Review thuốc dạ dày Nexium có thực sự tốt? Tác dụng phụ là gì? Dùng khi nào tốt nhất? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Nexium được biết đến là loại thuốc tốt cho người bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, thông tin về loại thuốc này hiện nay rất hạn chế như nó có tác dụng gì, sử dụng ra sao, có tác dụng phụ không,… Bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp lại những thông tin về Nexium một cách cụ thể, chi tiết để gửi đến bạn đọc.

Thông tin, hình ảnh thuốc dạ dày Nexium
Thông tin, hình ảnh thuốc dạ dày Nexium

Thông tin chung của thuốc Nexium

1. Thành phần chính của Nexium

Nexium có thành phần chính là Esomeprazol – tác dụng giảm acid dạ dày bằng một cơ chế rất chuyên biệt. Vì thế, Esomeprazol được xem là chất kiềm yếu được tập trung, biến đổi thành hoạt chất trong môi trường acid để ức chế men bơm acid, ức chế sự tiết dịch từ đó hạn chế các triệu chứng như trào ngược dạ dày, thực quản hay viêm loét dạ dày.

2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản

Dạng bào chế: Thuốc Nexium được điều chế ở hai dạng là viên nén và gói dạng bột

Viên nén: loại 20mg và 40mg.

  • Viên nén 20mg: Chứa 20mg esomeprazole và có hình thuôn, màu hồng nhạt. Một bên khắc chữ 20mg; bên còn lại khắc “A; và “EH” ở dưới.
  • Viên nén 40mg: Chứa  40mg  esomeprazole, có hình thuôn, màu hồng đậm hơn loại 20mg. Một mặt khắc chữ 40mg; mặt còn lại khắc chữ “A” bên trên và “EI” bên dưới.

Gói dạng bột: Mỗi gói hạt 10mg esomeprazole, bên trong chứa thuốc dạng bột màu vàng.

Đóng gói:

  • Viên nén: Đóng gói dạng vỉ, mỗi hộp gồm 2 vỉ x 7 viên, hoặc hộp 4 vỉ x 7 viên
  • Dạng bột: Mỗi gói

Bảo quản: Thuốc Nexium nên được bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh nắng trực tiếp. Tránh xa tầm tay trẻ em.

3. Xuất xứ, Nhà sản xuất

Xuất xứ: Thụy Điển

Nhà sản xuất: AstraZeneca

Công dụng của Nexium

Hướng dẫn cách sử dụng thuốc dạ dày Nexium
Hướng dẫn cách sử dụng thuốc dạ dày Nexium

1. Nexium 10mg

Nexium 10mg giúp ức chế proton, giảm lượng acid dạ dày. Theo đó, công dụng của thuốc này là:

  • Điều trị và phòng tái phát loét dạ dày, thúc đẩy  chữa bệnh của thực quản ăn mòn;
  • Giảm dần các triệu chứng ợ nóng ở dạ dày.
  • Điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày, thực quản, các tình trạng bệnh khác có liên quan đến acid dạ dày quá mức (hội chứng Zollinger-Ellison);

2. Nexium 20mg và 40mg

  • Nexium 20mg và 40mg dùng để điều trị các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các tình trạng khác liên quan đến acid dạ dày quá mức.
  • Ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm Helicobacter pylori (HP) hoặc do sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Thuốc Nexium giúp kháng khuẩn, ức chế, tiêu diệt một số vi khuẩn có hại ở dạ dày gây viêm loét dạ dày
  • Giảm lượng sản xuất acid, ngăn ngừa tình trạng acid trào ngược.
  • Thúc đẩy trị tổn thương thực quản do acid dạ dày gây ra.
  • Ngăn chặn mức độ nguy hiểm của viêm loét dạ dày.
  • Giảm đau hiệu quả chỉ sau liệu trình 2 tuần sử dụng.
  • Giảm chứng ợ nóng, ợ chua, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Hướng dẫn cách dùng và liều dùng

1. Với người lớn và trẻ hơn 12 tuổi:

Chữa viêm thực quản do trào ngược: Dùng Nexium 40mg, 1 lần/ ngày trong 4 tuần. Phòng tái phát, dùng liều duy trì (dùng Nexium 20mg) 1 ngày 1 lần.

Với người có triệu chứng trào ngược dạ dày, thực quản: Dùng Nexium 20mg, mỗi ngày 1 lần.

Chữa lành loét tá tràng có nhiễm HP: Dùng Nexium 20mg dùng 2 lần/ ngày trong 7 ngày liên tục. Ngăn ngừa tái phát dùng tiếp Nexium 20mg 1 ngày 1 lần.

2. Với trẻ em dưới 12 tuổi:

Chữa viêm loét tá tràng do HP gây ra: Dùng Nexium 20 mg, 2 lần/ ngày trong 1 tuần liên tục.

Chữa bệnh trào ngược dạ dày – thực quản: Dùng Nexium 10mg 1 lần/ ngày trong 8 tuần liên tục.

Đối tượng sử dụng

Thuốc Nexium được chỉ định dùng cho các đối tượng sau:

  • Người bị trào ngược dạ dày, thực quản;
  • Người bị viêm thực quản;
  • Người có triệu chứng trào ngược nặng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc

  • Dùng thuốc với nước lọc, nuốt trực tiếp, không nhai, không nghiền nát thuốc, không dùng với các chất lỏng khác; dùng trước khi ăn 1 tiếng.
  • Với dạng bột, khuấy thật đều cho bột hòa tan hoàn toàn rồi uống;
  • Không nên dùng Nexium cho người bị dị ứng với thành phần của thuốc;
  • Những người bị gan nặng, loãng xương cần sử dụng theo liều lượng của bác sĩ;
  • Trong khi dùng thuốc nếu thấy có các hiện tượng như: giảm cân, buồn nôn, nôn ra máu, đại tiện ra máu đen,.. cần đến ngay bác sĩ để được xử lí.
  • Phụ nữ có thai, người đang cho con bú cần được sự đồng ý của bác sĩ nếu sử dụng.

Một số câu hỏi thường gặp về thuốc Nexium

1. Uống thuốc Nexium 40mg vào lúc nào là tốt nhất?

Người bệnh nên uống Nexium 40mg cùng với 1 ly nước đầy, trước ăn ít nhất 1 giờ, không nhai, không nghiền nát thuốc trước khi uống.

2. Nexium tương tác với các thuốc khác thế nào?

Theo thông tin nhà sản xuất, Nexium tương tác với rất nhiều loại thuốc khác nhau như: Cilostazol; Clopidogrel; Diazepam; Digoxin; Erlotinib; thuốc có chứa sắt (sắt fumarate, gluconate màu, sulfat sắt và các loại khác); Methotrexate; Mycophenolate mofetil; Rifampin; St. John’s wort; Tacrolimus; Warfarin (Coumadin, Jantoven); Thuốc kháng nấm – ketoconazole, voriconazole; Thuốc điều trị HIV/AIDS – atazanavir, nelfinavir, saquinavir.

Vì thế, người bệnh cần liệt kê những loại thuốc đang sử dụng để bác sĩ có sự điều chỉnh phù hợp nhất.

3. Thuốc Nexium có tác dụng phụ không?

Theo nghiên cứu lâm sàng, Nexium có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

  • Phồng rộp da, bỏng rát.
  • Ớn lạnh, chóng mặt, buồn ngủ.
  • Đầy hơi, khó tiêu, táo bón, nước tiểu sẫm màu.
  • Ho, đau dạ dày, đau bụng, đau khớp, đau cơ.
  • Sưng phù, sưng mắt, sưng mặt, sưng môi, sưng quanh mắt, sưng lưỡi,…
  • Co thắt cơ uốn ván.
  • Chán ăn, buồn ngủ bất thường, nổi mụn…
  • Dạ dày hoặc đường ruột có khí thừa, luôn cảm giác đầy bụng, rụng tóc, yếu cơ.
  • Sưng hoặc đau nhức ngực, viêm miệng, sưng khớp.
  • Đi tiểu nhiều hoặc ít hơn bình thường, tăng cân nhanh.
  • Nhịp tim nhanh hoặc không đều, luôn có cảm giác bồn chồn.
  • Chuột rút cơ, co thắt cơ.
  • Ho hoặc cảm giác nghẹt thở.

4. Nexium có tốt không?

Thuốc dạ dày Nexium dùng có tốt không?
Thuốc dạ dày Nexium dùng có tốt không?

Thành phần chính của Nexium là Esomeprazole giúp ức chế proton giúp giảm acid dịch vị dạ dày. Thuốc có tác dụng giảm nhanh các cơn đau nhức, trào ngược dạ dày, thực quản.

Tuy nhiên, tùy vào cơ địa của mỗi người, tùy vào mức độ bệnh của mỗi người mà tác dụng của thuốc khác nhau. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, không nên quá lạm dụng Nexium trong điều trị bệnh, thay vào đó là sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

5. Nên ngưng sử dụng thuốc khi nào?

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu trong quá trình sử dụng mà gặp phải các vấn đề sau thì người bệnh nên ngưng sử dụng thuốc ngay:

  • Thuốc bị hư hỏng, không còn nguyên vẹn.
  • Sử dụng kết hợp với các loại thuốc có khả năng tương tác với Nexium.
  • Gặp các tác dụng phụ.

6. Cách phân biệt Nexium thật và giả thế nào?

  • Nexium thật sẽ có tên Nexium mups 20mg và Nexium mups 40 mg. Trong khi đó, Nexium giả có tên Nexium 20 mg và Nexium 40 mg
  • Nexium giả có thông tin là “Thuốc nhập khẩu song song”, Nexium thật không có.
  • Nexium giả có ghi số giấy phép là: GPNK16738/QLD-KD ngày 19/12/2011; c 2765/QLD-KD ngày 27/02/2013. Nexium thật có thể hiện số đăng kí là: Nexium mups 20 mg: SĐK VN-19783-16; Nexium mups 40 mg: SĐK VN-19782-16.
  • Nexium giả danh doanh nghiệp nhập khẩu là Cty cổ phần ARMEPHACO. Còn Nexium thật được phép lưu hành do công ty Phytopharma nhập khẩu.
  • Nexium giả sử dụng tiếng Thổ Nhĩ Kỳ; Nexium thật có ngôn ngữ tiếng Việt trên vỏ hộp và tờ hướng dẫn sử dụng.

7. Nexium bán ở đâu?

Thuốc Nexium được Bộ Y tế cấp giấy phép lưu hành nên được bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc. Tuy nhiên, cần lựa chọn địa chỉ uy tín để không mua phải hàng giả, hàng nhái.

8. Nexium giá bao nhiêu?

Vì Nexium đóng gói nhiều dạng khác nhau nên giá cũng sẽ khác nhau. Dưới đây là giá của thuốc theo từng dạng đóng gói:

  • Nexium 10mg: khoảng 650.000đ/ hộp 28 viên
  • Nexium 20mg và 40mg: 350.000đ/ hộp 14 viên
  • Nexium 24hr: 750.000đ/ hộp.

Tìm hiểu thêm: Sản phầm dạ dày chiết xuất từ thảo dược tự nhiên

Vote post
Vote post
Tìm hiểu thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

thuốc dạ dày Kremil S

Đánh giá thuốc Kremil-S có tốt không? Công dụng và cách dùng như thế nào? Tác dụng phục là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Nội dung chínhThông tin chung của thuốc Nexium1. Thành phần chính của Nexium2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, Nhà sản xuấtCông...

Thông tin hình ảnh thuốc gastropulgite

Đánh giá thuốc Gastropulgite chữa dạ dày có tốt không? Dùng như thế nào? Tác dụng phụ là gì? Nên mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

Nội dung chínhThông tin chung của thuốc Nexium1. Thành phần chính của Nexium2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, Nhà sản xuấtCông...

Thông tin, hình ảnh thuốc dạ dày Trymo

Đánh giá thuốc dạ dày Trymo có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Nội dung chínhThông tin chung của thuốc Nexium1. Thành phần chính của Nexium2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, Nhà sản xuấtCông...

Hướng dẫn sử dụng thuốc dạ dày Omeprazol

Đánh giá thuốc dạ dày Omeprazol có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Mua Omeprazol ở đâu? Giá bán hiện nay là bao nhiêu?

Nội dung chínhThông tin chung của thuốc Nexium1. Thành phần chính của Nexium2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, Nhà sản xuấtCông...

Thuốc Gaviscon

Gaviscon và những lưu ý khi sử dụng. Thành phần, cách sử dụng, giá của Gaviscon

Nội dung chínhThông tin chung của thuốc Nexium1. Thành phần chính của Nexium2. Dạng bào chế, đóng gói, bảo quản3. Xuất xứ, Nhà sản xuấtCông...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc