Đại phúc bì và 4 bài thuốc chữa phù thũng, thủy trường, chảy nước mũi, cước khí phù thũng hiệu quả
Nội dung chính
Đại phúc bì hay còn được gọi với nhiều tên khác như đại phúc tân lang, trư tân lang, phúc bì, thảo đông sàng…. Đây là vị thuốc quý trong đông y. Từ lâu, đại phúc bì đã được dùng chữa phù thũng, thủy trường, chảy nước mũi, cước khí phù thũng.
Tên gọi khác: Đại phúc tân lang (Đồ Kinh Bản Thảo), Trư tân lang (Bản Thảo Cương Mục), Phúc bì, Thảo đông sàng (Hòa Hán Dược Khảo), Đại phúc nhung (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
Tên khoa học: Pericarpium Arecae.
Họ: Cau (Arecaceae)
Thông tin, mô tả cây đại phúc bì
1. Mô tả thực vật
Đại phúc bì là vỏ ngoài và vỏ giữa phơi khô của trái cau, có nơi dùng miếng mo cau phơi khô cũng gọi là Đại phúc bì. Cây cao, có tên khoa học Areca catechu Linn, thuộc họ Arecaceae. Cây có thân trụ thẳng đứng, đường kính 10- 15. Toàn thân không có lá, chỉ có vế lá đã rụng. Ở ngọn có một chùm lá rộng to, xẻ lông chim, hoa cái to hơn. Quả hạch, hình trứng. Hạt hơi hình nón cụt.
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, bào chế
Phân bố: Thường được trồng ở vườn khắp nơi trong nước.
Bộ phận dùng: Vỏ quả là vỏ ngoài và vỏ giữa phơi khô của quả cau. Vỏ ngoài màu xanh vàng, có nhiều xơ xốp, mềm, gai.
Thu hái, sơ chế: Quả già thu hái, bóc lấy hạt để riêng để làm vị thuốc khác.
Bào chế:
- Rửa sạch ủ mềm một đêm, xé tơi ra, phơi hoặc sấy khô, tới độ ẩm dưới 13%.
- Tẩm rượu sao (tùy theo đơn).
- Nấu bằng cao đặc.
- Trước tiên rửa rượu, rửa qua nước đậu đen phơi khô lùi vào tro nóng, xắt nhỏ.
- Rửa sạch bằng rượu, rồi rửa nước đậu Nành, rửa lại phơi khô, sao khô, xắt ra dùng Thiên Kim Phương).
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Vị cay, tính ấm.
Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị.
Bảo quản: Để nơi khô ráo, thỉnh thoảng xông Lưu huỳnh, đề phòng mối mọt.
Tác dụng dược lý của cây đại phúc bì
Trị bụng trướng đầy, tiêu chảy, chân sưng phù, tiểu khó.
Các bài thuốc chữa bệnh của cây đại phúc bì
1. Đại phúc bì trị cước khí phù thũng
Đại phúc bì 9g, Mộc qua 9g, Tử tô tử 6g, Tân lang 9g, Kinh giới tuệ 6g, Ô dước 6g, Trần bì 6g, Tử tô diệp 6g, Lai phục tử 9g, Trầm hương 5 phân, Tang bạch bì 3 chỉ, Chỉ xác 6g, Sinh khương 6g sắc uống (Đại Phúc Bì Tán – Lâm Sàng Thực Dụng Trung Dược Học).).
2. Bài thuốc trị rò chảy nước mũi từ đại phúc bì
Đại phúc bì sắc lấy nước rửa (Trực Chỉ Phương).
3. Cách trị phù thũng từ đại phúc bì
Đại phúc bì, Bạch truật, Phục linh, Xa tiền tử, Mộc qua, Tang bạch bì, Ngũ gia bì, Trư linh, Trạch tả, Ý dĩ nhân, Lễ ngư, các vị bằng nhau, nếu suy nhược quá thêm Nhân sâm (Kinh Nghiệm Dân Gian).
4. Trị thủy trướng ứ nước bí đầy và có thai phù thũng
Dùng vỏ quả cau, vỏ cây chân chim, vỏ Khủ khởi (Địa cốt bì) vỏ gừng sống, mỗi thứ 6g sắc uống (Kinh Nghiệm Dân Gian).
Lưu ý khi dùng cây đại phúc bì chữa bệnh
Phân biệt: Ngoài ra Đại phúc bì, người ta còn lấy từ những cây sau:
- Cây Sơn binh lang, còn gọi là Cau rừng hay Cau dại (Pinanga baviensis O. Becc), đó là cây cao 2-6m mọc thành bụi có nhiều viết sẹo của cuống lá đã rụng. Lá tập trung ở ngọn, Hoa vàng nhạt. Quả hình trứng, dài, khi chín màu vàng. Ở Thanh Hóa, Nghệ An cây có thể trồng để làm cảnh.
- Cây Cau rừng (Areca laosensis O.Becc), đó là cây thân trụ mọc thẳng đứng đơn độc, cao 2 – 6m, có đốt đều đặn, cách xa nhau 8 – 10cm, lá dài 1m, dạng kép lông chim, các lá chét xếp vào rất sát nhau, không đều hình cong liềm, mép hơi có răng, Có quả vào tháng 11-12. Cây mọc hoang trong rừng thứ sinh ẩm của Việt Nam.
Cũng có nơi dùng bẹ bọc buồng cau (gọi là Lưỡi mèo) cho đó là Đại phúc bì, xắt nhỏ sao rồi sắc uống có tác dụng trị phù thũng, an thai tốt.
Xem thêm: Cây cau (tân lang, binh lang) và 9 bài thuốc chữa giun sán, mụn nhọt, sốt, sinh lý nam giới
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!