Cây thuốc lá giúp cầm máu, trị rắn cắn, trị sâu bọ trích hại

Cây thuốc lá là loại cây có nhiều hoa, tập hợp thành chùy ở ngọn. Đài có lông, tràng màu trắng hay hồng hoặc tím nhạt. Quả nang có 2 ô, có đài tồn tại bọc ở ngoài, hạt bé, nhiều, màu đen.

Thông tin, mô tả cây thuốc lá
Thông tin, mô tả cây thuốc lá

Tên gọi khác: Thuốc lá, thuốc lào

Tên khoa học: Nicotiana tabacum I

Họ: Cà (Solanaceae)

Thông tin, mô tả cây thuốc lá

1. Đặc điểm thực vật

Cây sống hằng năm, có thân khoẻ, có thể cao tới 2m. Lá không cuống, dính, hình trái xoan hay ngọn giáo, chóp nhọn ngắn, gốc men theo cuống, gân bên 6-8 đôi, nổi rõ ở mặt dưới. Cụm hoa ở ngọn. Hoa trắng, đo đỏ, hồng, có khi vàng dạng phễu với ống tràng có tuyến dính ở ngoài; tràng hoa có thể dài tới 4cm. Quả nang hình trứng, dài 1,5-2cm, bao bởi lá đài tồn tại. Hạt nhỏ, nhiều, màu nâu.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Bộ phận dùng: Toàn cây – Herba Nicotianae Tabaci.

Nơi sống: Gốc ở Nam Mỹ, nay trồng khắp thế giới. Ở nước ta, cũng có trồng ở vùng núi và đồng bằng.

Thu hái: Lá thu hái vào xuân hè

Chế biến: Dùng tươi hay phơi khô. Hạt thu hái ở những quả gần chín, đem phơi khô để tách hạt ra.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị cay, tính ấm, có độc; có tác dụng tiêu thũng giải độc, thu liễm chỉ huyết, sát trùng. Người ta cũng biết nicotin là một chất độc mạnh đối với các hạch giao cảm của hệ thần kinh; nó cũng có tính sát trùng.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Trong lá có nhiều acid hữu cơ, quan trọng nhất là acid L-malic, và một acid riêng là acid nicotinic. Còn có asparagin, betain, isoamylamin, một pectin, một tanin, một chất gôm, caroten, các chất nhựa, một hỗn hợp parafin, tinh dầu, các chất thơm. Tro của lá khô giàu K và Ca. Alcaloid chính trong thuốc lá là nicotin. Hạt thuốc lá chứa nhiều nước; protin nguyên, cellulose; có các acid hữu cơ chủ yếu là acid citric, các acid malic và fumaric. Trong dầu hạt có các acid palmitic, oleic, linoleic và stearic. Còn có các vitamin A, B, E.

Cây thuốc lá giúp cầm máu, trị rắn cắn, trị sâu bọ trích hại
Cây thuốc lá giúp cầm máu, trị rắn cắn, trị sâu bọ trích hại

Tác dụng dược lý của cây thuốc lá

Trên tim mạch, gây tác dụng ba pha: hạ huyết áp tạm thời, tăng huyết áp mạnh rồi cuối cùng là hạ huyết áp kéo dài.

Trên hô hấp, kích thích làm tăng biên độ và tần số

Giãn đồng tử, tăng tiết dịch, tăng nhu động ruột

Nguyên nhân của những tác dụng đó là do:

– Lúc đầu nicotin kích thích hạch phó giao cảm và trung tâm ức chế tim ở hành não nên làm ti m đập chậm, hạ huyết áp.

– Nhưng ngay sau đó, nicotin kích thích hạch giao cảm, trung tâm vận mạch và các cơ trơn, làm tim đập nhanh, tăng huyết áp, giãn đồng tử và tăng nhu động ruột. Đồng thời kích thích tuỷ thượng thận (coi như hạch giao cảm khổng lồ) làm tiết adrenalin, qua các receptor nhận cảm hóa học ở xoang cảnh kích thích phản xạ lên trung tâm hô hấp.

– Cuối cùng là giai đoạn liệt sau khi bị kích thích quá mức nên làm hạ huyết áp kéo dài.

Nicotin không dùng trong điều trị, chỉ dùng trong các phòng thí nghiệm hoặc để giết sâu bọ.

Nicotin gây nghiện, nhưng khi cai thuốc thì không gây biến chứng như cai thuốc phiện. Hút thuốc lá có hại đến tim, mạch, niêm mạc đường hô hấp vì khói thuốc có oxyd carbon (gây carboxyhemoglobin trong máu người nghiện), có các base nitơ, các acid bay hơi, các phenol… là những chất kích thích mạnh niêm mạc. Ngoài ra còn có hắc ín (có hoạt chất là 3,4 – benzpyren, có thể là một trong những nguyên nhân gây ung thư phổi).

Công dụng, chỉ định và phối hợp của cây thuốc lá

Thuốc lá có hiệu quả trị giun đũa (hãm nước 1%), diệt ký sinh trùng (chấy, rận, ghẻ). Cũng dùng diệt sâu bọ phá hại mùa màng (dùng lá tươi ngâm nước cho đặc mà phun), diệt ruồi (dùng nước điếu hút thuốc lào, cho ít mật, hay nước đường, nước mía vào hoặc dùng bọn thuốc tàn ngâm trong nước sôi, bỏ bã lấy nước hoà thêm đường hay mật cho ngọt; chất nicotin làm cho ruồi say mà chết).

Còn dùng cầm máu, trị rắn cắn, trị sâu bọ có hại chích, vết đứt, vết thương. Lá khô giã đắp, mỗi lần 2-4g, hoặc lấy thuốc lào nhai nuốt nước và dùng bã rịt.

Do có tính làm se nên thuốc lá được sử dụng rửa cơ quan sinh dục phụ nữ khi xuất huyết hay bị bệnh lậu.

Ở Trung Quốc, cây được dùng chữa đinh nhọt độc, nấm đầu, chốc đầu, bệnh chốc đầu chân khuẩn, rắn độc cắn, diệt ốc sên, muỗi, chuột; phần lớn là dùng ngoài.

Xem thêm: Cây mắc kẹn – Loài cây dùng để ăn và ép dầu

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây ngọt nghẹo

Cây ngọt nghẹo và 4 bài thuốc chữa lậu, tẩy giun sán cho gia súc, chữa rắn cắn, côn trùng cắn…

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thuốc lá1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Cây ba đậu

Cây ba đậu và 7 bài thuốc chữa rắn cắn, hàn tả, tắt ruột, táo bón, dạ dày hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây thuốc lá1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp