Cây hoa tiên và các bài thuốc chữa ho, cảm sốt, tiêu hóa kém hiệu quả
Nội dung chính
Cây hoa tiên được gọi với nhiều tên khác như Hoa tiên to; Trầu tiên, Đại hoa tế tân. Cây thường được biết đến với công dụng trồng làm cảnh. Tuy nhiên, cây còn được dùng để chữa ho, cảm sốt, tiêu hóa kém.
Tên gọi khác: Hoa tiên to; Trầu tiên, Đại hoa tế tân
Tên Khoa học: Asarum maximum Hemsl
Họ: Mộc hương nam (Aristolochiaceae)
Thông tin, mô tả cây hoa tiên
1. Đặc điểm thực vật
Cây hoa tiên to là loại cây thảo sống lâu năm, cao 20 – 30cm. Thân rễ mảnh, nằm ngang dưới đất, chia nhiều đốt; ở mỗi đốt thường sinh 2 lá. Lá lớn, mép nguyên, hình tim dài, đầu nhọn, nhẵn, dài 16 – 20cm, rộng 8 – 10cm; cuống lá dài 14 – 20cm.
Hoa lớn, hình ống, đường kính tới 6cm, màu xám nâu, mọc riêng lẻ ở nách lá; cuống hoa dài 2 – 3cm; lá bắc dài và hẹp; tràng hoa chia 3 thùy hình tim, nhị 12; nhụy trên một cột dày. Quả bao bọc trong bao hoa tồn tại, nhiều hạt nhỏ, màu nâu đen.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Loài của Trung Quốc ( Quảng Đông, Quảng Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc ) và Bắc Việt Nam. Ở Việt Nam, có gặp tại Lào Cai, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Hà Tây.
Cây sống dưới tán rừng rậm nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm ở độ cao 1300 – 1600m. Ưa bóng và ưa ẩm, thích hợp với khí hậu mát quanh năm. Có thể tái sinh chồi từ thân rễ vào mùa xuân. Mùa hoa tháng 4 – 5; mùa quả tháng 5 – 7.
Bộ phận dùng: Toàn cây được sử dụng làm thuốc.
Thu hái: Quanh năm
Chế biến: Dùng tươi hoặc sấy khô
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị, quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Toàn cây chứa dầu dễ bay hơi, bao gồm elemicin, isoelemincin, borneal, methyleugenol, safrole,
Tác dụng dược lý của cây hoa tiên
Hoa tiên to có tác dụng chữa Phong hàn cảm mạo; Đau đầu; chữa ho; Phong thấp đau nhức; Nhức mỏi tay chân; Đòn ngã tổn thương, chữa đau bụng, chữa viêm dạ dày, chữa kiết lỵ, chữa đau răng. Người ta cũng dùng dây hoa và rễ để bồi bổ, tăng cường thể lực.
Liều dùng cây hoa tiên như thế nào?
Ngày dùng 6 – 12g, dạng thuốc sắc hoặc rượu thuốc.
Lá dùng chữa ăn uống không tiêu, đau bụng; liều dùng ngày 10 – 16g, sắc nước uống.
Xem thêm: Cây dung (chè dung) và 6 bài thuốc chữa dạ dày, nhiễm khuẩn, viêm khớp, mất ngủ… hiệu quả
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!