Cây cau (tân lang, binh lang) và 9 bài thuốc chữa giun sán, mụn nhọt, sốt, sinh lý nam giới

Cây cau còn được gọi bằng cái tên như binh lang, tân lang là vị thuốc được dùng phổ biến trong nhân dân. Cau có vị đắng, chát, cay, tính ôn, đi vào kinh đại tràng, tỳ vị, có khả năng trị giun, thông tiểu tiện. Cây có thể dùng chữa mụn nhọt, táo bón, sinh lý nam giới.

Thông tin, mô tả cây cau
Thông tin, mô tả cây cau

Tên gọi khác: Binh lang, Tân lang, Đại phúc tử

Tên khoa học: Semen Arecae Catechu hoặc Areca catechu L

Họ: Cau dừa (Palmac)

Thông tin, mô tả cây cau

1. Mô tả thực vật

Cau có thân mọc thẳng, cao từ 15  -20 cm, đường kính từ 10 – 15 cm. Thân cây không có lá mà có nhiều đốt, mỗi đốt cách nhau 10 – 20 cm. Lá cây mọc ở ngọn, tỏa thành chùm rộng được gắn kết bởi nhiều bẹ to. Hoa cau có màu trắng, mùi thơm. Quả cau có màu xanh, vị chát, mọc thành buồng.

2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến

Phân bố: Cau được trồng nhiều nơi ở Việt Nam như Thanh Hóa, Thừa thiên- Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hải Phòng…

Bộ phận dùng: Hạt cau, rễ cau

Thu hái: Mùa thu hoạch cau thường rơi vào tháng 9 – tháng 12 (không kể loại cau tứ thời). Rễ cau thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất vào những năm tuổi đầu.

Chế biến: Cau sau khi được hái xuống róc bỏ phần vỏ già bên ngoài, thu lấy phần hạt bên trong rồi đem sấy cho thật khô. Ngâm với nước cho mềm, sau đó cạo bỏ phần dưới đáy rồi thái nhỏ (theo Lôi Công Bào Chích Luận). Rễ cau lấy về cạo vỏ, rửa sạch, phơi khô.

3. Tính vị, quy kinh, bảo quản

Tính vị: Cau có vị chát, đắng, cay, tính ôn. Theo y thư cổ: Vị cay ôn, không độc (theo Biệt lục). Vị đắng, cay, ôn, sáp không độc (theo Bản thảo cương mục). Vị cay, đắng, ôn (theo Bản thảo cầu chân).

Quy kinh: Cau quy vào hai kinh Đại trường và Vị. Theo y thư cổ: Vào kinh Vị đại tràng (theo Lôi công bào chế dược tính giải); Vào kinh thủ thái âm, túc dương minh kinh, dương minh (theo Bản thảo hội ngôn); Vào Tỳ vị đại tràng phế (theo Bản thảo tân biên).

Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát, trong hộp kín. Khi bị mối mọt, có thể sấy với hơi diêm sinh.

4. Thành phần hóa học

Hạt cau có chứa các thành phần hóa học chính là: tanin (khoảng 70%), hàm lượng trên có thể giảm xuống còn 15 – 20% khi chín. Ngoài ra, trong cau còn có các thành phần như: Myristin, laurin, olein, sacaroza, nanman, galactan, muối vô cơ.

Hạt cau có thể dùng chữa mụn nhọt, giun sán
Hạt cau có thể dùng chữa mụn nhọt, giun sán, sốt

Tác dụng dược lý của cây cau

Theo nghiên cứu của y học hiện đại:

Nguyên liệu từ cây cau được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý sau:

  • Chống đột quỵ
  • Diệt khuẩn khoang miệng, ngừa sau răng
  • Cải thiên chứng tâm thần phân liệt
  • Trị khô miệng
  • Ngừa chứng thiếu máu
  • Cải thiện hệ thần kinh và kiểm soát cơ bắp cho bệnh nhân não.
  • Điều trị giun: giun đũa, giun kim, các loại sán dây…
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường
  • Chống buồn nôn
  • Chống trồng cảm, giảm căng thẳng.

Theo y học cổ truyền: Cau có tác dụng dược lý: hành thủy, tiêu hóa, sát trùng hạ khí.

  • Theo Danh y biệt lục: chủ tiêu cốc trục thủy, sát tam trùng, trừ đàm tích, liêu bạch thốn.
  • Theo Dược tính bản thảo: lục phủ ủng trệ, tuyên lợi ngũ tạng, phá kiên mãn khí, trị tâm thống, hạ thủy thũng, phong huyết tích tụ.
  • Theo Cước khí luận: thủy khí phù thũng, cước khí ủng độc.
  • Theo Bản thảo cương mục: trị tả lị, tâm phúc chư thống, mót rặn (hậu trọng), đại tiểu tiện khí bí, liệu chư ngược, đàm khí suyễn cấp, ngự chướng lệ (trị sốt rét, phòng khí độc gây bệnh dịch).

Các bài thuốc trị giun sán từ cây cau

1. Bài thuốc trị sán từ cây tân lang

Bài thuốc 1: 30 gam Binh lang (cắt lát) sắc với nước, 30 gam Nam qua tử tán nhỏ thành bột. Trộn bột với thuốc sắc rồi dùng.

Bài thuốc 2: Chuẩn bị 60 gam binh lang, 1 kg sơn tra tươi (nếu dùng cho trẻ em giảm lượng thuốc đi một nửa). Sơn tra bỏ nhân, bắt đầu ăn từ 3 giờ chiếu đến 10 giờ tối, tối nhịn ăn. Vào sáng hôm sau, uống 1 chén nước sắc binh lang. Khi buồn tiêu, cố nhịn trong khoảng 15 phút, sau đó đi tiêu rồi rửa sạch hậu môn bằng nước nóng cho hết sán.

2. Bài thuốc trị giun kim từ cây cau

Sắc uống 15 gam Binh lang, Thạch lựu bì, 10 gam Nam qua tử. Dùng thuốc trước khi đi ngủ.

3. Cây cau chữa sán lá

Sắc uống 15 gam binh lang, 10 gam ô mai, 54 gam cam thảo, dùng vào buổi sáng sớm, khi bụng đang đói.

Rễ cau có thể dùng chữa bệnh sinh lý nam giới
Rễ cau có thể dùng chữa bệnh sinh lý nam giới

Các bài thuốc chữa sinh lý nam từ cây cau

1. Bài thuốc chữa liệt dương, xuất tinh sớm từ rễ cau

Bài thuốc 1: 20 – 30 gram rễ non của cây cau. Sau khi thu hái, mang rễ cau rửa sạch và để ráo nước. Dùng dao thái nhỏ rễ cau. Cho rễ cau vào chảo và thực hiện sao vàng. Cho lượng rễ cau đã sao vào nồi cùng với 400ml nước lọc. Khi nước thuốc còn lại 100ml, tắt bếp. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày

Bài thuốc 2: Lấy 1kg rễ cau non, 5 lít rượu trắng 35 – 40 độ. Sau khi thu hái, mang cả rễ cau non rửa sạch và để ráo nước. Dùng dao thái nhỏ rễ cau. Phơi rễ cau dưới trời nắng cho đến khi khô. Cho rễ cau vào bình thủy tinh có nắp đậy cùng với 5 lít rượu trắng. Đậy kín nắp và bảo quản thuốc ở nơi khô ráo và thoáng mát. Ngâm thuốc trong 50 ngày là có thể dùng được. Khi cần lấy 15ml rượu để uống. Uống từ 1 – 2 lần/ngày

2. Rễ cau điều trị liệt dương, viêm sưng niệu đạo

Lấy 10 gram rễ cau, 10 gram rễ trầu không rửa sạch và để ráo nước. Dùng dao thái nhỏ các nguyên liệu. Phơi rễ cau và rễ trầu không dưới trời nắng cho đến khi khô. Cho rễ cau và rễ trầu không khô vào nồi. Rót thêm 400ml nước lọc vào cùng. Thực hiện sắc thuốc cùng với lửa nhỏ cho đến khi lượng nước thuốc trong nồi chỉ còn lại 100ml. Để nguội bớt và chắt lấy phần nước thuốc. Chia thuốc thành 2 lần uống trong ngày

3. Điều trị liệt dương, bổ thận ích tinh sinh dương từ cây cau

Lấy 8 gram rễ cau, 20 gram ba kích, 20 gram hoài sơn, 20 gram thục địa, 40 gram sâm bố chính, 8 gram quế thanh, Mật ong nguyên chất. Mang tất cả vị thuốc rửa sạch và để ráo nước. Cho các vị thuốc vào chảo sao vàng trừ quế thanh. Sau khi sao vàng, mang tất cả vị thuốc tán thành bột mịn. Trộn thuốc bột cùng với mật ong nguyên chất để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt, sau đó làm thành hoàn có kích thước bằng hạt nhãn. Cho thuốc vào lọ thủy tinh có nắp đậy và bảo quản thuốc tại những nơi khô ráo. Uống 3 – 5 viên/ngày cùng với nước ấm trước khi đi ngủ

Các bài thuốc chữa bệnh khác từ cây cau

1. Trị sốt rét từ cau

Sắc uống 3 gam Thường sơn, 2 gam Thanh bì, Binh lang, Trần bì, Chích thảo, Thảo quả nhân, có thể gia thêm tí rượu, dùng trước khi lên cơn sốt 2 giờ đồng hồ.

2. Bài thuốc trị chốc đầu ở trẻ con

Mài hạt cau thành bột, trộn với dầu rồi bôi lên đầu trẻ.

3. Bài thuốc trị táo bón do đầy bụng, ứ trệ thức ăn từ cây cau

Tán thành bột mịn gồm 30 gam Mộc hương, Thanh bì, Binh lang, Trần bì, Hoàng liên Nga truật; 10 gam Hoàng bá, Đại hoàng; 120 gam Hương phụ sao, Khiên ngưu. Trộn đều, vo thành viên. Mỗi lần dùng từ 6 – 10 gam, ngày dùng từ 2  -3 lần kèm ly nước ấm

Lưu ý khi dùng cau chữa bệnh

  • Hạt cau kỵ lửa.
  • Không dùng hạt cau cho người khí hư hãm không tích trệ.
  • Hạt cau là vị thuốc vô cùng phổ biến và được dùng rộng rãi trong nhân dân. Để dùng thuốc hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để bài thuốc phát huy tác dụng tối đa.

Trên đây là những thông tin và bài thuốc chữa bệnh về cây cau. Các nội dung này chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh không nên lạm dụng.

Xem thêm: Cây mộc hoa trắng (mức hoa trắng) và 2 bài thuốc chữa đại tràng, lỵ hiểu quả

Vote post
Vote post

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Cây phượng nhỡn thảo

Cây phượng nhỡn thảo và 4 bài thuốc chữa giun sán, điều kinh, mụn nhọt, chốc lở

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cau1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây bạc thau

Cây bạc thau (bạc sau, bạch hoa đằng) và 11 bài thuốc chữa mụn nhọt, bệnh phụ nữ (kinh nguyệt không đều, băng huyết), ho, bí tiểu hiệu quả.

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cau1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây đại phong tử

Đại phong tử (chùm bao lớn) và 9 bài thuốc chữa bệnh lở loét ngoài da (cùi hủi, đỏ mũi, lở loét tay chân…) hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cau1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây Vọng cách

Cây vọng cách (bọng cách) và 8 bài thuốc chữa mụn nhọt, kiết lỵ, bướu giáp, lợi sữa hiệu quả

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cau1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Cây mít

Cây mít và 7 bài thuốc lợi sữa, hen suyễn, tưa lưỡi, tiểu cặn trắng, mụn nhọt, an thần, hạ huyết áp

Nội dung chínhThông tin, mô tả cây cau1. Mô tả thực vật2. Phân bố, bộ phận dùng, thu hái, chế biến3. Tính vị, quy kinh,...

Ẩn

Cần tây mật ong Motree với 9 công dụng giúp giảm cân, ổn định huyết áp, chống lão hóa, giúp gan hoạt động tốt…

Đánh giá dạ dày tá tràng Metaherb có tốt không? Có tác dụng phụ không? Phản hồi khách hàng như thế nào? Giá bao nhiêu?

Đánh giá hiệu quả Cumargold chữa dạ dày có tốt không? Có gây tác dụng phụ không? Có chữa được ung thư thật không? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu?

Đánh giá sản phầm Bio Trĩ dùng có tốt không? Có tác dụng phụ không? Có an toàn không? Giá bao nhiêu? Mua chính hãng ở đâu?

Đánh giá Gout Hoàng Thống Phong có tốt không? Có tác dụng phụ không? Giá bao nhiêu? Mua sản phẩm chính hãng ở đâu?

Đánh giá viên Gut Metaherb có tốt không? Tác dụng phụ là gì? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Quá liều nên xử lý như thế nào?

Đán giá dạ dày nhất nhất có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Giá bao nhiêu? Mua ở đâu? Có diệt được khuẩn HP không?

Thuốc Phosphalugel (thuốc dạ dày chữ P) chữa bệnh dạ dày có tốt không? Tác dụng phụ như thế nào? Những lưu ý thận trọng khi sử dụng

Đánh giá hiệu quả, công dụng tiểu đường Diabetna có thực sự tốt không? Có tác dụng phụ không? Có nên dùng Diabetna không?

Đánh giá công dụng, hiệu quả tiểu đường Glu Metaherb dùng có tốt không? Giá bao nhiêu? Phản hồi sau sử dụng như thế nào?

Lá trầu không với 41 bài thuốc chữa các bệnh da liễu, xương khớp, bệnh đường tiêu hóa, bệnh phụ khoa, bệnh viêm phế quản, ho, cảm, sốt, đau đầu…

17 Bài thuốc từ cây lược vàng chữa bệnh tiêu hóa (Viêm loét dạ dày, viêm gan, xơ gan…), bệnh da liễu (mề đay, mẩn ngứa), viêm họng kéo dài và những điều cấm kỵ

28 Bài thuốc quý từ Nghệ Đen chữa bệnh tiêu hoá, phụ khoa, da liễu… và 4 lưu ý trong sử dụng bài thuốc

Cây vòi voi với 6 bài thuốc chữa bệnh da liễu (viêm da cơ địa, á sừng), chữa đau thấp khớp, viêm amidan, viêm xoang, viêm mủ màng phổi

7 bài thuốc từ lá vú sữa chữa các bệnh tiêu hóa (đau dạ dày, tiêu chảy), ho, viêm đau họng, tiểu đường, xương khớp

27 bài thuốc từ Bồ công anh chữa bệnh tiêu hóa (dạ dày, táo bón…), bệnh da liễu (mụn nhọt, lở loét…), viêm đường tiết niệu

14 Bài thuốc từ cây ngải cứu trị bệnh xương khớp (đau khớp, đau thần kinh tọa), phụ khoa (đau bụng kinh, viêm âm đạo), da liễu (mẩn ngứa, nổi mề đay)… và 5 trường hợp cần lưu ý khi sử dụng

Dây bình bát và 10 bài thuốc chữa bệnh tiểu đường, tiểu khó, tiểu buốt, lở loét, mụn nhọt, giải độc, trị rôm sảy ở trẻ em

Cây thuốc dòi với 14 bài thuốc trị lao phổi, ho, viêm phế quản, diệt khuẩn HP, giúp cô lập tế bào ung thư và một số bệnh thường gặp

Cây Bình Bát với 12 bài thuốc chữa lao phổi, viêm phổi tắc nghẽn, xương khớp, tiểu đường, da liễu (mề đay, mần ngứa…) tại nhà