Cây mồng tơi và 13 bài thuốc chữa xương khớp, táo bón, trĩ, yếu sinh lý, mụn nhọt… hiệu quả

Cây mồng tơi ngoài công dụng làm rau ăn còn là dược liệu chữa bệnh trong Đông y. Vị thuốc này giúp nhuận tràng, chữa táo bón, lợi sữa, chữa di tinh, mộng tinh, giảm mỡ máu và nhiều tác dụng khác.

Thông tin, mô tả về cây mồng tơi
Thông tin, mô tả về cây mồng tơi

Tên gọi khác: Rau mồng tơi, mùng tơi, lạc quỳ

Tên khoa học: Basella alba L

Họ: Mồng tơi ( Basellaceae )

Thông tin, mô tả về cây mồng tơi

1. Đặc điểm thực vật

Cây mồng tơi là một loại thực vật thân leo, có hoa. Thân mập, mọng nước, bên ngoài vỏ nhẵn bóng, màu xanh thẫm hoặc tím. Trong thân chứa nhiều chất nhớt. Khi sống ký sinh trên cây khác, ngọn vươn dài bám vào thân cây và có thể dài đến 10 mét.

Lá mồng tơi màu xanh, dày, hình trái tim hoặc hình trứng. Lá mọng nước, mọc đơn hoặc xen kẽ dọc theo thân cây, có cuống ngắn bám vào thân.

Hoa mọc xen ở các kẽ lá thành bông, sắc trắng hoặc tím đỏ

Quả mồng tơi hình cầu, mọng nước, kích thước nhỏ cỡ 5 – 6mm. Khi quả còn non có màu xanh, lúc chín chuyển sang sắc tím đen.

Rễ chùm, ăn sâu vào lòng đất

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cây mồng tơi mọc hoang ở những khu đất tơi xốp. Nó có nguồn gốc ở các nước Nam Á và các vùng nhiệt đới, ôn đới ở Châu Á, Châu Âu. Ngày nay ở nước ta, cây được trồng rộng rãi ở khắp mọi nơi để làm thực phẩm và cung cấp dược liệu chữa bệnh.

Bộ phận dùng: Toàn cây mồng tơi đều được dùng làm thuốc trị bệnh trong y học cổ truyền

Thu hái: Mồng tơi được thu hái quanh năm.

Chế biến: Thân và lá đem về rửa sạch, thường dùng dạng tươi. Những quả chín sẽ được hái trước, phơi khô lấy hạt.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Cây tính mát, vị ngọt, hơi nhạt. Lá tính mát, vị chua ngọt

Quy kinh: Mồng tơi có khả năng tác động vào 5 kinh gồm: Kinh Tâm, Can, Tiểu tràng, Tỳ, Đại tràng

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hóa học

Trong rau mồng tơi có các thành phần như: Vitamin C, A, PP, B1, B2, Pectin, Saponin, Polysaccharide, Chất nhầy, Tinh bột, Chất đạm, Chất béo, Canxi, Sắt, Tro, Năng lượng, Nước, Folate

Tác dụng dược lý của rau mồng tơi

– Tác dụng rau mồng tơi theo Đông y:

Trong y học cổ truyền, dược liệu mồng tơi có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nhuận tràng, giảm đau, thông tiện. Chủ trị táo bón, ít sữa, tiểu buốt, tiểu rắt, đau mỏi xương khớp.

Toàn cây được y học cổ truyền của Trung Quốc dùng điều trị bệnh lỵ, nhiễm trùng bàng quang, đau ruột thừa, bỏng, gãy xương, tổn thương ngoài da, đại tiện bí kết.

Tại Ấn Độ, lá cây mồng tơi còn được dùng làm thuốc chữa bệnh lậu, mề đay, viêm bao quy đầu. Trong khi đó ở Thái Lan, dược liệu này cũng được dùng để chữa trị một số vấn đề như nấm đốm tròn, nấm lang ben, gàu, bạch biến. Quả dùng làm màu nhuộm thực phẩm.

– Công dụng của rau mồng tơi theo tây y:

Giảm mỡ máu

Hạ Cholesterol trong máu

Chữa mụn nhọt, say nắng

Làm đẹp da

Lợi sữa

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây mồng tơi

Mồng tơi xương khớp, táo bón, trĩ, yếu sinh lý, mụn nhọt
Mồng tơi xương khớp, táo bón, trĩ, yếu sinh lý, mụn nhọt

1. Làm vết thương, tốt cho xương khớp từ cây mồng tơi

Nước cốt từ rau mùng tơi có thể làm mau lành vết bỏng, hầm mùng tơi với chân giò thêm chút rượu để ăn hàng ngày sẽ giúp trị đau nhức xương khớp.

2. Cây mồng tơi trị đại tiện táo bón

Dùng mồng tơi 500g, thêm mắm muối, tương, giấm, nấu thành món canh ăn trong bữa cơm; sau vài ngày đại tiện sẽ thông.

3. Bài thuốc chữa đại tiện xuất huyết kinh niên từ mồng tơi

Rau mồng tơi 30g, gà mái già 1 con (bỏ đầu, chân, nội tạng), hầm lên ăn; sau khi thịt gà chín, mới cho mồng tơi vào, nấu thêm 20 phút là được.

4. Cây mồng tơi chữa tiểu tiện không thông suốt,đái rắt, đái nhỏ giọt

Dùng rau mồng tơi tươi 70 – 100g, sắc nước uống thay trà trong ngày.

5. Chữa chảy máu mũi do huyết nhiệt

Dùng mồng tơi tươi giã nát, dùng bông thấm nước cốt, nhét vào lỗ mũi.

6. Bài thuốc chữa ngực bồn chồn, đầy tức từ cây mồng tơi

Rau mồng tơi 60g, sắc lấy nước đặc, hòa thêm chút rượu trắng vào uống, uống ấm.

7. Chữa yếu sinh lý từ mồng tơi

Rau mồng tơi, rau ngót, rau má, bộ lòng gà hay vịt, nấu canh ăn nóng sẽ giúp trị chứng yếu sinh lý ở nam giới hiệu quả.

8. Cây mùng tơi trị mụn nhọt

Lá mồng tơi đem giã hoặc say nhuyễn (không cho thêm nước), trộn với ít muối đắp lên mụn.

9. Mồng tơi trị say nắng

Giã nát lá mồng tơi đắp vào thái dương và trán. Sau đó dùng vải bó lại để giữ nguyên vị, để bệnh nhân nằm ngủ một giấc dậy sẽ khỏi.

10. Bài thuốc trị tiểu khó từ cây mồng tơi

Giã hoặc xay nhuyễn lá mồng tơi, vắt lấy nước cốt hòa với nước đun sôi để nguội, thêm một ít muối. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng trước khi ăn điểm tâm, còn bã mồng tơi dùng để đắp lên bụng dưới chỗ bọng đái.

11. Chữa bỏng từ mồng tơi

Dùng mồng tơi tươi, giã nát, lấy nước bôi lên chỗ da bị bỏng.

12. Bài thuốc giúp lợi sữa

Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên tốt cho thai phụ…

13. Cây mồng tơi chữa bệnh trĩ

Giã nhuyễn lá mồng tơi đắp vào chỗ bị trĩ.

Lưu ý khi dùng rau mồng tơi chữa bệnh

Khi dùng rau mồng tơi làm thực phẩm hay chữa bệnh, bạn đều phải lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Nên kết hợp mồng tơi chung với các thực phẩm có nguồn gốc động vật để giảm bớt tính lạnh của dược liệu.

Các món ăn bài thuốc từ rau mồng tơi sau khi chế biến xong nên ăn hết trong ngày. Mỗi lần ăn nên hâm nóng lại. Tránh để qua đêm gây biến chất, ngộ độc.

Chọn rau mồng tơi sạch để dùng. Loại rau không bị nhiễm hóa chất thường có thân, lá và ngọn nhỏ, hơi cứng. Ngược lại, rau nhiễm hóa chất thường có thân to mập, ngọn vươn dài, lá bóng và xanh mướt nhìn rất bắt mắt.

Xem thêm: Vọng giang nam và 2 bài thuốc chữa huyết áp, đau đầu hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây hương bài

Cây hương bài và các bài thuốc chữa mụn nhọt, lở ngứa, bệnh tiêu hóa, cảm sốt

Nội dung chínhThông tin, mô tả về cây mồng tơi1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây tỳ giải

Cây tỳ giải và 16 bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, mụn nhọt, sỏi,… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả về cây mồng tơi1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây hương diệp

Cây hương diệp (lá thơm) và 3 bài thuốc trị đau nhức đầu, rửa vết thương, lợi tiểu hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả về cây mồng tơi1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Kiến kỳ nam

Kiến kỳ nam và 3 bài thuốc chữa viêm gan, xương khớp, đau bụng hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả về cây mồng tơi1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Cây kim sương

Cây kim sương và 7 bài thuốc chữa xương khớp, rắn cắn, cảm sốt… hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả về cây mồng tơi1. Đặc điểm thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc