Nhục đậu khấu và 7 bài thuốc chữa tiết tả, thận yếu, nôn mửa… hiệu quả

Nhục đậu khấu vừa là nguyên liệu nấu nhiều món ăn ngon vừa có thể dùng làm tinh dầu để massage thư giãn. Với hương thơm tươi mát nhẹ nhàng, loại hạt này có thể giúp bạn giảm đau, tăng cường trí nhớ và ngăn ngừa trầm cảm.

Thông tin, mô tả cây nhục đậu khấu
Thông tin, mô tả cây nhục đậu khấu

Tên gọi khác: Nhục quả (Cương mục), Ngọc quả (Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam), Già câu lắc (Bản thảo thập di), Đậu khấu (Tục truyền tín phương.

Tên khoa học: Myristica fragrans Houtt.

Họ: Nhục đậu khấu (Myristicaceae)

Thông tin, mô tả cây nhục đậu khấu

1. Đặc điểm thực vật

Nhục đậu khấu là cây to, cao 8-10m. Lá mọc so le, thân nhẵn, lá xanh tốt quanh năm. Cuống lá dài 7-10mm, phiến lá hình mác rộng hay hình trái xoan dài -15cm, rộng 3-7cm, mép nguyên. Hoa khác gốc, màu vàng trắng, mọc thành xim dạng tán ở nách lá. Quả mọng, thõng xuống, hình cầu hay hình quả lê, đường kính 5cm, khi chín nở theo chiều dọc thành 2 mảnh, trong có 1 hạt có vỏ dày cứng, bao bọc bởi 1 áo hạt có vỏ màu hồng bị rách.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây có nguồn gốc từ các đảo Ceram và các đảo khác của Nam quần đảo Moluques được đưa vào trồng ở các vùng nóng và đã được thuần hoá. Ở miền Nam nước ta và ở Campuchia cũng có trồng nhưng tương đối hiếm.

Bộ phận dùng: Nhân, vỏ giả của nhân.

Thu hái: Trồng được 7 năm thì có quả. Cây cho quả trong vòng 60-70 năm. Mỗi năm thu hoạch hai lần vào tháng 5-6 và 11-12.

Chế biến: Sau khi hái quả, bỏ vỏ, lấy riêng áo hạt ngâm nước rồi phơi, sấy khô, dùng làm thuốc với tên là Nhục quả y hay Ngọc quả hoa. Hạt đem sấy ở nhiệt độ 80 độ cho đến khi lắc nghe tiếng lọc sọc thì có thể đem đập lấy nhân Nhục đậu khấu.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị Cay, tính ấm. Vị đắng, cay (Dược tính luận). Vị cay, tính ấm, không độc (Hải dược bản thảo). Vị đắng cay mà xáp, tính ấm (Bản thảo chính)

Quy kinh: Kinh tỳ, đại tràng. Kinh thủ dương minh (Thang dịch bản thảo). Kinh phế, vỵ (Lôi công bào chế dược tính giải). Kinh tỳ, vị, đại tràng (Bản thảo sơ kinh)

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Hạt chín khô chứa 5-10% dầu bay hơi và 25-40% dầu cố định. Nhân hạt chứa 23-27% một chất béo, gọi là bơ Nhục đậu khấu màu vàng đỏ, vị đắng, 2-3% dầu bay hơi, acid myristic và tinh bột. Bơ chứa 10-12% nhiều chất béo trong đó myristin khi savon hoá sẽ cho glycerin và acid myristic. Dầu bay hơi không màu, có mùi nồng, đậm và có tính nhớt. Áo hạt chứa 8% tinh dầu, chất nhựa và chất pectin, cũng chứa các chất béo tương tự như ở hạt. Lá chứa 0,41-0,62% tinh dầu; lá khô chứa 1,50% tinh dầu bao gồm 80% a-pinen và 10% myristicin.

Tác dụng dược lý của nhục đậu khấu

Tinh dầu có mùi thơm dùng ít tăng bài tiết dịch vị, kích thích nhu động ruột giúp ăn ngon ( liều rất ít 0,03 – 2ml).

Liều lượng tinh dầu Nhục đậu khấu làm say tê rõ rệt. Người uống 7,5g bột Nhục đậu khấu có thể gây hoa mắt, chóng mặt, nói sảng, hôn mê, uống quá liều đã có trường hợp gây tử vong. Trên thực nghiệm ở mèo, liều gây tê mê thường là độc dẫn đến suy gan.

Độc tính của thuốc: trên mèo thực nghiệm, với liều 1,9g/kg thường gây nhiễm độc gan (kiểm tra sinh thiết). Trên người với liều uống bột thuốc 7,5g gây độc có triệu chứng kích thích thần kinh, nói sảng. Chất gây độc chủ yếu là thành phần Myristicin.

Các bài thuốc chữa bệnh của nhục đậu khấu

Nhục đậu khấu chữa tiết tả, thận yếu, nôn mửa
Nhục đậu khấu chữa tiết tả, thận yếu, nôn mửa

1. Trị thủy thấp chướng như trống ăn, không ăn, bệnh có thể cho đi đại tiện

Nhục đậu khấu, Binh lang, Khinh phấn mỗi vị 1 phân, Hắc sửu 1,5 lạng. Nghiền nhỏ làm viên như hạt đậu xanh, mỗi lần uống 10 – 20 viên. Ngày uống 3 lần, uống sau ăn. (Tuyên Minh luận phương- Nhục đậu khấu hoàn)

2. Trị tỳ hư tiết tả, ruột réo, không ăn

Nhục đậu khấu 1 quả, khoét 3 lỗ rỗng, cho 3 cục nhũ hương nhỏ vào, lấy bột miến nặn kín, miến chín làm mứt, bỏ miến giã nhỏ. Mỗi lần uống 5g, uống cùng nước cơm, trẻ nhỏ dùng 2.5g. (Dương thị gia tàng phương – Nhục đậu khấu tán)

4. Trị thận hư yếu, đại tiện không thực, ăn không thiết

Nhục đậu khấu, Bột cốt chi, Ngũ vị tử, Ngô thù du. Tất cả các vị nghiền nhỏ, sinh khương 8 lạng, táo đỏ 50 quả, dùng nước 1 bát nấu gừng táo, bỏ gừng, nước cạn thì lấy thịt táo viên như hạt đồng, mỗi lần uống 50-70 viên. (Nội khoa trích yếu – tứ thần hoàn).

 

5. Trị tiết tả do tỳ, lý khí

Nhục đậu khấu 2 quả, dấm gạo hòa bột miến gói kín, đặt trong tro nước khiến vàng sém, cùng miến nghiền nhỏ, mỗi lần dùng 2-3g. (Tục truyền tín phương)

6. Trị thủy tả vô độ, ruột reo, đau bụng

Nhục đậu khấu bỏ vỏ, nghiền nhỏ 1 lạng, nước gừng tươi, miến trắng 2 lạng. 3 vị trên hòa trộn miến làm bánh gói bột nhục đậu khấu nước chín vàng, nghiền nhỏ, mỗi lần uống 3g, lúc đói uống cùng nước cơm, ngày 2 lần. (Thánh tễ tổng lục – Nhục đậu khấu tán)

7. Trị hoắc loạn nôn mửa không ngừng

Nhục đậu khấu (bỏ vỏ) 1 lạng, Nhân sâm 1 lạng (Bỏ bẹ, đầu), hậu phác 1 lạng (bỏ vỏ thô, đồ nước gừng tươi, nướng chín thơm) thuốc trên tán thô, mỗi lần uống 3g, nước 1 bát to, sinh khương 1/2 phân, gạo tẻ 1 nắm, sắc còn 5 phân, bỏ bã uống thay nước. (Thánh huệ phương).

Lưu ý khi dùng nhục đậu khấu chữa bệnh

Không dùng vị thuốc này cho các trường hợp ỉa chảy hoặc lỵ do thấp nhiệt.

Tóm lại, Nhục đậu khấu có công dụng trị rối loạn tiêu hoá và dùng cho người biếng ăn. Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các vị thuốc!

Xem thêm: Cây bạch truật và 21 bài thuốc chữa dạ dày, tiêu hóa, táo bón, đau răng, khí hư, nám, tàn nhang, bệnh về gan, an thai… hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây trạch tả

Cây trạch tả (thủy tả) và 13 bài thuốc chữa đầy bụng, tiêu chảy, thận, dạ dày, lipid máu… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây nhục đậu khấu1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây hồng đậu khấu

Cây hồng đậu khấu và tác dụng trị nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây nhục đậu khấu1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây sơn tra

Cây sơn tra và 15 bài thuốc chữa hóc xương cá, ghẻ lở, sản dịch, sán khí, hạ đường huyết, đau nhức, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bế kinh… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây nhục đậu khấu1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây ớt

Cây ớt và 17 bài thuốc chữa xương khớp, sốt rét, tiêu chảy, rụng tóc, mụn nhọt, rắn rết cắn… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây nhục đậu khấu1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Thiên đầu thống

Thiên đầu thống và 4 bài thuốc chữa nấm tóc, ung nhọt, viêm xoang, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây nhục đậu khấu1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc