Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

Lá trầu không là một trong những nguyên liệu rất quen thuộc đối với người dân Việt Nam. Thông thường, lá trầu được sử dụng trong phong tục ăn trầu của người Việt. Tuy nhiên, đây còn là một thảo dược quý, có thể chữa được rất nhiều bệnh khác nhau, chẳng hạn như: bệnh xương khớp, bệnh da liễu, bệnh nam khoa, bệnh phụ khoa,…

Thông tin, hình ảnh dây, lá trầu không
Thông tin, hình ảnh dây, lá trầu không
  • Tên gọi khác: Lá trầu, thược tương; mô-lu (Campuchia); hruè êhang (Buôn Mê Thuột)
  • Tên khoa học: Piper betle L.
  • Tên tiếng anh: Betel pepper, vine pepper…
  • Họ: Hồ tiêu (Piperaceae)
  • Phân nhóm: Các cây thuốc và vị thuốc chữa mụn nhọt, mẩn ngứa

Đặc điểm nhận dạng lá trầu không

1. Mô tả lá trầu không

Trầu không lá cây thân leo, bám. Thân cây với nhiều cành có hình trụ và khía dọc. Rễ cây mọc ở các mấu, bám chặt vào vật bám (giá thể hoặc giàn). Lá trầu không có hình trái tim, mọc so le với nhau, đầu nhọn, cả hai mặt đều nhẵn. Mặt trên của lá có màu sẫm và bóng, mặt dưới có gân nổi lên. Ở cuống lá có bẹ, kéo dài ra.

Hoa trầu không mọc thành từng cụm ở kẽ lá, bông hoa ngắn, có hình bắc tròn hay hình trái xoan. Quả trầu không thuộc loại quả mọng, hình tròn, có lông ở đỉnh. Toàn thân cây trồng không toát ra tinh dầu thơm, có vị cay. Hoa và quả trầu không thường ra vào tháng 5 – 8 hàng năm.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Trầu không là cây ưa ẩm, có nguồn gốc ở Đông Nam Á. Hiện nay, trầu không được tìm thấy ở nhiều nước khác nhau trên thế giới như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Sri Lanka, Việt Nam. Tuy nhiên, lá trầu không tốt nhất thì phải nói đến giống Magahi của vùng Magadha (sinh trưởng gần Patna ở Bihar – Ấn Độ).

Ở Việt Nam, lá trầu không có hai loại chính là trầu mỡ và trầu quế. Trầu mỡ có lá to bản và dễ trồng. Trong khi đó, trầu quế có vị cay, lá nhỏ hơn, đây là loại phổ biến được dùng để ăn trầu.

Trầu không ở nước ta được trồng ở nhiều nơi. Hầu hết các tỉnh đều có trồng loại cây này, đặc biệt là các tỉnh phía Bắc khi phong tục ăn trầu của chúng ta phổ biến hơn.

Trầu không thu hái quanh năm, đặc biệt là vào mùa xuân khi lá trầu xanh mơn mởn.

Chế biến: Lá trầu không hái về sẽ được nhai sống luôn, dùng tươi hoặc đem phơi khô.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị cay, nồng, mùi thơm hắc, tính ấm.

Quy kinh: Kinh Phế, Tỳ, Vị

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.

4. Thành phần hoá học

Theo nghiên cứu của y học hiện, trong lá trầu không có chủ yếu là nước (85%). Ngoài ra, trong loại lá cây này còn có nhiều thành phần hóa học khác như: chất béo, protein, carbonhydrat, chất vô cơ, chất xơ, phốt pho, canxi, vintamin B,…

Đặc biệt, người ta tìm thấy thành phần quan trọng nhất trong lá trầu đó là tinh dầu và đường. Vitamin nhóm B trong trầu không chủ yếu là acid nicotinic. Đồng thời, trong lá trầu cũng có acid ascorbic và caroten, piperbetol, methylpiperol, piperol A và piperol B.

