16 Bài thuốc từ lá tía tô chữa bệnh tiêu hoá (dạ dày, đầy bụng, tiêu chảy…), ho, da liễu (mề đay, da liễu…), gout hiệu quả nhanh

Tía tô từ lâu đã được biết đến là một gia vị, một loại rau ăn phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, tía tô còn có công dụng chữa bệnh mà ít ai biết. Dân gian thường dùng tía tô chữa các bệnh như nám, tàn nhang, mụn nhọt, gout, sâu răng, mào gà, sốt, ho,…

Thông tin, hình ảnh lá tía tô trị bệnh
Thông tin, hình ảnh lá tía tô trị bệnh
  • Tên gọi khác: É tía, tử tô, xích tô, tô ngạnh
  • Tên khoa học: Folium Perillae Fructescentis
  • Tên tiếng anh: Folium Perillae Fructescentis
  • Họ: Hoa môi (Lamiacae)

Đặc điểm nhận dạng lá tía tô

1. Mô tả lá tía tô

Tía tô là cây thân thảo cao từ 0.5 – 1m, toàn cây tỏa ra mùi thơm dịu. Lá tía tô có màu tím tía hoặc có khi màu nâu, màu xanh lục, mọc đối nhau, ở mép có răng cưa và có lông. Hoa tía tô nhỏ, màu trắng, mọc thành từng chùm ở các đầu cành, hoa có 4 nhị nhưng không thò ra ngoài. Quả tía tô có hình cầu, dạng bế.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Tía tô là cây mọc hoang ở vùng sáng và ẩm, đặc biệt là chỗ đất phù sa hay đất thịt. Sau này cây được trồng nhiều ở các nước châu Á trong đó có Việt Nam. Tại Việt Nam, cây tía tô được trồng ở hầu khắp các địa phương trên cả nước.

Bộ phận dùng của tía tô thường là lá, cành, hạt. Lá tía tô thường thu hoạch vào mùa hạ, đó là lúc cành lá mọc sum suê.

Người ta thường bỏ riêng lá non phơi dưới bóng râm hoặc sấy khô sau đó bảo quản trong túi bóng.

Trong khi đó, cành và thân khi khi thu hoạch về sẽ được rửa sạch, bỏ tạp chất, phun nước cho mềm sau đó thái vụn, phơi khô và cho vào bảo quản trong túi bóng kín.

Quả Tía tô sẽ thu hoạch vào mùa thu, sau khi phơi khô rồi cho lên chảo sao nhỏ lửa, đến khi có mùi thơm hoặc quả nổ thì lấy ra, để nguội, giã dập, loại bỏ tạp chất sau đó bảo quản trong túi kín hoặc hộp kín.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào kinh Tỳ, kinh phế tác dụng trị phong hàn, giải uất, trừ đàm, an thai, giải độc,… Thông thường, lá tía tô có tác dụng trị bệnh ra mồ hôi trộm, chữa bệnh đường tiêu hóa, giảm đau, giải cảm, đau bụng. Cành của cây tía tô có thể giúp trừ đờm, trị hen suyễn, chữa tê thấp.

4. Thành phần hoá học

Nghiên cứu y học hiện đại cho biết, trong cây tía tô có nhiều hoạt chất như: tinh dầu (0.3 – 0.5%) với các thành phần chủ yếu là L-perrilla alcohol, perillaldehyd, α-pinen, hydrocumin,  limonen, elsholtziaceton, bergamoten, β-cargophylen và linalool perillaldehyd; citral (20%)

Ngoài ra, trong hạt tía tô có nước (6.3%); protein (23.12%); dầu béo (45.07%); N (10.28%); tro (4.64%); acid nicotinic (3.98 mg/100 g). Trong đó, thành phần dầu béo gồm các acid béo chưa no (3.5 – 7.6%); linoleic (33.6 – 59.4%);  oleic (3.9-13.8%); acid linolenic (23.3 – 49%, có mẫu lên đến 70%).

Tác dụng dược lý trong điều trị bệnh

Y học cổ truyền chứng minh, nước sắc tía tô và cồn chiết xuất từ tía tô có thể làm giãn mạch ngoài da và kích thích tiết mồ hôi. Trong khi đó, tinh dầu tía tô có thể làm tăng đường huyết, ức chế thần kinh trung ương.

Nước ngâm kiệt lá tía tô có thể ức chế vi khuẩn, vi trùng như tụ khuẩn khuẩn, trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn lị. Ngoài ra, tía tô cũng làm giảm chất xuất tiết ở phế quản, giảm co thắt cơ trơn ở phế quản. Dùng tía tô còn có tác dụng cầm máu rất tốt.

Bài thuốc chữa các bệnh cảm, ho

Công dụng lá tía tô trị bệnh ho, cảm cúm
Công dụng lá tía tô trị bệnh ho, cảm cúm

1. Chữa bệnh sốt, cảm mạo, nhức đầu

Bài thuốc 1: Lấy lá tía tô nấu cháo gạo tẻ, ăn khi còn nóng sẽ giúp thoát mồ hôi, giải cảm nhanh.

Bài thuốc 2: Lấy 15 – 20gr lá tía tô ngâm muối pha loãng trong 10 phút, sau đó cho vào cối giã nát rồi lọc lấy nước uống. Có thể cho thêm 1 ít nước lọc cho dễ uống. Sau khi uống nên đi nằm xuống và đắp chăn kín để mồ hôi toát ra.

Bài thuốc 3: Lấy 2 bó lá tía tô, rửa sạch cho vào đun với 1 nồi nước to sau đó mang ra xông toàn thân. Nước xông xong có thể để ngâm chân.

2. Chữa tiêu đờm, giảm ho

Khi bị ho có đờm, người bệnh có thể sử dụng bài thuốc Tam tử Dưỡng thân thang.

Nguyên liệu: Tô tử (6 – 12gr); la bạc (8 – 12gr); bạch đới (6 – 8gr)

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống, chia nước thuốc làm 2 lần uống trong ngày, mỗi ngày 1 thang.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc trị ho bằng lá vú sữa

3. Điều trị chứng ho ở trẻ sơ sinh

Lấy 1 nắm lá tía tô, rửa sạch, xay nhuyễn, vắt lấy nước cốt rồi cho lên đun sôi và tắm cho trẻ. Hoặc đun sôi nguyên lá tía tô rồi lấy nước tắm cho trẻ.

Bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hoá

Công dụng lá tía tô trị bệnh tiêu hóa
Công dụng lá tía tô trị bệnh tiêu hóa

1. Trị bệnh đau dạ dày

Bác sĩ chuyên khoa dạ dày khuyên rằng, khi bị bệnh về đường tiêu hóa nên uống trà tía tô. Nếu không có trà tía tô thì uống nước tía tô dạng sắc. Cách làm này không chỉ giúp giảm đau dạ dày mà còn giúp ngủ ngon, ăn ngon hơn.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa dạ dày tá tràng bằng cây hoàn ngọc

2. Chữa nôn oẹ, ăn không tiêu, đầy bụng

Lấy 1 nắm lá tía tô, rửa sạch, cho vào cối giã nát, lọc lấy nước cốt rồi cho thêm 1 ít muối và uống.

3. Chữa các chứng chảy máu do ho, nôn, tiêu chảy

Nguyên liệu: Lá tía tô (1 nắm to); đậu đỏ (lương tùy ý)

Thực hiện: Tía tô cho lên nồi nấu đặc thành cao. Đậu đỏ rang vàng, tán nhỏ thành bột. Trộn cao tía tô với đậu đỏ, viên lại thành từng viên nhỏ. Mỗi lần uống 50 viên.

Lá tía tô chữa bệnh da liễu, bệnh ngoài da

Công dụng lá tía tô trong điều trị bệnh da liễu
Công dụng lá tía tô trong điều trị bệnh da liễu

1. Trị mẩn ngứa, mề đay

Khi bị mẩn ngứa mề đay, bạn hãy lấy 1 nắm lá tía tô, rửa sạch, giã nhỏ, vắt nước nước uống. Phần bã tía tô bạn lấy chà xát vào vùng da bị ngứa, đến khi nó khô lại thì đi rửa sạch lại với nước sạch.

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa nổi mề đay bằng thổ phục linh

2. Điều trị mụn thịt, mụn cơm

Lấy 1 nắm lá tía tô, rửa sạch và ngâm với nước muối. Cho tía tô vào cối giã nát, sau đó thoa lên những nốt mụn. Mỗi tuần thực hiện 3 – 4 lần.

3. Cải thiện tình trạng chảy máu ngoài da

Lấy 1 nắm lá tía tô non, rửa sạch, giã nát, đắp lên vết thương. Ngoài ra, bạn cần lấy 1 nắm lá tía tô tươi cho lên chảo sao vàng, nghiền nhỏ thành bột mịn rồi rắc lên chỗ bị chảy máu.

4. Chữa rôm sảy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Với trẻ nhỏ bị rôm sảy, bạn chỉ cần lấy 1 nắm lá tía tô rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy nước cốt, cho lên nồi đun với nước rồi dùng tắm cho trẻ.

Bài thuốc chữa một số bệnh khác

1. Chữa trúng độc, ngộ độc hải sản

Bài thuốc 1: Lấy 10gr lá tía tô tươi, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống.

Bài thuốc 2: Lấy 10gr lá tía tô tươi, rửa sạch, cho vào sắc nước uống.

2. Chữa sưng vú

Lấy 10gr lá tía tô tươi,  rửa sạch, sắc nước. Lọc lấy phần nước uống, còn phần bã thì lấy đắp lên vú. Kiên trì thực hiện bệnh sẽ khỏi.

3. Chữa bệnh Gout

Bài thuốc 1: Hái một nắm lá tía tô rửa sạch, ngâm với muối cho sạch khuẩn sau đó vẩy ráo nước rồi cho lên miệng nhai nuốt sống.

Bài thuốc 2: Vẫn lượng tía tô tươi như vậy nhưng cho lên sắc nước uống.

Công dụng lá tía tô trị bệnh gout
Công dụng lá tía tô trị bệnh gout

Tìm hiểu thêm: Bài thuốc chữa gout bằng cây hy thiêm

4. Trị hen suyễn

Năm 2000, tạp chí Archives of Allergy and Immunology đã đăng tải một bài nghiên cứu về tác dụng chữa hen suyễn của tía tô. Theo đó, sử dụng dầu tía tô sẽ giúp tăng khả năng lưu thông khí, cải thiện chức năng phổi từ đó có thể giảm các triệu chứng hen suyễn.

5. Hỗ trợ ăn kiêng

Trong tía tô có nhiều vitamin, khoáng chất và protein nên có thể thúc đẩy hoạt động của dạ dày, các quá trình trao đổi chất sẽ được thúc đẩy nhanh từ đó làm tăng hoạt động đốt mỡ thừa, đào thải chất béo. Vì thế, tía tô cũng là một trong những nguyên liệu hỗ trợ cho người ăn kiêng rất tốt.

6. Giúp an thai

Phụ nữ mang thai gặp các hiện tượng như đau bụng, buồn nôn, đau lưng, đau ngực thì có thể sử dụng bài thuốc Tử tô ẩm để hạn chế.

Nguyên liệu: Tô ngạnh, xuyên khung, trần bì, đại phúc bì, sinh khương (mỗi loại 8gr); đương quy, bạch thược, đảng sâm (mỗi loại 12gr); cam thảo (4gr).

Thực hiện: Cho các vị thuốc vào sắc nước uống.

Những lưu ý khi sử dụng lá tía tô trong việc điều trị bệnh

Tía tô mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu quá lạm dụng vào cây thuốc này có thể dẫn đến:

  • Làm tăng huyết áp ở bà bầu khiến sức khỏe của mẹ và thai nhi đều bị ảnh hưởng.
  • Với người bị cảm nóng có thể sẽ khiến bệnh càng trở nên trầm trọng.
  • Hạn chế sử dụng cho người có tiền sử bệnh dị ứng vì có thể sẽ xảy ra tác dụng phụ.
  • Người có biểu hiện tự ra mồ hôi không nên dùng tía tô.

Bạn đã bao giờ sử dụng lá Tía Tô trong bài thuốc chữa bệnh bao giờ chưa? Bạn đã sử dụng bài thuốc nào từ lá Tía Tô? Hãy chia sẻ bài thuốc đó với chúng tôi trong khung bình luận bên dưới, cùng Thông Tin Thuốc chia sẻ thông tin hữu ích đến với mọi người. Cảm ơn bạn rất nhiều!

5/5 - (1 bình chọn)
5/5 - (1 bình chọn)

Bình luận (1)

  1. Trang says: Trả lời

    Cho em hỏi với ạ. Người bị tiểu đường có uông được nước lá tía tô đường phèn không ạ

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây hoa phấn

Cây hoa phấn và 9 bài thuốc chữa viêm amidan, ho, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu…hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng lá tía tô1. Mô tả lá tía tô2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây hoàng nàn

Cây hoàng nàn và 4 bài thuốc chữa xương khớp, lở loét, sốt rét, ho hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng lá tía tô1. Mô tả lá tía tô2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây địa liền

Cây địa liền và 6 bài thuốc chữa cảm sốt, tiêu hóa kém, ho gà, táo bón, đau nhức răng hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng lá tía tô1. Mô tả lá tía tô2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây dành dành

Cây dành dành (thủy hoàng chi) và 6 bài thuốc chữa viêm gan, vàng da, chữa bỏng, bong gân, dạ dày, đau mắt hiệu quả

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng lá tía tô1. Mô tả lá tía tô2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhĐặc điểm nhận dạng lá tía tô1. Mô tả lá tía tô2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp