Bài thuốc cây xương rồng chữa bệnh xương khớp hiệu quả như thế nào?
Nội dung chính
Sử dụng cây xương rồng chữa bệnh xương khớp như thế nào? Phương pháp này có thực sự an toàn và hiệu quả hay không? Cùng khám phá ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Xương rồng hay còn được biết đến với cái tên bá vương tiên hoặc hóa ương lặc đang là loài cây được sử dụng rộng rãi trong dân gian như một phương pháp chữa bệnh xương khớp nhanh, an toàn và hiệu quả. Vậy xương rồng có công dụng trị bệnh xương khớp thật không? Và đâu là cách sử dụng xương rồng chữa bệnh tốt nhất? Câu trả lời sẽ được bật mí ngay sau đây.
Vì sao cây xương rồng có khả năng chữa bệnh xương khớp?
Xương rồng trong khoa học có tên là Euphorbia antiquorum M. Đây là loài cây rất dễ trồng, dễ chăm sóc nhờ khả năng thích nghi với môi trường nhanh cũng như sở hữu sức sống mãnh liệt.
Ước tính trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 2000 loại xương rồng nhưng dùng để chữa bệnh phổ biến nhất trong dân gian thì chỉ có hai loại là xương rồng bẹ và xương rồng 3 chia. Theo Đông Y, đây là hai loại chuyên biệt thường dùng để trị các chứng đau bụng, nhiễm trùng, táo bón hoặc các bệnh liên quan đến xương khớp bởi chúng có tính hàn, vị đắng với tác dụng thanh nhiệt, tiêu trùng, giải độc, tiêu viêm, giảm đau.
Xét theo góc độ y học hiện đại, xương rồng cũng được chứng minh là loài cây mang đến không ít lợi ích đáng kể cho sức khỏe. Nghiên cứu cho thấy, trong xương rồng chứa rất nhiều hoạt chất tốt như friedelan-3a-ol, taraxerol, tartric, acid citric, euphorbol,… Đặc biệt là friedelan-3a-ol, chất này được cho là có tác dụng chống viêm cực mạnh. Do đó, việc sử dụng cây xương rồng để chữa bệnh xương khớp về mặt dân gian hay xét theo góc độ y học đều hoàn toàn có cơ sở và có thể tin tưởng.
Bài thuốc chữa bệnh xương khớp từ cây xương rồng
Với xương rồng, người bệnh có thể phối hợp và điều chế thành vô số các bài thuốc khác nhau để giảm đau, chữa bệnh xương khớp. Sau đây là một số cách đang được sử dụng phổ biến cũng như cho là hiệu quả nhất, giúp nâng cao khả năng hồi phục xương khớp mà bạn có thể tham khảo:
1. Đắp bẹ xương rồng
Xương rồng bẹ được cho là loại xương rồng không chứa độc và cực kỳ an toàn cho sức khỏe. Quan trọng hơn nữa, chúng có tác dụng giảm đau, tiêu viêm rất tốt. Vì thế, loại cây này vẫn được nhiều người sử dụng như một bài thuốc đơn giản mà hiệu quả để chữa các bệnh về xương khớp.
Điều chế bài thuốc như sau:
Nguyên liệu
- 2 – 3 bẹ xương rồng tươi
- Muối ăn
Cách thực hiện
- Sử dụng kéo hoặc kìm để loại bỏ hết phần gai của xương rồng. Sau đó tiến hành rửa sạch và ngâm cùng một chút muối ăn để khử bớt các chất độc hại.
- Vớt xương rồng, để cho ráo nước.
- Khi đã ráo, cho bẹ xương rồng lên bếp than hơ trong khoảng 5 phút để nóng đều cả hai mặt.
- Tiếp theo, bọc xương rồng đã hơ vào một chiếc khăn mỏng, chườm nhẹ lên vùng xương khớp bị đau.
- Đắp xương rồng trong khoảng 5 – 10 phút, khi xương rồng hết nóng thì lại cho vào bếp nướng lại hoặc thay bằng bẹ khác.
Với phương pháp này, người bệnh nên duy trì đều đặn mỗi ngày, áp dụng liên tục từ 1 – 2 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
2. Xương rồng ba chia kết hợp muối hạt
Trong trường hợp không tìm được xương rồng bẹ, bạn có thể thay thế bằng xương rồng ba chia cũng đem lại hiệu quả giảm đau và hồi phục xương khớp tương tự. Tuy nhiên, đối với xương rồng ba chia cách làm sẽ phức tạp hơn một chút. Bạn cần chuẩn bị
Nguyên liệu
- 2 – 3 nhánh xương rồng ba chia
- Một nắm muối hạt
Cách thực hiện
- Loại bỏ hết gai trên cạnh xương rồng. Sau đó rửa qua nước sạch và ngâm lại với nước muối.
- Đập dập xương rồng cùng muối hạt.
- Cho hỗn hợp trên vào chảo để sao nóng trong khoảng thời gian 1 phút.
- Tắt bếp, đổ nguyên liệu trên vào một chiếc khăn mỏng và đắp trực tiếp lên vùng xương khớp bị đau. Tuy nhiên, với bước này cần lưu ý, tránh để nhiệt độ hỗn hợp nóng quá, dễ gây tổn thương da.
Phương pháp này cũng nên được duy trì đều đặn mỗi ngày để cho kết quả tốt nhất.
3. Xương rồng kết hợp cúc tần, ngải cứu, dây tơ hồng
Để tăng hiệu quả chữa bệnh, bạn cũng có thể kết hợp xương rồng cùng với cúc tần, ngải cứu và dây tơ hồng. Đây cũng là những vị thuốc rất phổ biến và có tác dụng đáng kể trong việc chữa trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Cách điều chế bài thuốc như sau:
Nguyên liệu
- 2 – 3 bẹ xương rồng
- Ngải cứu, cúc tần, dây tơ hồng (mỗi loại một nắm)
Cách thực hiện
- Loại bỏ hết phần gai trên cạnh xương rồng. Sau đó rửa lại với nước sạch và ngâm với nước muối loãng.
- Ngải cứu, cúc tần, dây tơ hồng loại bỏ lá úa và rửa sạch với nước.
- Cho tất cả nguyên liệu trên vào chảo, sau đó sao nóng.
- Đắp trực tiếp hỗn hợp lên vùng gai cột sống từ 5 – 10 phút, áp dụng liên tục trong khoảng 10 ngày sẽ giảm đau rõ rệt.
Ngoài các cách trên, người bệnh cũng có thể sử dụng xương rồng để chế biến thành món ăn điều trị đau xương khớp hiệu quả như: xương rồng nấu cá lóc, xương rồng luộc,… Tuy nhiên, phương pháp này hơi “kén” người vì vị của xương rồng không dễ ăn chút nào.
Một số lưu ý để chữa bệnh xương khớp hiệu quả nhất
Các bài thuốc dân gian thường không mang lại hiệu quả tức thì mà phát huy công dụng từ từ nhưng bù lại chúng rất an toàn và thường không có tác dụng phụ. Với xương rồng cũng vậy, sử dụng loại cây này để chữa bệnh xương khớp bạn cần kiên trì thực hiện đều đặn để có kết quả tốt nhất. Ngoài ra, người bệnh cũng nên lưu ý một vài điều sau để tránh những tác dụng không mong muốn cũng như phát huy hiệu quả tốt nhất từ cây xương rồng:
- Cẩn thận khi sơ chế và sử dụng xương rồng vì trong nhựa cây có độc tố, có thể gây viêm da hoặc ngộ độc.
- Không nên lạm dụng xương rồng quá mức, chỉ nên dùng đúng liều lượng kết hợp với lộ trình cụ thể.
- Xương rồng có rất nhiều loại nên cần hết sức cẩn thận trong việc lựa chọn cũng như sử dụng để chữa bệnh.
- Nếu đã chế biến xương rồng, không nên để qua đêm, cần sử dụng hết trong ngày để đảm bảo tinh chất không bị biến mất.
- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cũng như phát huy được công dụng tối đa của cây xương rồng trong việc điều trị bệnh xương khớp.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp cùng việc luyện tập thể dục thể thao và các bài tập phù hợp để ngăn ngừa tái phát và rút ngắn thời gian điều trị.
Như vậy, qua bài viết trên, chắc hẳn các bạn đã biết sử dụng cây xương rồng chữa bệnh xương khớp như thế nào cho an toàn và hiệu quả. Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, người bệnh có thể biết thêm được một phương pháp điều trị bệnh xương khớp an toàn, hiệu quả cũng như giảm thiểu được những triệu chứng đau nhức, khó chịu do bệnh gây ra.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!