Cây bí ngô (bí đỏ) và 3 tác dụng chữa giun sán, tiêu chảy, thần kinh hiệu quả

Cây bí ngô hay còn gọi bí đỏ là cây quen thuộc với người dân Việt Nam. Cây cho lá ăn rau và cho quả có thể làm thức ăn, hạt có thể làm thuốc, hạt nhấm. Ít người biết rằng, hạt bí ngô mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh. Hạt bí đỏ tốt cho não, tim mạch, sinh lý nam giới,…

Thông tin, mô tả cây bí ngô
Thông tin, mô tả cây bí ngô

Tên gọi khác: Bí đỏ, bí rợ, nam qua, má ứ (Thái), phặc đeng (Tày), plắc ropual (K’ho), nhấm (Dao).

Tên khoa học: Cucurbita moschata Duchesne

Họ: Bí (Cucurbitaceae)

Thông tin, mô tả cây bí ngô

1. Đặc điểm của cây bí ngô

Cây thảo, sống một năm. Thân có năm cành, có lông dày, thường có rễ ở những đốt. Lá mọc so le, có cuống dài 8 – 20cm, phiến lá mềm, hình trứng rộng hoặc gần tròn, chia thùy nông, đầu tròn hoặc hơi nhọn, mép có răng cưa, hai mặt lá có nhiều lông mềm, đôi khi có những đốm trắng ở mặt trên; tua cuốn phân nhánh.

Hoa đơn tính cùng gốc, màu vàng; hoa đực có đế hoa ngắn; đài loe rộng có thùy hình dải  hoặc gần dạng lá, tràng hoa có 5 thùy rộng: hoa cái có lá đài dạng lá rõ, hầu hình tròn hoặc hơi dài.

Quả to, cùi dày, rỗng giữa có nhiều dạng: dạng tròn, hơi dẹt, có rãnh sâu; dạng hình trứng hoặc hình trứng hơi dài, có khía rãnh, vỏ ngoài nhăn, khi chín màu vàng trắng, vỏ giữa màu vàng cam,,, có mùi thơm, vị ngọt lợ, cuống quả có rãnh và loe rộng ở chỗ tiếp giáp với quả. Hạt màu trắng xám, có mép mỏng và màu sẫm hơn.

Mùa hoa: tháng 3 – 4; mùa quả: tháng 5 – 6.

Loài cucubita pepo L. khác ở chỗ quả xốp ở giữa, hình trứng hơi dài, có khía rãnh, đặc biệt cuống quả không phình to ở chỗ đính vào quả. Loài này cũng được dùng với công dụng tương tự.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Bí ngô gốc ở vùng nhiệt đới châu Mỹ, ngày nay được trồng rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới trên thế giới để làm rau xanh và làm thức ăn cho động vật nuôi. Ở nước ta, bí ngô được trồng nhiều ở các vùng đất bãi ven sông, đất soi bãi, đất trồng màu, trên các nương rẫy. Đặc biệt bí ngô được đồng bào các dân tộc Mán, H’ Mông ở các vùng rẻo cao Đông Bắc, Tây Bắc trồng rất nhiều.

Bộ phận dùng làm thuốc: Hạt

Thu hái, chế biến: Thu hái mùa quả chín, bóc lấy hạt, rang, phơi khô

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Quả có vị ngọt, hạt có vị béo, tính ấm

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần dinh dưỡng của hạt bí ngô

Quả bí ngô chứa 88,3 – 87,2% nước; 1,4 – 1,83% protid, 0,5 – 0,43% lipid, 9 – 9,33% chất không có nitrogen. Thịt quả tươi chứa 2,81% đường. Ngoài ra, quả còn chứa carotene, xauthopin và các nguyên tố vi lượng như sắt, mangan, đồng, kẽm và arsenic.

Hàm lượng cucurbita là 0,40 – 0,84%.

Quả còn chứa vitamin B1, B2, C. Hạt bí ngô chứa globulin.

Nhân chứa 3 – 4% chất vô cơ, vào khoảng 30% protid và khoảng 45 – 50% dầu béo. Dầu béo bao gồm: các glycerid của các acid béo không no (acid oleic và acid linoleic). Cucurbitin là hoạt chất, có với tỉ lệ 0,40 – 0,84%.

Quả bí đỏ dùng nấu ăn hoặc cho lợn
Quả bí đỏ dùng nấu ăn hoặc cho lợn

Tác dụng dược lý của cây bí ngô

Các hạt tươi của cucurbita pepo có tác dụng trị giun và sán. Hạt tươi của C.moschata ức chế sự sinh sản của giun non Schistosoma japonica.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bí ngô

1. Bài thuốc chữa bệnh giun sán từ bí ngô

Cách 1: Hạt đã bóc hết vỏ cứng để nguyên màng xanh ở trong. Người lớn dùng 100g giã nhỏ trong cối, có thể dùng 50 – 60ml nước để tráng sạch cối, thêm 50 – 100g mật, siro hoặc đường và trộn đều. Bệnh nhân ăn vào lúc đói hết cả liều trong vòng 1 giờ, nằm nghỉ 3 giờ, sau đó uống thuốc tẩy muối, đi ngoài trong một chậu nước ấm, nhúng cả mông vào. Trẻ em 3 – 4 tuổi, ăn 30g; 5 – 7 tuổi, ăn 50g; 7 – 10 tuổi, ăn 75g.

Cách 2: Hạt để cả vỏ cứng, giã hay xay nhỏ bằng cối xay thịt, thêm hai thể tích nước và đun lửa nhẹ hoặc đun cách thủy trong hai giờ, lọc qua gạc. Hớt bỏ lớp dầu trên mặt. Có thể thêm đường, uống hết trong vòng 20- 30 phút vào lúc đói (hôm trước đã tẩy hay thụt). 2 giờ sau khi uống hết, uống một liều thuốc tẩy muối. Người lớn uống 300g, trẻ em dưới 5 tuổi uống 50 – 70g; 5 – 7 tuổi uống 100g; 7 – 10 tuổi, uống 150g. Nếu sau khi uống hạt bí ngô theo liều nói trên lại uống thêm cao dương xỉ đực (Người lớn 2,5 – 3g, trẻ em tính theo tuổi) tác dụng sẽ mạnh hơn. Chỉ uống cao dương xỉ sau khi đã uống hạt bí ngô được 1 giờ và sau khi uống cao dương xỉ một giờ sẽ uống thêm một liều thuốc tẩy muối. Có khi người ra chế hạt bí ngô thành bột đã loại chất béo. Dùng uống với liều 60 – 80g (người lớn), 30 – 40g (trẻ em), thêm vào bột một ít nước, trộn đều, uống trong vòng 15 – 20 phút rồi theo cách như trên.

Cách 3: Hạt bí ngô uống phối hợp với nước sắc hạt cau. Do nghiên cứu thấy nước sắc hạt cau có tác dụng làm tê liệt sán bò và sán lợn, nhưng chỉ mạnh với đầu con sán và những đốt chưa thành thục, trái lại hạt bí ngô có tác dụng chủ yếu là tê liệt các khúc giữa và khúc đuôi con sán, cho nên có thể dùng cách sau:

Sáng sớm lúc đói bụng ăn 80 – 120g hạt bí ngô (để cả vỏ) hoặc 40 – 100g (hạt đã bóc vỏ). Hai giờ sau uống nước sắc hạt cau (trẻ em dưới 10 tuổi uống 30g. Phụ nữ và đàn ông bé nhỏ uống 50 – 60g, người lớn 80g). Cách chế nước sắc hạt cau như sau: cho hạt cau theo liều nói trên vào đun với 500ml nước, sắc cạn còn 150 – 200ml. Nhỏ dung dịch gelatin 2,5% vào cho đến khi hết kết tủa (để loại hết tannin), để lắng, gạn và lọc. Đun còn 150 – 200ml. Nửa giờ sau khi uống nước sắc hạt cai, sẽ uống một liều thuốc tẩy (30g magnest sulfat). Nằm nghỉ, đợi đến khi thật buồn đi ngoài thì đi vào chậu nước ấm nhúng cả mông vào.

Hạt bí ngô chữa giun sán, tiêu chảy, thần kinh
Hạt bí ngô chữa giun sán, tiêu chảy, thần kinh

2. Cây bí đỏ chữa sán, tiêu chảy

Theo tài liệu nước ngoài, hạt cucurbita moschata và hạt cucurbita pepo được dùng trị giun sán và tiêu chảy. Liều dùng là 30 – 60g hạt đã bóc vỏ và nghiền nhỏ, trộn với nước và làm thơm bằng tinh dầu quế hay tinh dầu lộc đề.

3. Cây bí rợ bổ trợ thần kinh từ cây bí ngô

Theo kinh nghiệm của nhân dân ta, cùi quả của cây bí ngô (thịt quả) có tác dụng bổ thần kinh, điều hòa tỳ vị, bổ khí lực, nhuận tràng nên vẫn được dùng để chữa nhức đầu, suy nhược thần kinh, táo bón. Ngày dùng 100 – 200g dưới dạng nấu ăn.

Lưu ý khi dùng bí ngô chữa bệnh từ cây bí ngô

  • Người đang bị nóng dạ dày nên hạn chế sử dụng
  • Mỗi ngày chỉ nên ăn khoảng 30g hạt bí ( tương đương 1 thìa ). Tránh ăn quá nhiều sẽ dễ bị tăng cân bởi trong nhân bí cũng có chứa một lượng dầu nhất định.
  • Người đang bị thừa cân, béo phì không nên ăn hạt bí
  • Khi ăn hạt bí, bạn nên dùng tay lột vỏ rồi lấy nhân ăn. Tránh cắn bằng miệng bởi vỏ hạt bí có thể thấm hút bớt nước bọt, làm thất thoát các enzym tiêu hóa khiến dạ dày phải hoạt động vất vả hơn.
  • Không ăn hạt bí ngay sau bữa ăn gây dư thừa chất dinh dưỡng, khó tiêu.

Trên đây là những thông tin về cây bí ngô và tác dụng chữa bệnh từ cây bí ngô. Có thể nói, đây là thực vật mang đến nhiều lợi ích chữa bệnh. Tuy nhiên, nếu dùng không đúng cách nó cũng gây phản tác dụng và ảnh hưởng tới sức khỏe người dùng.

Xem thêm: Cây thùn mũn (thùn mùn) và 2 bài thuốc chữa giun sán cho người lớn, trẻ em hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bí ngô1. Đặc điểm của cây bí ngô2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bí ngô1. Đặc điểm của cây bí ngô2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bí ngô1. Đặc điểm của cây bí ngô2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bí ngô1. Đặc điểm của cây bí ngô2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

cây gai dầu

Cây gai dầu (cần sa) và 4 bài thuốc chữa táo bón, động thai, phong độc, kiết lỵ hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây bí ngô1. Đặc điểm của cây bí ngô2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp