Cây sắn thuyền (lá sắn thuyền) và 4 bài thuốc chữa tiêu chảy, lỵ, làm lành vết thương hiệu quả

Cây sắn thuyền còn gọi với cái tên lá sắn thuyền, sắn xàm thuyền. Đây là vị thuốc Nam quý thường được dùng chữa lành vết thương. Ngoài ra, cây cũng còn được dùng để chữa đi ngoài ra máu, đau bụng.

Thông tin, mô tả cây sắn thuyền
Thông tin, mô tả cây sắn thuyền

Tên gọi khác: Lá sắn thuyền, sắn xàm thuyền

Tên khoa học: Syzygium resinosum (Gagnep) Merr. et Perry (Eugenia resinosa).

Họ: Sim (Myrtaceae)

Thông tin, mô tả cây sắn thuyền

1. Mô tả về cây sắn thuyền

Sắn thuyền là một cây có thân thẳng đứng, hình trụ, có thể cao tới 15m. Cành nhỏ gầy và dài, lúc đầu dẹt sau hình trụ, màu nâu nhạt, nhăn nheo. Lá mọc đối, hai đôi lá gần nhau mọc theo hai hướng thẳng góc với nhau. Lá mọc sum suê, phiến lá hình mác thuôn nhọn ở gốc, nhọn tù ở đỉnh, dài 6-9cm, rộng 20-45cm, đen nhạt ở trên khi khô, mặt dưới nhạt có những điểm hạch hình điểm. Cụm hoa mọc ở kẽ các lá rụng hay chưa rụng, thành chuỳ dài 2-3cm, thưa họp thành nhóm dài 20cm, trục gầy nhỏ, tận cùng bởi ba hoa không có cuống. Nụ hoa hình lê, gần hình cầu dài 3-4mm, rộng 2.5-3mm. Mùa thu ra quả thành từng chùm như chùm vối, khi chín có màu tím đỏ, có vị ngọt, chát chát. Nhân dân ta vẫn dùng vỏ cây để làm xàm thuyền cho nên có tên sắn xàm thuyền. Lá non còn được dùng ăn gỏi.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến

Phân bố: Cây mọc hoang và được trồng ở gần khắp miền Bắc, Hà Nội cũng có, các tỉnh khác như Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình…

Bộ phận dùng: toàn cây

Thu hái: Cây sắn thuyền được thu hái quanh năm, tốt nhất là tháng 5 đến tháng 9

Chế biến: Dùng tươi hoặc phơi khô tán bột

Cây sắn xàm thuyền có vị chát, tính hàn dùng để chữa bệnh
Cây sắn xàm thuyền có vị chát, tính hàn dùng để chữa bệnh

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Vị chát, tính hàn, có tác dụng tiêu viêm, giúp vết thương chóng lành.

Quy kinh: Chưa có nghiên cứu

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát

4. Thành phần hoá học

Chưa thấy tài liệu nghiên cứu. Sơ bộ thấy có tinh dầu, chất nhựa, chất nhầy, tamin.

Tác dụng dược lý của cây sắn thuyền

Dựa vào kinh nghiệm nhân dân dùng lá sắn thuyền đắp lên vết thương, Đỗ Phú Đông, Bùi Như Ngọc và Phan Văn Nông và cộng sự ở bệnh viện hữu nghị Việt Tiệp đã nghiên cứu trong thực nghiệm đã đi tới những kết luận sau đây:

  • Lá sắn thuyền giã nhỏ với muối hoặc không có muối thêm nước, đều có tác dụng ức chế khuẩn như một số thuốc kháng sinh thường dùng đối với chủng Staphylococcus aureus và Pyogenes cũng như với Bacillus proteus.
  • Lá sắn thuyền tươi giã nát đắp lên vết thương thực nghiệm có tác dụng làm se vết thương, chống nhiễm trùng, tổ chức hạt mọc nhanh, toàn trạng con vật thí nghiệm mạnh khoẻ. Bột lá sắn thuyền khô mịn cũng có tác dụng tốt.
  • Tìm khả năng tăng quá trình thực bào đối với viêm của lá sắn thuyền, các tác giả cho rằng lá sắn thuyền có tác dụng động viên nhanh mạnh bạch cầu tới ổ viêm, thúc đẩy nhiều tế bào đơn phân Plaxmoxit, fibrooxit, tế bào sao, lymphooxit… tạo thành kháng thể mạnh hơn nên có tác dụng chống tác nhân gây viêm, kích thích tổ chức hạt, làm vết thương chóng liền.

Bệnh viện hữu nghị Việt-Tiệp đã dùng có kết quả chữa những vết thương nhiễm trùng thông thường, làm cho vết thương chóng khô, bớt nhiễm trùng, tổ chức sẹo có điều kiện phát triển, làm cho vết thương chóng lên da non, đặc biệt dùng lá sắn thuyền chưa có trường hợp nào vết sẹo bị lồi là điều các nhà tạo hình và vá da rất mong muốn.

Lá sắn thuyền có thể chữa tiêu chảy
Lá sắn thuyền có thể chữa tiêu chảy

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sắn thuyền

1. Bài thuốc chữa lành vết thương, làm liền sẹo trên da

Lấy lá tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên vùng da bị tổn thương.

2. Bài thuốc chữa tiêu chảy từ cây sắn xàm thuyền

10gr vỏ sắn thuyền, 8gr củ nâu, 6gr vỏ cây gai, 5gr lá mơ lông. Cho các thảo dược sắc nước uống. Mỗi ngày uống 3 lần.

3. Cây sắn thuyền chữa đau bụng

Lấy lá sắn thuyền chế biến thành món ăn, hoặc nấu nước uống

4. Chữa đau rát cổ họng từ lá sắn thuyền

Lấy lá sắn thuyền sắc nước uống.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh từ cây sắn thuyền. Đây là cây thuốc chữa lành vết thương rất tốt và được ứng dụng trong y học. Tuy nhiên, vì thuốc chưa có nghiên cứu cụ thể nên người dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.

Xem thêm: Cây rong mơ (rau mơ) và 5 bài thuốc chữa lao, cao huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt, ung thư trực tràng, u giáp hiệu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cây điều nhuộm

Cây điều nhuộm và 2 bài thuốc chữa kiết lỵ, sốt hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây sắn thuyền1. Mô tả về cây sắn thuyền2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Thông tin, mô tả cây san sư cô

Cây san sư cô (tam thạch cô) và 1 bài thuốc chữa lỵ, tiêu chảy hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây sắn thuyền1. Mô tả về cây sắn thuyền2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây sắn thuyền1. Mô tả về cây sắn thuyền2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây sắn thuyền1. Mô tả về cây sắn thuyền2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

cây gai dầu

Cây gai dầu (cần sa) và 4 bài thuốc chữa táo bón, động thai, phong độc, kiết lỵ hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây sắn thuyền1. Mô tả về cây sắn thuyền2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái và chế biến3....

Glu Metaherb - Sống khỏe cùng tiểu đường
Thông tin thuốc Phosphalugel trị bệnh dạ dày
Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

17 Bài thuốc từ cây cỏ xước chữa xương khớp (đau lưng, thoát vị), thận hư, thận yếu, lợi tiểu, viêm gan, giảm mỡ máu và những lưu ý khi sử dụng

15 bài thuốc hay từ cây mật gấu giúp điều trị bệnh tiêu hóa, xương khớp, gan, tiểu đường, hỗ trợ điều trị ung thư

Cây lá lốt với 18 Bài thuốc trị xương khớp, thoát vị đĩa đệm, bệnh gout, tiêu hóa (tiêu chảy, kiết lỵ…), da liễu và một số bệnh phụ khoa

23 bài thuốc từ Nha đam (Lô hội) chữa bệnh da liễu, bệnh tiêu hoá, phụ khoa và làm đẹp vô cùng hiệu quả

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) với 32 bài thuốc chữa bệnh tiêu hóa (chảy máu dạ dày, gan nhiễm mỡ), bệnh phụ khoa (rong kinh, ngứa âm đạo), giúp bổ huyết, trị thận suy

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp