Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở
Nội dung chính
Cây phượng nhỡn thảo là một loài thực vật. Phần vỏ khô từ thân cây và rễ được sử dụng để làm thuốc. Trước đây, phượng nhỡn thảo chỉ được sử dụng trong y học dân gian. Nhưng bây giờ, phượng nhỡn thảo đang được nghiên cứu với vai trò là một loại thuốc tiềm năng.
Tên gọi khác: Faux vemis du Japon, Ailante.
Tên khoa học: Ailanthus altissima
Họ: Thanh thất (Simaroubaceơe)
Thông tin, mô tả cây phượng nhỡn thảo
1. Mô tả thực vật
Cây cao 20-30m, cành rất tỏa rộng. Lá kép lông chim lẻ, có cuống, toàn bộ lá dài 40-50cm, bao gồm 12-15 dôi là chét dài 4cm, rộng 3,5cm, mép cổ răng cưa. Hoa tạp tính hay khác gốc, nhỏ, xanh lục nhạt, mọc thành chùy tận cùng ở ngọn cành, dài 10-20cm. Quả có cánh lúc đầu xanh lục nhạt sau vàng và cuối cùng đỏ, dài 3- 5cm, rộng 1cm, giữa có hạt, quanh là dìa mỏng trồng như mắt con phượng, cho nên cổ tên (phượng nhỡn là mắt phượng).
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến
Phân bố: Cây mọc hoang dại phổ biến ở những vùng núi cao tỉnh Lào Cai, đặc biệt quanh vùng Sapa. Còn mọc ở Trung Quốc. Người ta còn di thực cây này sang một số nước châu Âu dùng làm cây bóng mát đường phố vì cây mọc nhanh, đòi hỏi ít đất.
Bộ phận dùng: Làm thuốc người ta dùng vỏ cây, quả và chất nhựa của vỏ.
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Thảo dược phượng nhỡn thảo có các dạng bào chế như sau: Chiết xuất chất lỏng; Bột;Cồn thuốc.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị, quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Trong vỏ cây có chất nhựa dầu, một tinh dầu hắc và một tinh dầu thơm, chất nhựa dầu, một tinh dầu hắc và một tinh dầu thơm, chất nhựa resin và chất nhầy. Chất nhầy nhiều đến mức nước sắc nhầy đặc lại gẩn như thạch. Ngoài ra năm 1933, Wazicky còn thấy trong vở một glucozit và một saponozit.
Trong lá có chất độc, có lẽ là chất nhựa gây viêm ống tiêu hóa có thể làm chết súc vật ăn phải lá cây này. Những người ngả (đẵn) cây thường bị viêm tấy và nổi phồng lên da. Mùi khó chịu của cây còn gây ngủ cho người.
Tác dụng dược lý của cây phượng nhỡn thảo
Phượng nhỡn thảo dùng để điều trị tiêu chảy, hen suyễn, chuột rút, động kinh, nhịp tim nhanh, bệnh lậu, sốt rét và sán dây. Phượng nhỡn thảo cũng đã được sử dụng như một vị thuốc bổ.
Phụ nữ dùng phượng nhỡn thảo để điều trị nhiễm trùng âm đạo và đau bụng kinh.
Người ta còn sử dụng lá non của cây phượng nhỡn thảo để làm thực phẩm.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cây phượng nhỡn thảo
1. Bài thuốc chữa tiêu chảy từ cây phượng nhỡn thảo
Ngày dùng 50g vỏ cây khô, thêm 100g nước nóng, đun sôi rồi để nguội từ từ cho đến khi còn vừa nóng uống được. Người uống có thể buồn nôn hay nôn thì giảm liều xuống. Sau 2 hay 3 ngày thấy kết quả.
2. Bài thuốc trị sán từ cây phượng nhỡn thảo
Vỏ khô tán bột, ngày uống 1g bột, uống liên tục trong 7-8 ngày. Ngày cuối cùng uống một liều dầu tẩy để tống sán.
3. Chữa ho, điều kinh từ cây phượng nhỡn thảo
Ngày dùng 5- 10g dưới dạng thuốc sắc
4. Cây phượng nhỡn thảo chữa ghẻ hoặc chốc đầu
Lá cây dùng nấu tắm ghẻ hay rửa chốc đầu.
Lưu ý khi sử dụng khi dùng phượng nhỡn thảo
Thảo dược phượng nhỡn thảo có thể gây ra một số tác dụng phụ bao gồm buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu, ngứa ran và tiêu chảy.
Đây chưa phải là tất các tác dụng phụ của thảo dược này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!