Tác dụng dược lý

1. Theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu, cao chiết và tinh dầu của lá trầu không có các hoạt tính có thể ức chế được một số chủng vi khuẩn (in-vitro), chẳng hạn như: tụ cầu khuẩn vàng, phế cầu khuẩn, liên cầu tan máu, Staphylococcus albus, Bacillus subtilis, Escherichia coli, Salmonella typhi… Ngoài ra, nó còn có thể diệt được các chủng nấm như: Candida albicans, C. stellatoides, Aspergillus niger…

Theo đó, tác dụng dược lí của lá trầu không được nghiên cứu và chỉ ra rằng:

  • Thí nghiệm trên động vật: Lá trầu không có tác dụng chống co thắt cơ trơn và ức chế sự tăng trưởng quá mức nhu động ruột, đồng thời ức chế thần kinh trung ương.
  • Thí nghiệm trên thỏ: Các chất Piperbetol, methylpiperbetol, piperol A và piperol B phân lập có thể ức chế đặc hiệu sự kết tập tiểu cầu.
  • Thí nghiệm trên thỏ: Các nước chế thành thuốc mỡ từ lá trầu không có thể làm lành vết thương.

Cao nước chế thành thuốc mỡ có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng ở thỏ.

2. Theo y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị đắng, thơm nồng, mùi hắc, tính ấm đi vào các kinh Phế, Tỳ, Vị tác dụng trừ phong thấp, chống lạnh, tiêu đờm, hạ khí, tiêu viêm và sát trùng. Tác dụng dược lí từ lá trầu không này mang lại là:

  • Chữa chứng hàn thấp gây nhức mỏi; chứng đau bụng, đầy hơi; chữa lành vết thương bị nhiễm trùng có mủ;
  • Trầu không có thể trị hen suyễn trong điều kiện thay đổi thời tiết; chữa đờm khó thở; cảm mạo; mụn nhọt; vết bỏng; hắc lào; mẩn ngứa mề đay; viêm răng lợi; tai mũi họng.
  • Nước ép từ lá trầu không có thể chữa ho, đầy bụng, khó thở;
  • Chữa bệnh hầu, viêm họng từ việc súc miệng nước lá trầu không hàng ngày;
  • Ở Ấn Độ, người ta còn dùng lá trầu không điều trị xuất tiết, phổi. Lá trầu không được điều chế thành những bài thuốc đắp, nước súc miệng. Ngoài ra, lá trầu không cũng kết hợp với một số vị thuốc khác để chữa hen suyễn.

Bài thuốc chữa các bệnh da liễu, vết thương ngoài da

Công dụng lá trầu không trị các bệnh da liễu
Công dụng lá trầu không trị các bệnh da liễu

1. Trị các bệnh chàm

Lấy một nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối, để ráo nước rồi cho vào cối giã nát. Lấy cả nước cả lá đắp lên vùng da bị chàm. Thực hiện liên tục mỗi ngày sẽ giúp làm mờ vết chàm hiệu quả.

2. Trị hắc lào

Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch rồi cho vào giã nhuyễn. Tiếp theo cho lá giã nát vào nồi đun với nước cho sôi, dùng nước để rửa, bôi vào chỗ bị hắc lào.

3. Trị mẩn ngứa, nổi mề đay

Bài thuốc tắm:

  • Nguyên liệu: Lá trầu không (10 – 20 lá); muối trắng (1 thìa).
  • Thực hiện: Lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối loãng, vớt ra, để ráo rồi cho vào đun với 3 lít nước trong khoảng 10 phút. Chờ cho nước nguội rồi dùng để tắm, lấy lá chà xát nhẹ vào vùng da bị mề đay.

Bài thuốc đắp:

  • Nguyên liệu: Lá trầu không (5 lá); muối trắng (1 muỗng)
  • Thực hiện: Trầu không không rửa sạch và ngâm với muối, sau đó cho vào cối giã nát với 1 ít muối trắng. Dùng hỗn hợp bọc vào một tấm vải sạch rồi đắp lên vùng da bị tổn thương, cột chặt lại trong 30 phút. Thực hiện kiên trì mỗi thần 3 – 4 lần.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa mẩn ngứa nổi mề đay bằng cây lược vàng

4. Chữa lở loét ngoài da

Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, cho vào cối giã nhỏ rồi cho vào ấm nước sôi hãm nước trà. Sau đó, lấy nước đó rửa các vết lở loét ngoài da.

5. Trị rôm sảy

Lấy 2 – 3 lá trầu không bánh tẻ rửa sạch, vò nát rồi cho vào đun với nước trong khoảng 15 phút. Sau đó, lấy nước này tắm cho bé sẽ giúp trị rôm sảy rất nhanh.

6. Chữa hăm ở trẻ em

Lấy 3 – 4 lá trầu không xanh mướt rửa rửa sạch, ngâm với nước muối loãng trong khoảng 15 phút rồi cho vào nồi đun với 1 lít nước. Sau đó, lấy 1 khăn bông mềm thấm vào nước trầu không rồi đắp lên vùng hăm của bé (chú ý không làm bỏng bé). Mỗi ngày thực hiện 3 – 4 lần và thực hiện liên tục trong 4 ngày.

7. Trị côn trùng đốt

Lấy vài lá trầu không bánh tẻ, rửa sạch, giã nhuyễn rồi lấy nước cốt bôi vào vết côn trùng đốt.

8. Chữa bệnh tổ đỉa

Bài thuốc 1:

  • Nguyên liệu: Lá trầu (20 cái); phèn chua (2 viên)
  • Thực hiện: Lá trầu rửa sạch, để ráo, vò nát rồi cho vào nồi đun với phèn chua. Lọc lấy nước rồi ngâm rửa vùng da bị tổ đỉa. Kiên trì thực hiện 2 – 3 tuần bệnh sẽ hết.

Bài thuốc 2:

  • Nguyên liệu: Lá trầu (15 – 20 lá); muối biển (1 thìa).
  • Thực hiện: Lá trầu rửa sạch, vò nát, cho vào nồi đun với 2 lít nước, cho thêm 1 ít muối vào khuấy đều. Dùng nước lá này làm dung dịch rửa vùng da bị bệnh. Ngày làm 2 lần và thực hiện liên tục nhiều ngày liên tiếp.

Bài thuốc 3:

  • Nguyên liệu: Lá trầu không, rau răm (mỗi loại 30gr)
  • Thực hiện: Hai nguyên liệu rửa sạch, ngâm với muối loãng để khử trùng sau đó vớt ra, cho vào nồi đun với với 500ml nước. Để nước nguội bớt rồi cho vùng da bị bệnh vào ngâm, sau đó lau sạch bằng khăn khô. Thực hiện liên tục nhiều ngày sẽ có tác dụng rất tốt.

9. Chữa viêm da cơ địa

Cách 1: Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch với nước muối rồi vò nát, chà xát lên vùng da bị tổn thương. Mỗi tuần chỉ nên áp dụng 1 lần.

Cách 2: Lấy 6 – 8 lá trầu không rửa sạch, đun sôi thật kĩ với nước rồi để nguội, cho vùng da bị tổn thương vào ngâm trong 15 – 20 phút. Đồng thời, lấy lá chà xát nhẹ lên vùng da bệnh.

Cách 3: Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước lá trầu không để tắm hàng ngày cũng có tác dụng tốt với người viêm da cơ địa. Lấy 1 nắm lá trầu rửa sạch, ngâm trong muối tinh, vò nát lá rồi cho vào nồi đun với nước. Lọc lấy nước cốt, thêm nước sạch vào và dùng để tắm.

Cách 4: Lấy 8 – 15 lá trầu không rửa sạch, để ráo,  rồi cho vào ấm hãm như hãm trà, lấy nước dùng uống dần. Kiên trì thực hiện liên tục trong một thời gian bệnh sẽ giảm.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa viêm da cơ địa bằng cây vòi voi

10. Chữa nước ăn chân

Nguyên liệu: Lá trầu không (10 lá); phèn chua (1 cục to bằng đầu ngón tay).

Thực hiện: Lá trầu không rửa sạch, đun với nửa lít nước rồi cho phèn chua vào đánh tan. Dùng nước này rửa thật kĩ các vùng kẽ chân.

11. Làm lành vết thương, giúp khử trùng

Lấy lá trầu không rửa sạch, vò nát rồi hãm với nước sau đó lấy nước này để rửa các vết lở loét.

12. Trị nấm

Cách 1: Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, đun sôi với 1 lít nước rồi cho thêm 1 thìa muối vào. Đun tiếp trong khoảng 10 phút thì tắt bếp. Đổ nước lá ra chậu, bỏ lá rồi dùng  nước gội đầu thật sạch. Chú ý massage nhẹ nhàng da đầu để cho kết quả trị nấm tốt hơn. Thực hiện liên tục vài tuần, mỗi tuần 2 – 3 lần.

Cách 2: Lấy 20 lá trầu không vào 10 quả bồ kết khô rửa sạch. Bồ kết bẻ từng miếng nhỏ rồi cho vào nồi đun với 3 lít nước, sau khoảng 20 phút thì cho lá trầu vào đun tiếp thêm 10 phút. Đổ nước ra chậu, cho thêm nước nguội vào rồi dùng gội đầu. Thực hiện liên tục trong 2 tháng, mỗi tuần thực hiện 3 lần.

Cách 3: Lấy 20 lá trầu không rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt bảo quản trong tủ lạnh dùng dần. Sau khi gội đầu bằng lá trầu không với bồ kết (như cách 2), bạn hãy lấy nước cốt lá trầu không ra ủ tóc qua đêm. Thực hiện 2 – 4 lần/ tuần, thực hiện liên tục 8 – 9 tuần.

Cách 4:  Lá trầu không làm nước cốt (như cách 3). Lấy vỏ bưởi khô nấu nước để gội đầu. Sau khi gội đầu xong thì lấy nước cốt lá trầu ủ tóc. Mỗi tuần thực hiện 3 lần, và làm liên tục trong 6 – 7 tuần.

13. Trị mụn nhọt

Cách 1: Trị mụn bọc bằng lá trầu không

Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, vò nát, đun sôi với nước rồi dùng nước xông hơi mặt cho đên khi nước nguội. Sau đó, lấy nước này rửa mặt và dùng khăn thấm cho khô mặt. Thực hiện liên tục mỗi tuần 1 – 2 lần trong nhiều tuần. Đặc biệt cách này rất hữu ích cho người có làn da nhờn.

Cách 2: Trị mụn đầu đen bằng lá trầu không

  • Nguyên liệu: Lá trầu không (10 lá); muối trắng (1 thìa); nước lọc (1 cốc).
  • Thực hiện: Lá trầu rửa sạch và ngâm với nước muối rồi cho vào cối giã nát với muối, cho thêm 1 cốc nước vào, hòa tan. Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt rồi dùng bông tẩy trang thấm nước cốt trầu không thoa đều lên mặt, chú ý đắp vào chỗ bị mụn đầu đen nhiều hơn. Sau 15 phút rửa mặt bằng nước sạch. Sau đó, dùng nước cân bằng toner để da mềm hơn. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.

Cách 3: Trị mụn thâm bằng lá trầu

Lấy 5 lá trầu không bánh tẻ, rửa sạch, ngâm với nước muối, để ráo nước rồi cho hơ lên lửa cho nóng. Để lá nguội bớt rồi đắp lên mặt, khi lá nguội lại hơ tiếp và đắp lên. Thực hiện trong khoảng 30 phút. 1 tuần đắp 1 lần sẽ giúp giảm các nốt mụn thâm hiệu quả.

14. Chữa vết thương hoặc bị bỏng

Nếu bạn bị thương có bị bỏng thì hãy lấy lá trầu không rửa sạch, hơ nhẹ lên lửa cho mềm rồi phết qua 1 lớp dầu (mỡ) và đặt nhẹ lên vết thương. Cứ cách vài giờ thay lá mới 1 lần. Chỉ sau vài lần thực hiện vết thương sẽ khô lại, hoặc vết bỏng sẽ không bị mọng nước.

Bài thuốc chữa bệnh về xương khớp đau nhức, Gout

Công dụng lá trầu không trong điều trị bệnh xương khớp
Công dụng lá trầu không trong điều trị bệnh xương khớp

1. Trị đau xương khớp

Nguyên liệu: Lá trầu không ( 1 nắm); dầu dừa

Thực hiện: Lá trầu không rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát, trộn dầu dừa vào rồi đắp lên vùng xương khớp bị đau. Thực hiện liên tục mỗi ngày 1 lần.

2. Chữa bệnh Gout

Nguyên liệu: Lá trầu không (100gr); quả dừa xiêm đã vạt nắp gáo

Thực hiện: Lá trầu rửa sạch, thái nhỏ thành sợi nhuyễn, cho vào quả dừa, đậy nắp. Để ngâm lá trầu trong đó 30 phút rồi lấy nước uống hết. Chú ý nên uống vào buổi sáng, khi bụng còn đói. Uống liên tục trong 1 tháng các cơn đau nhức do gout sẽ hết, sau 6 tháng thì các acid uric (gây bệnh gout) trong cơ thể sẽ bị đào thải ra hết.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh gout bằng cây hy thiêm

3. Trị phong thấp gây đau nhức tay chân

Nguyên liệu: Lá trầu không, rễ lá lốt, rễ trinh nữ (mỗi loại 12gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, liên tục trong 1 tuần.

4. Chữa bong gân, sai khớp

Nguyên liệu: Lá trầu không, cúc tần, lá sả non (mỗi loại 12gr); củ nghệ già (20gr)

Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, giã nhỏ rồi đắp lên vết thương. Thực hiện mỗi tuần 2 – 3 lần.

5. Làm thuốc giảm đau

Nguyên liệu: Lá trầu không, lá cúc tần, lá rẻ quạt (mỗi loại 24gr); lá đinh lăng nhỏ (30gr); củ nghệ già (40gr); giấm thanh..

Thực hiện: Các vị thuốc rửa sạch, giã nát, cho vào chảo cùng giấm thanh sao nóng, sau đó đắp lên vùng bị đau nhức, cột chặt lại. Ngày thực hiện 1 lần.

Bài thuốc trị các bệnh về đường tiêu hoá

Công dụng lá trầu không trong điều trị bệnh đường tiêu hóa
Công dụng lá trầu không trong điều trị bệnh đường tiêu hóa

1. Trị chứng khó tiêu

Cách 1: Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, cho vào nồi đun với 1 ít nước, lấy nước lá trầu không uống hàng ngày.

Cách 2: Lấy lá trầu không rửa sạch, giã nát rồi đắp lên bụng, thoa đều. Thực hiện liên tục mỗi ngày.

2. Giảm các cơn đau do đầy hơi

Cách 1: Lấy lá trầu không rửa sạch, giã nhỏ  rồi đắp lên bụng 30 phút mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể nướng lá trầu không cho nóng rồi chườm lên bụng. Thực hiện mỗi ngày 2 lần trong 2 – 3 ngày.

Cách 2: Lấy 1 vài lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối rồi cho vào miệng nhai nát, nuốt nước. Ngày thực hiện 2 lần.

Cách 3: Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch với nước muối, vò nát rồi cho lên đun với nước. Dùng nước này uống như trà hàng ngày.

3. Trị đái dắt

Nguyên liệu: Lấy 5 – 6 lá trầu không bánh tẻ ngâm vào nước 10 phút rồi rửa sạch, để ráo. Cho lá trầu vào máy xay với 1 lít nước, chia nước ra làm 2 lần uống trong ngày. Người bệnh có thể pha thêm 1 ít sữa tươi cho dễ uống.

** Chú ý: Sau khi uống cần súc miệng thật kĩ với nước lọc để tránh bị nóng, lở miệng.

4. Chữa bệnh trĩ

Cách 1: Ngâm hậu môn bằng lá trầu không

Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối rồi cho lên nồi đun với nước. Sau đó, rửa sạch hậu môn rồi ngâm trong chậu nước lá trầu không cho đến khi nước nguội hẳn.

Cách 2: Lấy lá trầu không đắp hậu môn

Lấy 1 nắm lá trầu không tươi non, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng rồi vớt ra, để ráo nước, cho vào cối giã nát với một ít muối trắng. Lấy lá trầu không đã giã nát đắp xung quanh hậu môn, dùng khăn cố định lại trong 20 phút. Sau đó, rửa sạch lại với nước. Thực hiện mỗi ngày 1 – 2 lần trong 2 – 3 ngày.

Cách 3: Xông hơi hậu môn bằng lá trầu không và thảo dược

  • Nguyên liệu: Lá trầu không, hạt quả gấc, bồ kết (mỗi loại 10gr).
  • Thực hiện: Các nguyên liệu rửa sạch, giã nát rồi cho vào đun với 3 lít nước. Sau đó, lấy nước này xông hơi hậu môn 1 – 2 lần 1 ngày. Chú ý vệ sinh hậu môn trước khi xông.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng cây rau sam

5. Chữa táo bón

Khi bụng còn đang đói, hãy hái 1 – 2 lá trầu không rửa sạch, ngâm với muối rồi cho vào miệng nhai nát, nuốt lấy nước và bỏ bã.

Hoặc băm nát lá trầu rồi cho vào đun với nước, để qua đêm và hôm sau uống khi bụng đói.

Bài thuốc chữa bệnh viêm phế quản, ho, cảm sốt, đau đầu..

Công dụng lá trầu không trong điều trị bệnh viêm phế quản
Công dụng lá trầu không trong điều trị bệnh viêm phế quản

1. Chữa viêm phế quản

Cách 1: Chữa bệnh bằng lá trầu không

Lấy 5 – 8 lá trầu không tươi, rửa sạch, giã nhuyễn rồi lọc lấy nước cốt. Chia nước cốt thành 2 phần uống trong ngày vào buổi sáng và buổi tối. Kiên trì thực hiện trong vài ngày.

Cách 2: Chữa bệnh bằng lá trầu không và mật ong

  • Nguyên liệu: Lá trầu không (10 lá); mật ong (4 muỗng cà phê); nước sôi (1 cốc).
  • Thực hiện: Lá trầu không đã rửa sạch thả vào bát nước sôi trong 20 phút. Vắt kiệt lá lấy nước cốt, bỏ bã. Thêm mật ong vào nước cốt rồi khuấy đều, chia nước làm 2 phần uống trong ngày sau bữa ăn.

Cách 3: Lấy lá trầu không rửa sạch, hơ lên lửa cho nóng rồi đắp lên ngực trước khi ngủ.

Cách 4: Bài thuốc kết hợp

  • Nguyên liệu: Lá trầu không (5 lá), nhục đậu khấu, đinh hương.
  • Thực hiện: ba nguyên liệu cho vào sắc nước uống, mỗi ngày 1 thang. Thực hiện trong 10 ngày liên tục.

Cách 4: Lá trầu không và gừng tươi

  • Nguyên liệu: Lá trầu không (10 lá); gừng tươi (vài lát).
  • Thực hiện: Lá trầu không ngâm nước muối, rửa sạch, giã nhuyễn, lọc lấy nước, cho thêm vài lát gừng tươi vào rồi uống sau ăn khoảng 20 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần.

Cách 5: Lá trầu không kết hợp củ hành tăm

  • Nguyên liệu: Lá trầu không (10 lá); củ hành tăm (10 củ).
  • Thực hiện: Hai vị thuốc nhặt sạch, rửa sạch, giã nhuyễn sau đó ngâm trong nước sôi 20 phút, lọc lấy nước ép, chia nước thành 2 phần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 5 – 6 ngày.

2. Trị ho rát họng

Cách 1: Lấy 6 – 7 lá trầu không tươi, rửa sạch, đun với 200ml nước. Dùng nước lá trầu không uống thay trà hàng ngày. Chú ý không để nước qua đêm.

Cách 2: Lá trầu không rửa sạch, đun với 200ml nước, lọc lấy nước rồi hòa thêm 1 – 2 thìa cà phê mật ong. Uống nước trầu không mật ong khi còn ấm.

Cách 3: Lấy 7 lá trầu không rửa sạch, ngâm với nước muối rồi cho vào đun với 200ml nước, cho thêm gừng tươi thái sợi vào đun thêm 5 phút nữa rồi tắt bếp. Lọc lấy nước rồi hòa thêm 2 thìa mật ong. Chia nước thuốc làm 2 phần uống trong ngày.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa bệnh viêm họng bằng lá bàng

3. Trị viêm họng, đau họng

Cách 1: Lấy 1 – 2 lá trầu không ngâm nước muối thật sạch, để ráo rồi cho vào miệng nhai nát, nuốt nước và bỏ bã. Thực hiện ngày 1 – 2 lần.

Cách 2: Lấy 7 – 8 lá trầu không rửa sạch, đun với nước rồi lấy nước uống.

4. Trị cảm mạo, cảm lạnh

Lấy 1 nắm lá trầu không, cúc tần, tía tô rửa sạch, giã nát lấy nước rồi dùng bông tẩm nước cốt tiến hành cạo gió cho người bệnh.

5. Chống lạnh

Lấy 1 nắm lá trầu không rửa sạch, giã nhuyễn rồi cho vào khăn sạch, dùng để đánh gió dọc hai bên cột sống.

6. Chữa đau đầu

Lấy 7 – 10 lá trầu không, ngâm muối, rửa sạch, giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt. Hòa thêm mật ong vào nước cốt trầu không rồi uống. Đồng thời, lấy 2 đầu nhọn của lá trầu không, dập nát rồi đắp vào 2 bên thái dương.

Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa bằng lá trầu không

Công dụng lá trầu không chữa bệnh phụ khoa
Công dụng lá trầu không chữa bệnh phụ khoa

1. Chữa các bệnh phụ khoa

Cách 1: Lấy 10 lá trầu không rửa sạch, đun với 2 lít nước rồi sau đó dùng khăn bông thấm vào nước rồi lau vùng kín. Chú ý không dùng nước rửa sâu vào âm đạo.

Cách 2: Lấy 10 lá trầu không rửa sạch, vò nát, đun với 2 lít nước và 2 thìa muối biển. Sau đó, dùng nước này ngâm âm đạo.

Cách 3: Lấy 10 lá trầu không và 10 lá trà xanh, rửa sạch, vò nát rồi đun với 2 lít nước. Lấy khăn bông mềm sạch thấm vào nước lá rồi lau nhẹ âm đạo. Thực hiện 2 – 3 lần mỗi tuần.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa các bệnh viêm phụ khoa bằng cây cỏ mực (nhọ nồi)

2. Chữa viêm lộ tuyến cổ tử cung

Cách 1: Dùng lá trầu không đun với nước rồi xông hơi vùng kín.

Cách 2: Lá trầu không rửa sạch đun với nước và muối trong 15 phút rồi xông hơi vùng kín trong 10 phút.

Cách 3: Kết hợp khổ sâm với lá trầu không đun với nước để xông hơi vùng kín. Biện pháp này có tác dụng chống viêm cực tốt.

Cách 4: Lấy 5 lá trầu không và 3 lá húng quế, rửa sạch, xay nhuyễn với 1 ít nước. Sau đó pha loãng nước này để vệ sinh vùng kín.

3. Chữa bệnh viêm âm đạo

Thực hiện xông hơi bằng nước lá trầu không, hoặc nước lá trầu không với muối; hoặc lá trầu không với lá trà xanh như cách chữa viêm âm đạo ở trên. Mỗi tuần thực hiện 2 – 3 lần.

Bài thuốc chữa một số bệnh khác bằng lá trầu không

1. Điều trị rối loạn cương dương của nam giới

Đây là phương pháp được sử dụng nhiều ở Ấn Độ. Nam giới chỉ cần lấy 1 lá trầu không rửa sạch, nhai rồi nuốt trực tiếp.

2. Chữa viêm chân răng chảy máu, có mủ

Lấy lá trầu không đun với nước rồi lấy nước này ngậm, súc miệng mỗi ngày 3 – 5 lần. Sau khi bớt sưng thì giảm tần suất xuống. Thực hiện liên tục trong 7 ngày.

3. Trị say nắng

  • Nguyên liệu: Lá trầu không (5 lá); tóc rối (15gr); dầu hỏa (5ml).
  • Thực hiện: Lá trầu giã nát, cho dầu hỏa và tóc rối vào trộn. Bọc trong tấm vải mềm rồi xát lên vùng lưng, ngực, bụng theo chiều từ trên xuống.

4. Trị hơi thở hôi

Lấy 1 – 2 lá trầu rửa sạch rồi cho vào miệng nhai nuốt nước, bỏ bã.

5. Trị nấc, đa số ở trẻ sơ sinh

Lấy một mấu của lá trầu không, dùng răng nhấm cho mềm rồi đắp lên trán của trẻ,

6. Thông tia sữa

Lấy 1 vài lá trầu không hơ lên lửa rồi đắp trực tiếp lên vú.

7. Điều trị suy nhược thần kinh

Lấy 1 nắm lá trầu không, ngâm nước muối, rửa sạch rồi giã nhuyễn, cho thêm 1 ít mật ong vào và uống 2 lần/ ngày.

8. Trị hôi nách

  • Nguyên liệu: Lá trầu không, chanh tươi.
  • Thực hiện: Lấy nửa quả chanh chà lên nách trong 5 phút. Sau đó, lấy nước cốt lá trầu không thoa lên nách, kết hợp massage nhẹ nhàng. Kiên trì thực hiện 2 – 3 tuần trước khi đi ngủ.

Lá trầu không và công dụng hộ thân khi đi đám tang mà bạn cần biết

Lưu ý khi sử dụng lá trầu không trong việc điều trị bệnh

Để việc dùng lá trầu không chữa bệnh đạt hiệu quả cao, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau:

  • Với những bài thuốc xông hơi, ngâm rửa, đắp thì cần vệ sinh khu vực điều trị sạch sẽ.
  • Đảm bảo lá trầu luôn được rửa sạch, ngâm nước muối, đặc biệt là với các bài thuốc uống, đắp.
  • Lá trầu không chữa bệnh chỉ là biện pháp dân gian, chưa có cơ sở khoa học vì thế tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Bạn đã bao giờ sử dụng lá trầu không trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ lá trầu không? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng ThôngTinThuoc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

4/5 - (4 bình chọn)
4/5 - (4 bình chọn)

Bình luận (2)

  1. Lê văn chương says: Trả lời

    Mình đã chữa sỏi thận và gút chỉ bằng mỗi ngày 1 lạng lá trầu và 1 quả dừa. Làm liên tục 7 ngày .kết quả sau 7 ngày sỏi thận 0.8 mm biến mất và gút cấp đã hết sưng và không còn đau nữa.

  2. DO VAN KHOA says: Trả lời

    NEU PHUONG THUOC NAY HAY THAT SU THI CO CHI BANG!!!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hạ khô thảo

Hạ khô thảo (nãi đông, thiết sắc thảo) và 32 bài thuốc chữa bệnh huyết áp, bệnh phụ nữ (viêm tuyến vú, rối loạn tiền mãn kinh, tắc tia sữa), tai mũi họng, bệnh về gan,…

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng lá trầu không1. Mô tả lá trầu không2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng lá trầu không1. Mô tả lá trầu không2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng lá trầu không1. Mô tả lá trầu không2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng lá trầu không1. Mô tả lá trầu không2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng lá trầu không1. Mô tả lá trầu không2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3. Tính...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp