Cây sổ và 2 bài thuốc chữa đái dầm, ngộ độc thức ăn, đau bụng, ho, phù thũng, sốt hiệu quả
Nội dung chính
Cây sổ ngoài là loài cây ăn quả, các bộ phận khác của cây còn được dùng làm thuốc. Từ lâu, cây sổ được biết đến với bài thuốc giải độc và chữa các triệu chứng bệnh như đầy bụng, chữa ho, sốt hoặc phù thũng.
Tên gọi khác: Thiều biêu, cây sổ bà, ma sản (tiếng Thái)
Tên khoa học: Dillenia indica L
Họ: Sổ (Dilleniaceae)
Thông tin, mô tả cây sổ
1. Đặc điểm thực vật
Sổ bà là loại cây có tán lá tròn cao, có chiều cao khoảng 15 – 20 m. Vỏ thân thường xù xì, tróc từng mảng và có màu đỏ hồng. Cành cây hình trụ, thường được phủ bởi một lớp lông. Lá cây to, hình mác hoặc thuôn dài, mọc so le. Lá có chiều rộng 1 – 10 cm và dài 1.5 – 3 cm. Mặt dưới lá có gân phụ nổi rõ và được phủ đầy lông. Cuống lá dài 3 – 5 cm và có lông bao phủ, đồng thời có rãnh.
Hoa sổ bà thường mọc từ tháng 3 – 5. Hoa màu trắng, mọc đơn độc ở kẽ lá có cuống mập. Hoa lớn có đường kính khoảng 10 cm với đầi có 5 bản dai và dày. Tràng hoa có 5 cánh lớn hơn đài. Quả sổ mang đài tồn tại, có đường kính 10 cm. Quả sổ thường kết quả vào tháng 8 – 10. Quả sống có màu xanh và khi chính ngả thành vàng. Quả có vị chua, thường được người dân vùng núi phía Bắc sử dụng để ăn sống, làm mứt hoặc nấu canh. + Phân bố
2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Phân bố: Sổ bà là loại cây mọc hoang, mọc nhiều ở khu vực Tây Bắc của nước ta. Có thể tìm thấy dược liệu này ở các bờ suối và khe nước của các tỉnh như Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Cạn, Hòa Bình, Cao Bằng,… Trên thế giới, sổ bà phân bố chủ yếu ở các nước thuộc khu vực Đông Nam Á như Nam Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và một số nước khác.
Bộ phận dùng: Quả sổ và lá
Thu hái: Lá được thu hái quanh năm, còn quả vào tháng 8 – 10
Chế biến: Lá sổ sau khi thu hoạch được đem đi phơi hoặc sấy khô. Còn quả có thể dùng sống hoặc làm mứt
3. Tính vị, quy kinh, bảo quản
Tính vị: Tính bình, vị chua và hơi chát
Quy kinh: Chưa có nghiên cứu
Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát
4. Thành phần hóa học
Vỏ và lá cây sổ bà chứa nhiều hoạt chất tanin. Cụ thể, lá chứa 9% và vỏ cây chứa 10%. Ngoài ra, lá cây còn chứa nhiều thành phần khác nhau như 0,51% acid malic, 2,92% glucose,…
Theo Đông y, quả cây sổ có tác dụng giải khát, còn lá giúp giải độc trị ho, thu liễm và phù thũng. Ngoài lá, dược liệu này còn có công dụng nhuận tràng, chữa sốt, đái dầm và điều trị ngộ độc thức ăn.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây sổ
1. Cây sổ điều trị chứng đái dầm và ngộ độc thức ăn
Sử dụng 30 – 40 gram lá cây sổ tươi đem rửa sạch, để ráo và giã nát. Sau đó gạn lấy nước, chia làm 2 lần và uống trong ngày. Kiên trì uống 5 – 7 ngày giúp cải thiện triệu chứng đái dầm. Bên cạnh đó, uống nước sắc lá sổ giúp giảm cơn đau dạ dày do ngộ độc thức ăn. Tuy nhiên, trong trường hợp ngộ độc thức ăn ở mức độ nặng, sau khi cho uống nước thuốc, người nhà nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện để bác sĩ làm sạch ruột.
2. Bài thuốc trị chứng đau bụng, ho, phù thũng hoặc sốt từ cây sổ
Người bệnh sử dụng 8 – 16 gram lá sổ khô đem sắc chung với 400 ml nước. Khi nước thuốc cạn còn 100 ml, tắt bếp và lọc thuốc uống. Bên cạnh đó, người bệnh có thể nấu thuốc thành cao và để dành dùng dần.
Những thông tin về cây sổ trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm về tác dụng cũng như cách dùng, bệnh nhân vui lòng liên hệ thầy thuốc để được hướng dẫn cụ thể.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!