Cây lá ngón và tác dụng chữa mụn nhọt, ghẻ lở
Nội dung chính
Trong cây lá ngón Bắc Mỹ, thành phần chủ yếu là chất gelmixin có độc tính rất mạnh, với liều thấp trên động vật có vú, trước khi thấy hiện tượng ức chế hô hấp.
Tên gọi khác: Lá ngón, Ngón vàng, thuốc rút ruột, Mạy slam (Thái), Lá cơi, Cây cơi
Tên khoa học: Pterocarya stenoptera C. DC. var. tonkinensis Franch.
Họ: Mã tiền (Juglandaceae)
Thông tin, mô tả cây lá ngón
1. Mô tả cây lá ngón
Cây nhỡ mọc leo, cành nhẵn, có rãnh dọc. Lá mọc đối, hình trứng thuôn dài hoặc gần hình mác, mép nguyên mặt nhẵn bóng, lá kèm không rõ. Cụm hoa hình Chuỳ nách lá, dạng ngù. Hoa màu vàng dài, 5 lá đài rời, tràng gồm 5 cánh hoa nhẵn, dính thành ống hình phễu; nhị 5 dính ở phía dưới ống tràng, bầu nhẵn, vòi dạng sợi, đầu nhọn 4 thuỳ hình sợi. Quả nang có vỏ cứng, dai; hạt có rìa mỏm bao quanh, mép cắt khía. Hoa tháng 10-12, quả tháng 12-3.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Cây mọc hoang ở các vùng núi cao ở Hà Giang, Tuyên Giang, Lai Châu, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hoà Bình đến các tỉnh Tây Nguyên. Thu hái rễ quanh năm thường dùng tươi, hoặc phơi khô.
Bộ phận dùng: Lá và ngọn non – Folium et Ramulus Pterocaryae.
Thu hái: Có thể thu hái lá và ngọn non quanh năm.
Chế biến: Thường dùng tươi; cũng có thể dùng lá băm nhỏ nấu thành cao.
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị đắng, cay tính nóng rất độc
Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hoá học
Trong lá, thân và rễ cây chứa tanin và quinon và cả juglon, có nhiều trong lá (0,33%), có ít hơn ở trong rễ (0,17%) và trong thân (0,08%)
Tác dụng dược lý của cây lá ngón
Tác dụng thanh nhiệt, tiêu thũng, bạt độc, giảm đau, sát trùng, chống ngứa nếu dùng đúng cách.
Công dụng của cây lá ngón
Lá đắng, có độc, có tác dụng trừ sâu, sát khuẩn (nước chiết từ lá tươi có tác dụng đối với Staphylococcus aureus và Bacillus subtilis). Lá cơi không hoàn toàn độc đối với cá nhưng độc đối với chuột.
Người ta thường dùng lá giã ra để duốc cá; cũng dùng chữa ghẻ lở bằng cách lấy nước nấu lá để tắm rửa hoặc dùng cao lá để bôi ngày 1-2 lần vào các mụn ghẻ.
Ðược dùng trị 1. Eczema nấm ở chân, ở thân. 2. Ðòn ngã tổn thương, đụng giập; 3. Trĩ, trang nhạc; 4. Ðinh nhọt và viêm mủ da; 5. Phong hủi. Giã cây tươi đắp ngoài, hoặc nấu nước rửa ngoài. Không được dùng uống trong. Còn dùng diệt giòi bọ, sát trùng.
Lưu ý khi sử dụng cây lá ngón
Cây rất độc, chỉ cần ăn 3 lá là đủ chết người. Thường khi bị ngộ độc thì có cảm giác mệt mỏi, Chóng mặt, đau dữ dội ở họng và dạ dày, nhỏ nước dãi, giãn đồng tử giãn cơ, tim đập yếu và hô hấp kém. Có thể dùng mỡ lợn hoặc dầu lạc để uống hoặc dùng dịch chiết của Rau má và Rau muống để làm hồi tỉnh lại.
Xem thêm: Cây hột mát và công dụng của cây hột mát
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!