Cây đa (đa đa) và 2 bài thuốc chữa đi ngoài, thổ tả, lợi tiểu hiệu quả
Nội dung chính
Cây đa hay còn gọi với nhiều tên khác như đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da. Cây chủ yếu trồng cho bóng mát. Tuy nhiên, một số bộ phận của cây (cụ thể tua rễ) cũng được dùng làm thuốc chữa đi ngoài, thổ tả, lợi tiểu .
Tên gọi khác: Cây đa đa, dây hải sơn, cây dong, cây da,
Tên khoa học: Chia làm 3 loại Ficus elastica Roxb, đa búp đỏ, bồ đề, Ficus Religiosa, đa nhiều rễ Ficus macrophylla, đa tròn lá Ficus benghlensis L.
Họ: Dâu tằm (Moraceae)
Thông tin, mô tả cây đa
1. Mô tả thực vật
Cây Đa, giống như nhiều loài cây thuộc chi Ficus khác như si (Ficus stricta), sanh (Ficus benjamina), vả (Ficus auriculata), quả vả hoặc vô hoa quả (Ficus carica), đa lông (Ficus drupacea), gừa (Ficus microcarpa), trâu cổ (Ficus pumila), sung (Ficus racemosa), bồ đề hay đề (Ficus religiosa) v.v. Đa có phương thức sinh trưởng không bình thường. Chúng là loài cây lớn mà thông thường bắt đầu sự sống như là loại cây biểu sinh trồng từ hạt trên các loại cây khác (hoặc trên các công trình kiến trúc như nhà cửa, cầu cống) do các loài chim ăn quả phân tán hạt. Cây trồng từ hạt nhanh chóng phát triển các rễ khí từ các cành cây, và các rễ khí này sẽ phát triển thành thân cây thực thụ khi chúng chạm tới mặt đất. Cây chủ cuối cùng sẽ bị bóp nghẹt hay bị phân chia ra bởi sự phát triển nhanh của cây đa. Đặc trưng này cho phép một cây lan tỏa trên một diện tích rộng. Cây đa lớn nhất còn sống tại Pune (Ấn Độ) có đường kính tán tới 800 m xung quanh thân chính của nó.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Theo Neal (1965) thì cây đa có nguồn gốc từ Ấn Độ, nó sinh sống được với cao độ tới khoảng 600 m (khoảng 2.000 ft), đặc biệt trong những khu vực khô ráo. Theo Riffle (1998) thì cây đa có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của châu Á, từ Ấn Độ tới Myanmar, Thái Lan, Đông Nam Á, nam Trung Quốc và Malaysia. Ở Việt Nam cây đa thường được trồng nhiều ở đình chùa, ở đầu làng, là cây bóng mát.
Bộ phần dùng: Tua rễ của cây đa
Thu hái và chế biến: Người ta dùng tua rễ mọc từ cành rủ xuống. Dùng toàn rễ nghĩa là cả lõi và rễ. Tươi hay sao cho khô đều được. Không phải chế biến gì khác
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Đang cập nhật
Quy kinh: Vào kinh bàng quang, tác dụng lợi tiểu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Trong tua rễ đa có những đa phenol dẫn xuất của flavon, một ít axit amin và muối kali, natri.
Nhựa mủ đa bồ đề có 85% nhựa 12% cao su. Vỏ thân đa bồ đề có tanin.
Tác dụng dược lý của cây đa
Năm 1960. Bộ môn dược lý Trường đại học y khoa Hà Nội (Tạp chí Đông Y 95, 1968 77-84) nghiên cứu tua rễ một loại cây đa trên thực nghiệm (114 thí nghiệm) trên 22 thỏ, 2 chó, 2 mèo, 30 ếch và lâm sàng đả đi tới một số kế luận như sau:
– Dung dịch tua rễ đa tươi 100% tiêm tĩnh mạch 2ml/kg thể trọng làm tăng tiết niệu 316,66% so với thỏ chỉ uống nước lã ấm và tiết niệu bình thường hoặc 142% so với lô thỏ đối chứng tiêm nước muối sinh lý với liều lượng tương đương 2mm/kg
– Uống cũng có tác dụng lợi niệu: 138%
– Dung dịch tua rễ đa tươi có tác dụng làm tăng bài tiết ion kali và ion natri trong nước tiểu.
– Dung dịch tua rễ đa tươi có tác dụng làm giảm huyết áp nhẹ và thoáng qua trên mèo, không ảnh hưởng đến huyết áp của chó, thỏ, làm tăng co bóp tim ếch cô lập, với liều cao làm tăng trương lực và co bóp các cơ nhẩn của tử cung và ruột
– Dung dịch tua rễ đa uống ít độc, thỏ uống với liều 30g/kg, trong ngày liền không có những biến đổi rõ rệt và thể trạng toàn thân. Riêng số bạch cầu hơi tăng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây đa
1. Bài thuốc lợi tiểu dùng trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng
Với liều 100-150g rua rễ tươi trên người lớn trong 1 ngày dưới dạng thuốc sắc. Dùng liền trong vòng 7-10 ngày.
2. Cây đa chữa đi ngoài, thổ tả
Vỏ và cành thân cây đa bồ đề được dùng thay vỏ khi ăn trầu, dịch ép lá bồ đề tươi được dùng chữa đi ngoài thổ tả với liều cách 2 giờ uống một thìa cà phê cho tới khi thấy hết nôn, mửa và đi ngoài.
Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây đa. Có thể nói, loài cây cổ thụ cho bóng mát này cũng có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc này chỉ mang tính chất tham khảo.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!