Cây bèo tây (lục bình) và 3 bài thuốc chữa mụn nhọt, ho, huyết áp hiệu quả

Cây bèo tây hay còn gọi với cái tên lục bình là cây thủy sinh sống trên mặt nước. Cây có vị ngọt, hơi nhạt, tính hàn được dùng chống viêm, giảm đau. Từ lâu, ông cha ta đã dùng lộc bình chữa mụn nhọt, bệnh ngoài da, ổn định huyết áp.

Thông tin, mô tả cây bèo tây
Thông tin, mô tả cây bèo tây
  • Tên gọi khác: Lục bình, bèo Nhật Bản, lộc bình
  • Tên khoa học: Eichhornia crassipes solms
  • Họ: Bèo tây (Pontederiaceae)

Thông tin, mô tả cây bèo tây

1. Đặc điểm của cây bèo tây

Bèo tây là loại thực vật thủy sinh, thân thảo, sống nổi ở nước hoặc những nơi ẩm ướt. Cây mọc cao khoảng 30 cm. Lá cây có màu xanh lục, hình tròn, bề mặt nhẵn. Gân lá có hình cung dài, hẹp. Lá thường cuốn vào nhau như những cánh hoa, cuống lá nở phình như bong bóng xốp ruột.

Hoa bèo tây thường không đều, có màu xanh tím. Cánh hoa trên thường có một đốm vàng 6 nhị, trong đó có 3 nhị dài và 3 nhị ngắn. Bầu thượng có 3 ô đựng nhiều noãn và quả nang. Rễ bèo tây dài 1 m, trông như lông vũ sắc, đen và buông rủ xuống nước.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế

  • Phân bố: Cây lục bình có nguồn gốc bản địa từ châu Nam Mỹ và được du nhập vào Việt Nam vào những năm 1905. Bèo tây vốn sinh sản rất nhanh, đặc biệt ở những vùng sông nước. Do đó, sau khi vào nước ta, cây phát triển ở khắp mọi nơi.
  • Bộ phận dùng: Lá, hoa và thân
  • Thu hái: Hoa lục bình thường thu hoạch vào hè, còn lá và thân có thể thu hái quanh năm
  • Chế biến: Lá, hoa và thân cây lục bình sau khi thu hoạch đem rửa sạch và phơi khô. Còn hoa thì thường dùng tươi

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

  • Tính vị: Hoa lục bình có tính mát và vị nhạt. Thân và lá lục bình có tính mát, vị ngọt và hơi cay, không chứa độc
  • Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
  • Bảo quản: Nơi khô ráo

4. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học của cây lục bình được tính theo % như: Nước (92.3%); Xenlulose (1.4%); Lipid (0.3%): Protein (0.8%); Khoáng toàn phần (1.4%); Dẫn xuất không protein (5.08).

Lục bình có vị nhạt, tính mát dùng làm thuốc chữa bệnh
Lục bình có vị nhạt, tính mát dùng làm thuốc chữa bệnh

Tác dụng dược lý của cây bèo tây

Theo Đông y:

Hoa lục bình: Có tác dụng lợi niệu, sơ phong, chữa sưng tấy, giải độc và viêm đau như viêm tinh hoàn, viêm hạch bạch huyết, viêm khớp ngón tay, chín mé, sưng nách, sưng bắp chuối ở bẹn, tiêm bị áp xe,… Ngoài các tác dụng này, hoa lục bình còn giúp an thần.

Thân và lá lục bình: Có công dụng tiêu viêm và giải độc da, giúp chữa ung nhọt và làm giảm sưng. Có thể phối trộn với các vị thuốc khác chữa hạch cổ tràng nhạc

Ngoài các tác dụng này, lá, hoa, thân và quả lục bình còn được xem là vị thuốc có tác dụng điều trị giun sán ở đường ruột của trẻ em và người cao tuổi. Ngoài ra, dược liệu này còn giúp cải thiện bệnh loãng xương và gầy còm ở trẻ em.

Theo Y học hiện đại:

Dựa theo nghiên cứu của El-Shemy và các cộng sự cho biết, chiết xuất từ cây lục bình có đặc tính kháng khuẩn, giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gram âm và gram dương. Ngoài ra, nhà khoa học còn cho biết, một số phân đoạn chiết xuất của lục bình cũng có tác dụng kháng nấm candida albicans. Hơn nữa, hoạt chất chống oxy hóa có trong lục bình có công dụng ngăn ngừa tế bào ung thư gan và vú.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây lục bình

1. Chữa ho gió hoặc ho hen, ho đàm từ bèo Nhật Bản

Người bệnh hái một nắm hoa lục bình đem thái khúc, rửa sạch và để ráo. Sau đó, chưng chung với đường phèn và uống. Để tăng tính hiệu quả, bệnh nhân cũng có thể kết hợp thêm hoa hòe và hoa khế.

2. Bèo tây giúp ổn định huyết áp ở người cao huyết áp mãn tính

Mỗi ngày sử dụng một ít hoa lục bình khô đem hãm với nước và uống. Thực hiện uống đều đặn, trà hoa lục bình sẽ giúp bình ổn huyết áp.

3. Điều trị mụn nhọt và vết thương sưng tấy từ lộc bình

Sử dụng một nắm lá bèo tây đem rửa sạch và giã nát. Sau đó thêm một ít muối trắng vào rồi đắp lên miệng mụn nhọt. Khi hỗn hợp khô, bệnh nhân nên đắp lại miếng khác. Mỗi ngày nên thay 2 đến 3 lần và thay liên tục từ 3 đến 4 ngày giúp mụn mưng mủ và nhanh chóng vỡ.

Bèo tây có thể dùng trị ho, huyết áp, mụn nhọt
Bèo tây có thể dùng trị ho, huyết áp, mụn nhọt

 Lưu ý khi sử dụng bèo tây làm thuốc chữa bệnh

Trong quá trình sử dụng lục bình để chế biến món ăn hoặc làm thuốc chữa bệnh, người bệnh nên lưu ý những điều sau:

  • Lục bình ở dạng tự nhiên có khả năng hấp thu kim loại nặng như thủy ngân, chì hoặc strontium. Vì thế, chúng thường được sử dụng để khử trừ ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, khi sử dụng làm thuốc, bệnh nhân không nên dùng những ngó lục bình sống ở khu vực này, tránh ngộ độc.
  • Người có cơ địa nhạy cảm không nên ăn hoặc dùng lục bình làm thuốc chữa bệnh. Bởi các thành phần có trong dược liệu này có thể gây kích ứng dẫn đến ngứa
  • Lục bình ăn sống thường gây rát nên người bệnh bị lở môi không nên ăn

Trên đây là những thông tin về cây bèo tây và các bài thuốc chữa bệnh của nó. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, các bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo, giúp làm giảm triệu chứng bệnh. Muốn chữa bệnh triệt để cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa.

Xem thêm: Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây hoa phấn

Cây hoa phấn và 9 bài thuốc chữa viêm amidan, ho, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu…hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bèo tây1. Đặc điểm của cây bèo tây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế3. Tính...

Cây hoàng nàn

Cây hoàng nàn và 4 bài thuốc chữa xương khớp, lở loét, sốt rét, ho hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bèo tây1. Đặc điểm của cây bèo tây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế3. Tính...

Cây địa liền

Cây địa liền và 6 bài thuốc chữa cảm sốt, tiêu hóa kém, ho gà, táo bón, đau nhức răng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bèo tây1. Đặc điểm của cây bèo tây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế3. Tính...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bèo tây1. Đặc điểm của cây bèo tây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế3. Tính...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bèo tây1. Đặc điểm của cây bèo tây2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, sơ chế3. Tính...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà