Bài thuốc trị xương khớp tại nhà đơn giản mà hiệu quả nhanh chóng
Nội dung chính
Tìm hiểu ngay các cách trị xương khớp tại nhà cực kỳ đơn giản, hiệu quả mà lại không hề gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào cho người sử dụng!
Đau nhức xương khớp không chỉ gây nên các cơn đau âm ỉ, kéo dài mà trên hết nó còn làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh. Căn bệnh này hiện chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, bạn có thể thử áp dụng các cách trị xương khớp tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả dưới đây. Đảm bảo, chỉ sau 2 – 3 lần sử dụng, mọi cơn đau sẽ bị “đập tan” đồng thời tình trạng bệnh cũng được cải thiện rõ rệt.
Nguyên nhân và biểu hiện của người bị đau xương khớp
1. Nguyên nhân
Đau nhức xương khớp là một trong những bệnh tổn thương ở các khớp xương. Bệnh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân chẳng hạn như:
- Do viêm khớp: Đây được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra tình trạng đau xương khớp. Viêm khớp có hai dạng chính là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Trong đó, viêm xương khớp có thể ảnh hưởng đến lớp đệm của sụn khớp. Còn đối với viêm khớp dạng thấp, phần màng che phủ khớp là nơi đầu tiên bị ảnh hưởng, sau đó nó sẽ lan đến những khớp xung quanh.
- Do tuổi tác: Sự lão hóa chính là nguyên nhân khiến các khớp, sụn bị suy giảm hơn là tái tạo. Khi lớp sụn mỏng dần, chất nhờn ở đầu xương khớp cũng theo đó mất đi khiến hai đầu xương cọ xát vào nhau và gây nên tình trạng đau đớn.
- Do bệnh gút: Gút là một bệnh rối loạn chuyển hóa do nồng độ axit uric quá cao. Khi cơ thể thừa đạm sẽ làm gia tăng axit uric, chúng lắng đọng lại thành tinh thể muối urat sắc nhọn và là thủ phạm gây viêm nhiễm, đau dữ dội ở các khớp.
- Do lao động nặng thường xuyên: Làm việc nặng thường xuyên sẽ tăng áp lực lên các khớp, từ đó phần xương dưới sụn nhanh chóng tổn thương và gây ra đau đớn.
- Do béo phì thừa cân: Béo phì khiến cho các khớp xương phải chịu trọng lượng cơ thể rất lớn, có thể là nguyên nhân gây viêm khớp. Hoặc nhẹ thì cũng là tổn thương, thoái hóa khớp.
Ngoài các nguyên nhân trên, bệnh đau nhức xương khớp cũng có thể do một số bệnh lý liên quan gây ra.
2. Biểu hiện
Bệnh đau xương khớp có nhiều biểu hiện :
- Ttriệu chứng sớm nhất thường thấy là những cơn đau âm ỉ, kéo dài ở các khớp từ nhẹ đến nặng, tăng dần khi người bệnh vận động.
- Các khớp đau, sưng cứng, vùng da xung quanh tấy đỏ.
- Cử động bị hạn chế hoặc không thể co duỗi.
- Khi vận động khớp chân, cảm thấy có tiếng lạo xạo ở bên trong kèm cảm giác đau nhức.
Cách trị xương khớp tại nhà bằng thảo dược
Điều trị bệnh xương khớp bằng thuốc Tây y thường tốn kém cũng như tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Chính vì thế, ngày càng nhiều người lựa chọn trị xương khớp tại nhà bằng thảo dược như một giải pháp hữu hiệu vừa tiết kiệm thời gian, chi phí lại vừa tương đối an toàn và lành tính. Dưới đây là một số loại thảo dược đặc trị bệnh đau nhức xương khớp hiệu quả theo Đông y mà bạn có thể tham khảo:
1. Trị xương khớp tại nhà bằng nha đam
Nha đam có đặc tính kháng viêm và chữa lành vết thương rất tốt. Không chỉ thế, nó còn rất giàu vitamin và khoáng chất thiết yếu có lợi cho cơ thể. Do đó, người bệnh có thể tận dụng loại thảo dược này để giảm bớt các cơn đau xương khớp.
Cách điều chế nha đam đơn giản nhất để trị xương khớp tại nhà đó là kết hợp nha đam với tinh dầu bạc hà. Cách thực hiện như sau:
Nguyên liệu
- 2 thìa gel nha đam
- 8 – 10 giọt tinh dầu bạc hà
Thực hiện
- Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị sẵn.
- Thoa đều hỗn hợp trên lên vùng khớp đau nhức rồi mát xa nhẹ nhàng.
- Sau 10 phút thì rửa lại bằng nước.
- Thực hiện 1 lần/ngày sẽ thấy các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng nha đam để ép lấy nước uống, Phương pháp này cũng mang lại hiệu quả tương đương.
2. Trị xương khớp tại nhà bằng đỗ đen và thài lài
Cỏ thài lài vốn có tính hàn, vị ngọt nhẹ. Trong Đông y, nó được dùng để giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, giảm sưng viêm nên rất phù hợp để chữa bệnh đau nhức xương khớp. Thực hiện bài thuốc trị đau xương khớp từ cỏ thài lài và đỗ đen như sau:
Nguyên liệu
- Thài lài: 15g
- Đỗ đen: 50g
Cách thực hiện
- Thài lài rửa sạch để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất sau đó để ráo nước.
- Đối với đỗ đen, loại bỏ hết các hạt hỏng, sau đó rửa sạch với nước.
- Cho tất cả các nguyên liệu trên vào nồi đun với 600ml cho đến khi còn khoảng 200 – 300ml nữa thì dừng lại.
- Chắt thuốc ra và uống khi còn nóng. Mỗi ngày uống 3 lần, liên tục trong 7 – 10 ngày.
- Bài thuốc này không nên áp dụng đối với những người có tỳ vị hư hàn.
3. Trị xương khớp tại nhà bằng cây chó đẻ
Chó đẻ là loại thảo dược thiên nhiên rất tốt cho những người bị tê bì chân tay hay đau nhức khớp gối. Việc sử dụng cây chó đẻ để làm thuốc cũng rất đơn giản như sau:
Nguyên liệu
- Lá chó đẻ: 30g
- Rượu gạo nóng
Cách thực hiện
- Rửa sạch cây chó đẻ để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất.
- Cho vào nồi, đổ thêm một chút rượu trắng và đun sôi.
- Đỗ hỗn hợp vừa nấu ra một chiếc khăn mỏng và chườm trực tiếp vào chỗ sưng đau.
- Áp dụng hàng ngày, liên tục trong 2 – 3 tuần giúp giảm đau hiệu quả.
- Phụ nữ có thai và cho bú, người có huyết áp thấp, bị tổn thương chức năng gan không nên sử dụng bài thuốc này.
4. Trị xương khớp tại nhà bằng lá lốt
Lá lốt là loài cây rất quen thuộc trong dân gian dùng để làm gia vị hay thêm vào các món ăn. Nhưng trong Đông y nó lại là vị thuốc cực quý để đặc trị các bệnh liên quan đến xương khớp. Bài thuốc trị xương khớp bằng lá lốt như sau:
Nguyên liệu
- Lá lốt
Cách thực hiện
- Rửa sạch lá lốt, đem thái mỏng rồi phơi khô trong bóng râm.
- Sắc lá lốt với nước trong khoảng 30 phút.
- Dùng rây, vải sạch lọc lấy nước, uống hàng ngày sau bữa ăn tối
Cách chữa bệnh xương khớp tại nhà bằng luyện tập
Bên cạnh việc dùng thảo dược, người bệnh cũng có thể kết hợp thực hiện các bài tập giúp giảm đau nhức xương khớp để mang lại hiệu quả lâu dài. Một số bài tập đặc trị, tốt cho xương khớp bạn có thể tham khảo và áp dụng đó là:
1. Bài tập đứng tay đơn kéo chân
Bài tập có tác dụng thư giãn phần đùi và giúp các khớp gối trơn tru, linh hoạt hơn.
- Chuẩn bị ở tư thế đứng rộng chân hơn vai.
- Cong đầu gối phải, giữ bàn chân bằng tay phải rồi đưa dần dần lòng bàn chân về phía mông đến khi gót chân càng gần mông càng tốt.
- Giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây rồi đổi sang chân trái
- Nên áp dụng bài tập 3 lần/ ngày.
2. Bài tập ngồi nâng chân đơn
Bài tập tác động trực tiếp lên các khớp gối giúp các khớp này dẻo dai, linh hoạt hơn đồng thời giảm đau nhức.
- Chuẩn bị ở tư thế ngồi thẳng lưng trên ghế.
- Từ từ nâng chân phải cho tới khi song song với sàn nhà sau đó giữ nguyên tư thế trong vòng 30 giây.
- Lặp lại động tác với chân trái.
- Nên áp dụng bài tập này mỗi ngày hai đợt, mỗi đợt 10 lần.
3. Bài tập kéo dài chân
Thực hiện bài tập giúp xoa dịu cơn đau ở khớp hông và đầu gối đồng thời vùng bắp chân và đùi được thư giãn.
- Chuẩn bị ở tư thế ngồi thẳng, 2 chân duỗi thẳng trên mặt phẳng.
- Từ từ uốn cong một đầu gối về phía trước ngực rồi duỗi chân dọc sàn cho đến khi chân bạn thẳng ra. Giữ nguyên tư thế trong vòng 5 giây.
- Lặp lại mỗi bên 10 lần.
4. Bài tập đi bộ bằng ngón chân
Bài tập có tác dụng giúp các khớp ngón chân trở nên linh hoạt và chắc khỏe hơn.
- Chuẩn bị ở tư thế đứng thẳng.
- Nhón gót chân lên là đi bộ bằng các đầu ngón chân với tốc độ nhanh khoảng 5 – 10 phút.
5. Bài tập xoay cổ chân
Đây là bài tập khớp cổ chân giảm căng cứng và dẻo dai, trơn tru hơn.
- Chuẩn bị ở tư thế ngồi hoặc đứng đều được.
- Nâng chân từ từ khỏi mặt sàn và xoay khớp cổ chân cùng chiều đồng hồ 10 lần.
- Lặp lại động tác với chiều còn lại.
Như vậy là bài viết trên đã mang đến cho bạn hai cách trị xương khớp tại nhà cực kỳ đơn giản mà lại hiệu quả và không gây ra bất kỳ tác dụng phụ. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ, người bệnh có thể tìm được cho mình một giải pháp phù hợp để đẩy lùi bệnh đau nhức xương khớp và sống vui khỏe mỗi ngày.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!