gây sốt vì cảm, không ra được mồ hôi. Với người sức khỏe tốt, có thể nấu khoai lang trắng với cải bẹ xanh ăn thay cơm để giúp ra mồ hôi, hạ sốt, giải cảm. Có thể dùng các bài thuốc:
– Khoai lang trắng khô một nắm, nghệ một củ, giấm 1/2 chén con, sắc uống nóng.
– Khoai lang trắng khô 16 g, gừng 16 g, sắc uống hoặc nấu cháo.
– Khoai lang trắng tươi luộc chín để xông, rồi ăn khoai nóng, uống nước luộc khoai nóng cho ra mồ hôi.
– Khoai lang 1 củ (400 g), gạo 200 g, đậu xanh 1/2 bát cơm, mã thầy 4 củ, củ cải 1 củ, tỏi 3 nhánh, thịt gà 150 g, tôm nõn 70 g, gia vị. Tất cả giã nát hoặc thái nhỏ nấu nhừ, riêng đậu xanh và mã thầy cho vào sau rồi nấu nhừ tiếp.
2. Bài thuốc chữa táo bón từ khoai lang
Ăn khoai luộc đơn thuần hoặc chấm mật, chấm vừng; ăn với cà pháo cả quả hoặc thái chỉ cà, nghiền cùng khoai thành khối. Các cách khác:
– Uống nước luộc khoai (khoai phải rửa sạch).
– Nấu chè khoai tươi hoặc khô với vừng và ít hoa quế.
– Dùng nước cốt luộc khoai tươi hay khô đã giã nát, nếu bị trĩ thì uống hàng tháng nước cất này vào buổi sáng.
– Ăn bánh làm bằng khoai lang với vừng hoặc dừa. Khoai lang tươi xào dầu vừng. Canh rau lang. Rau lang luộc chấm nước mắm gừng tỏi hoặc nước sốt cà chua, chấm vừng lạc (giã nhỏ). Nên làm sẵn bột khoai khô với vừng tán mịn, quấy uống mỗi sáng với nước đường.
3. Khoai lang cho trẻ biếng ăn
Cho ăn dặm bằng bột khoai lang vàng đỏ quấy với bột, sữa.
4. Khoai lang chữa quáng gà
Lá khoai lang non xào gan gà hoặc gan lợn.
5. Khoai lang giúp cho người bị thiếu sữa
Lá khoai lang tươi non 250 g, thịt lợn 200 g thái chỉ. Xào chín mềm, thêm gia vị.
6. Chữa viêm tuyến vú từ khoai lang
Khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú, có thể phối hợp với tỏi giã nhuyễn để đắp.
7. Thận âm hư, đau lưng mỏi gối
Lá khoai lang tươi non 30 g, mai rùa 30 g, sắc kỹ lấy nước uống.
8. Thận dương hư, đi tiểu nhiều lần
Hầm thịt chó với khoai lang, cho thêm chút rượu và gia vị.
9. Khoai lang chữa ngộ độc sắn
Khoai lang gọt vỏ giã nát thêm nước, vắt lấy nước cốt. Uống cách nhau 1/2 giờ.
10. Chữa say tàu xe từ khoai lang
Củ khoai lang tươi nhai nuốt cả nước và bã.
11. Khoai lang chữa băng huyết
Rau lang tươi một nắm giã nát, lấy nước cốt uống.
12. Trị chứng vàng da từ khoai lang
Nấu cháo đặc bằng khoai với gạo hoặc bột ngô.
13. Củ khoai lang trị mụt nhọt
Khoai lang củ 40 g, lá bồ công anh 40 g, đường hoặc mật mía giã nhuyễn bọc vào vải, đắp lên mụn nhọt. Để hút mủ nhọt đã vỡ, lấy lá khoai lang non 50 g, đậu xanh 12 g, thêm chút muối, giã nhuyễn bọc vào vải đắp.
Lưu ý khi dùng khoai lang chữa bệnh
Ăn quá nhiều rau lang trong ngày có thể bị tiêu chảy và ăn nhiều trong thời gian dài có thể gây sỏi thận. Bên cạnh đó, ăn khoai lang quá nhiều khi đói có thể gây ợ chua, trướng bụng, nếu ăn gấp gáp sẽ bị sặc hoặc mắc nghẹn khoai lang rất nguy hiểm.
Ăn khoai lang chín bằng cách luộc, nấu canh, hấp, nướng và ăn cả vỏ khoai sẽ giúp hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Ngọn và lá khoai lang cũng nên dùng chín để tránh táo bón.
Không ăn khoai có dấu hiệu nấm mốc.
Xem thêm: Cây khiên ngưu và 5 bài thuốc chữa phù thũng, táo bón, tinh thần phân liệt, hen suyễn hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!